Nội Dungcơ Bản Của Tư Tưởng Donghak

Đông hoặc phía Bắc tiến hành lễ một cách chân thành, đốt hương và vái lạy 4 lần, sau đó nhận chú văn của người mới nhập đạo một cách cung kính. Thức ăn khi tế lễ gồm rượu tráng, bánh tteok, canh và cá khô, các loại hoa quả, thịt tẩm ướp, rau, đồ rán…

2.2.2. Tác phẩm YoungDamYuSa (용담유사)

Cuốn “YoungDamYuSa” (Long Đàm Di Từ) được SuUn Choi Jae U viết bằng chữ Hangul và dưới dạng lời ca như lời ca dao, lời hát nhẩm nên người đọc có thể dễ nhẩm, dễ thuộc. Có lẽ đối tượng đọc của “Long Đàm Di Từ” mà SuUn Choi Jae U hướng tới là những người dân thường, các tầng lớp dưới đáy xã hội hay phụ nữ và trẻ em, những người không biết chữ, cũng không phải là những người được học hành.

Long Đàm Di Từ” gồm chín phần: Gyohun ga (교훈가, Giáo huấn ca),

Ansim ga (안심가, An tâm ca), Young Dam ga (용담가, Long Đàm ca), Mongjung noso mundap ga (몽중노소문답가, Mộng trong lão tiểu vấn đáp ca), Dosu sa (도수사, Đạo số từ), Kwonhak ga (권학가, Quyến học ca), Dodok ga

(도덕가, Đạo đức ca), Heungbi ga (흥비가, Hưng bi ca), Geomgyol (검결, Kiếm quyết).

Một đặc điểm cần lưu ý là “Long Đàm Di Từ” được viết bằng chữ Hangul thời đại SuUn sống nên có nhiều điểm khác với tiếng Hàn hiện đại. Vì vậy, chúng tôi sử dụng cuốn “Long Đàm Di Từ” được chuyển sang tiếng Hàn hiện đại của học giả Yun Seok San, xuất bản năm 2000 do Nhà xuất bản Dong Hak Sa ấn hành làm tài liệu chính trong quá trình nghiên cứu. Nếu như trong “Đông Kinh Đại Toàn” chúng ta bắt gặp những câu than tiếc về số phận gia đình mình và cả cuộc đời học giả thì trong “Long Đàm Di Từ” chúng ta lại bắt gặp các nội dung có tính chất bình dân, giản dị, trong sáng. Một trong những nội dung nổi bật có thể thấy được là những lời khuyên răn và nhắc nhở các bà, các chị không nên quá vội vàng, không nên bị lung lay trước những lời đồn thổi hay hãy biết chờ đợi thời vận mà chăm chỉ luyện đạo và làm sao truyền

thụ cho nhau cho đúng. Nội dung chủ yếu của “Long Đàm Di Từ” gồm các phần như sau:

Thứ nhất là “Giáo huấn ca” (교훈가): SuUn bắt đầu phần Giáo huấn ca

bằng những nội dung về cuộc đời người – thời tuổi trẻ đi bôn ba đây đó, rồi mọi việc thất bại, người quay trở về quê hương, đổi tên đổi hiệu và bắt đầu một hành trình mới. Tiếp đó SuUn kể tới sự kiện người nhận được “đại đạo vô cực” từ thần Trời, thông qua những lời đối thoại của SuUn với thần Trời. Người còn kể cả tâm trạng của vợ mình khi thấy mình trở thành con người khác hẳn như vậy. Được gần một năm từ ngày nhận đạo, người bắt đầu đối thoại về đạo với những người tìm đến mình. Người ta kéo đến đông tới độ người không quản lý nổi. Người cũng ca thán về thời thế người đang sống, về những người tìm tới hỏi đạo rồi không tin hay đồn thổi không hay. Bởi sự tụ họp của nhiều người mà cuối cùng người phải tránh đi nơi khác do sự nghi ngờ của quan lại. Để lại học trò của mình, người nhắc nhở và cũng khuyên họ hãy tin vào chính mình, vào thần Trời và chăm chỉ “mài luyện đạo”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thứ hai là “An tâm ca” (안심가): Phần này gồm các nội dung trấn an các

chị và các mẹ trong thời buổi đầy hỗn loạn lúc bấy giờ. Và để làm an lòng họ, SuUn nói rằng thời buổi khó khăn này là dấu hiệu cho một thời đại mới, rằng “thần Trời” không phân biệt thiện ác. Ở phần này người cũng nhắc lại sự kiện mình nhận được “đại đạo vô cực” từ “thần Trời” vào tháng 04 năm 1860, rồi nhận được linh phù, ông dùng và nhận thấy thể trạng mình tốt dần lên và cả tâm trạng của ông khi đó nữa. Sau đó SuUn trấn an tinh thần của các chị các mẹ về sự hiểu lầm Donghak với Tây học, rằng “đạo ta đạt được có ai nói đi nói lại là Tây học đi nữa thì đạo của ta là Donghak...”. Và lại một lần nữa, người nhắc nhở các đệ tử của mình, nhắc các chị, các bà đừng nghe nói thế này thế nọ mà hóa ra nghi ngờ, hãy chuẩn bị cho tốt, tu hành đạo cho đặng để chuẩn bị cho ngày đạo “nở hoa”.

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 7

Thứ ba là “Long Đàm ca” (용담가): Bắt đầu phần này là những lời ngợi ca

về vị thế của vùng đất Long Đàm, với núi Gumi, về tỉnh Kyongju, nước Joseon. Ông kể lại nguyên do mình quay về đây năm 1859 với gia đình, cùng với những cảm nghĩ, tình cảm về người cha Geon Am Gong cũng được người bộc lộ ra trong phần này.

Thứ tư là “Mộng chung lão tiểu vấn đáp” (몽중노소문답가): Đầu tiên, ông

kể về bố mẹ mình - cặp vợ chồng hiếm muộn đi cầu khắp nơi cuối cùng mới sinh ra được một đứa con trai – là SuUn Choi Jae U. “Tới năm 13 tuổi, trí thông minh như SaKwang, kiến thức thì không phải là thường mà tài khí thì hơn người...”. Rồi ông ca thán về chuyện con người thế gian sống chỉ biết nghĩ tới mình, chán ngán ông quay lại quê hương năm 40 tuổi. Về cả chuyện có lần không biết là mơ hay tỉnh, nói với ông “... nhân tài thì thiếu mà còn ngủ nghê gì thế này?...”.

Thứ năm là “Đạo số từ” (도수가): Bắt đầu bằng những lời khuyên các học

trò ở lại gắng giữ gìn và mài luyện hai chữ “tình” và “kính” khi ông phải rời lánh đi. Rồi ông khuyên học trò cố gắng truyền đạo sao cho đúng, đừng để như Nho giáo bị truyền thụ sai, cũng đừng quá nóng vội mong đạt được đạo mà hãy chờ lấy thiên mệnh. Mặt khác, ông cũng cảnh tỉnh những lý do và nguyên nhân dẫn tới việc làm sai đạo, bảo rằng người tu theo đạo thì nên chỉnh đốn từ bản thân mình. Cũng như trước kia Khổng Tử tìm ra đạo, nay ông cũng làm sáng đạo mà truyền lại, bằng 21 chữ chú văn của Donghak .

Thứ sáu là “Quyến học ca” (권학가): SuUn vẫn liên tục khuyên nhủ học

trò của mình, ông cũng nói về chuyện thời thế náo loạn, lộn xộn khi ông đi đây đó với nghề buôn bán của mình. Nhưng đó cũng là bởi thời vận đang đi tới điểm kết thúc để mở ra thời mới. Ông khuyên con người đừng quên lấy căn nguồn sinh mệnh của mình, người than về chuyện tới 40 tuổi rồi mà chưa đạt được gì. Rồi ông cũng phê phán thái độ và lời dạy “sau khi chết được lên thiên đường”, ông tiếp tục nói về những trải nghiệm của mình sau khi nhận đại đạo vô cực và cũng lại một lần nữa khuyên nhủ học trò mình hãy đọc và ngẫm

nghĩ thật kỹ những gì người viết ra ở đây.

Thứ bảy là “Đạo đức ca” (도덕가): Trong phần này, ông nhắc lại quy luật tao ra thế giới với sự phân chia của trời – đất, âm – dương và sau đó vũ trụ được mở ra, tồn tại con người là tồn tại thần bí nhất. Từ xưa kia người ta đã nói là tấm lòng trời cũng là tấm lòng người, trong quẻ Dịch của Đại chính số cũng nói rằng cái ta khó mà biết được được gọi là quỷ thần.

Thứ tám là “Hưng bi ca” (흥비가): SuUn lo lắng và cũng cảnh báo về việc

học trò của mình quá nông cạn trong việc học và hành đạo mà có thể gây ra nhiều lỗi lầm tai hại. Ông cũng khuyên học trò của mình nên học cho thấu, phê phán thái độ học để thi nhằm ra tiến chức lúc bấy giờ. Thêm nữa, Ông cũng lo ngại về chuyện học trò của mình nóng vội gấp gáp, nhưng ông cũng công nhận việc người nào sinh ra trên thế gian này đều có danh phận của riêng mình.

Cuối cùng là “Kiếm quyết ca” (검결가): Là bài hát động viên với nội dung

hướng tới một ngày thế giới mới sẽ mở ra. Ở đây ta bắt gặp hình ảnh SuUn Choi Jae U đầy vui mừng, hứng khởi vừa hát vừa múa những đường kiếm đẹp mắt.

Về cơ bản, hai cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”và “Long Đàm Di Từ” mà chúng ta biết hiện nay là bản được in năm 1883 và năm 1893:

Các bài viết của SuUn Choi Jae U sau này được đệ tử của người là HaeWol Choi Si Hyong (해월 최시형) tổng hợp lại, thêm phần nội dung về

“Văn” bằng chữ Hán, phần thơ và “Quyết”, “Chú văn” rồi lấy tên là “Đông Kinh Đại Toàn”, xuất bản thành sách năm 1880 tại GapDun, tỉnh Gangwon, tại nhà của một người học trò có tên là Kim Hyon Soo. Tiếp đó vào năm 1881, HaeWol lại tập trung 8 bài ca do thầy SuUn viết bằng chữ Hangul rồi lấy tên nơi người nhận đạo là Long Đàm mà đặt tên là “Long Đàm Di Từ” với ý nghĩa “di bút của thầy Long Đàm”, in bằng bản khắc gỗ tại nhà một học trò có tên là Yo Kyu Deok tại Dan Yang, tỉnh Chung Cheong.

Phần “Kiếm quyết” là phần lời ca gây nhiều tranh cãi do nó có liên quan tới sự kiện SuUn Choi Jae U bị xử tử tại GamYong tỉnh Daegu. Lúc đầu nội dung này bị gạt ra khỏi bản in, sau đó được khôi phục lại thông qua các ghi chép sổ sách của quan lại khi đó và được in thêm trong cuốn “Long Đàm Di Từ” như chúng ta biết hiện nay.‌


2. 3. Nội dungcơ bản của tư tưởng Donghak

Một trong những đặc điểm của các học thuyết xuất phát không chỉ ở phương Đông mà kể cả phương Tây là chúng đều có tính đạo đức và khuyến khích con người sống thiện mà không bằng con đường bạo lực, bắt ép. Phật giáo khai thác, phân tích và tìm tới nguồn gốc của nỗi khổ, dần trở thành chỗ dựa tinh thần cho không biết bao nhiêu thế hệ con người; Thiên chúa giáo trở thành yếu tố gắn kết cộng đồng và giáo dục đạo đức bằng những giờ giảng vào ngày chủ nhật, bằng những khái niệm như “thiên đàng”, “địa ngục” như yếu tố làm thức tỉnh, hướng con người tới những hành động vì con người. Vậy SuUn đã làm gì để „thức tỉnh‟ con người vào thời buổi lúc bấy giờ?

2.3.1. CheonDo (천도, Thiên Đạo)

Sự xuất hiện của Thiên đạo bắt nguồn từ cuộc gặp lạ kỳ giữa SuUn Choi Jae U và một vị tự nhận là „con người gọi ta là thượng đế‟. Đó là thời điểm tháng 04 năm 1860 khi người chuyển về Long Đàm. Trong “Long Đàm Di Từ”, tâm trạng khi quay lại Long Đàm được ghi lại như sau:

“Việc ta làm trong thế giới này chẳng có việc nào được thành công, thế nên ta đành thở hắt ra cho nhẹ bớt nỗi lòng, cười một tràng thật to, nhìn lại thân và mệnh thì thấy ra là mình đã ngoài bốn mươi.... Thế là ta quyết định dừng việc đi lại trong thiên hạ, quay về Long Đàm ở chân núi GuMi, thề một lời thề thâm trọng, ngồi đối mặt với vợ mà ca thán, đại trượng phụ tuổi đã 40 mà mãi chẳng có việc gì làm cho đạt tới thành công. Thôi thì giờ đây ta đổi tên đổi hiệu, đổi tự, vào núi sâu tu nguyện, quyết không đạt được đạo không ra”

[29, 16]

Như vậy có thể thấy, SuUn dường như đã hoàn toàn kiệt sức, chán nản và hết hy vọng vào cả quãng đời bôn ba của mình. Vật lộn với cuộc sống vậy mà chẳng có việc gì thành đạt. Cuối cùng, người chọn lựa cách quay trở lại quê hương và bắt đầu một đời sống khác, không bám diết lấy những gì mà người thường vẫn theo đuổi như công danh sự nghiệp hay tiền bạc phú quý, người quyết định đi tìm cái chân chính, chân lý của thế giới. Vào núi, SuUn quyết tâm nguyện tu hành để nhìn ra cái cốt lòi của sự vật sự việc. Hành động này cho ta thấy bóng dáng của một tu sỹ của Thiền. Bắt đầu từ đây, SuUn tập trung vào việc hỏi chính bản thân mình và tìm câu hỏi cho chính bản thân mình. Và không quản sự mong mỏi của SuUn, “thần Trời” đã xuất hiện và đối thoại với người trong một hoàn cảnh và trạng thái cơ thể đặc biệt. Người mô tả:

“Bất chợt vào độ tháng 4, tim ta tự dưng ớn lạnh, người run lên, không biết gọi đó là triệu chứng của bệnh gì mà cũng khó giải thích được tình trạng cơ thể lúc ấy” [18, 18].

Sau khi được gặp thần Trời, SuUn đã rất bối rối và lo sợ. Nội dung sau đây cho thấy điều đó: “Trên đời này không có ai xứng đáng thích hợp hay sao mà người lại trao cho ta đại đạo vô cực? Có phải vì Nho đạo, Phật đạo, qua hàng ngàn năm đã hết vận nên đại đạo vô cực này mới được tạo ra?... Lòng ta cũng muốn trốn chạy nhưng biết chạy đi đâu, lòng ta muốn hỏi han nhưng biết hỏi ai đây? Từng chữ từng chữ một đều là pháp mới chưa bao giờ có trên đời này thì biết mang đi đâu mà hỏi về cái căn bản nữa?” [29, 27]

Sau đó, SuUn đã dành ra một thời gian dài để suy ngẫm về những điều mình được dạy: “Những lời dạy được từ thần Trời, ta đem ra suy ngẫm rồi tu luyện trong vòng một năm thì thấy không có quy luật nào là không tự nhiên cả” [18, 46]. Và sự xuất hiện chính thức của từ “Thiên đạo” là khi các học giả tìm tới hỏi SuUn vì nghe tin đồn „thần thánh của trời ứng giáng xuống thầy‟:

Hỏi: Vậy phải gọi đạo ấy là gì ạ?

Trả lời: Thiên đạo

Hỏi: Có điểm gì khách với đạo của phương Tây không?

Trả lời: Tương tự với học thuật của phương Tây nhưng có điểm khác. Tây học có ý cầu khấn nhiều chứ thực chất thì không có. Nhưng vận là một. Đạo thì giống còn quy luật thì khác. [18, 48]

Sau khi nhận và ngộ ra đạo „vô cùng vô tận‟, SuUn tự tin nói với những người tìm tới hỏi mình là “Thiên đạo”. Câu trả lời của SuUn cũng chứng tỏ người đã hiểu và tìm ra điểm khác biệt cơ bản giữa việc học về “Thiên đạo” của mình với việc học về “Thiên đạo” của người phương Tây. Người phê phán thái độ cầu nguyện vì chính bản thân mình chứ không phải vì Thiên chủ, thái độ không có thực chất hành động, thái độ không có trên dưới trong lời nói của người phương Tây.

“Thiên” được SuUn gọi là “Thiên chủ”. Còn Thiên chủ nói rằng “Con người gọi ta là thượng đế‟ và „quỷ thần cũng là ta‟. Dựa vào những ghi chép của SuUn thì rò ràng, cuộc gặp „thần Trời‟ là cuộc gặp không định trước. Giả định có một vị thần được gọi là thần Trời, thì vị thần Trời đó là đối tượng chủ động gặp SuUn chứ không phải SuUn tìm tới gặp. Điều duy nhất SuUn đang tìm kiếm chính là „liệu có cách nào bảo vệ tổ quốc, trấn an dân chúng không đây?‟ [18, 28] trong khi “con người thế gian tự tạo ra tâm tính cho mình, không tuân theo lẽ trời, cũng không nghĩ tới mệnh trời. Thế nên tâm tính lúc nào cũng lo âu bất ổn con người không biết đặt tâm mình vào đâu” [18, 15] và “...ta nghe thiên hạ xôn xao chuyện con người của phương Tây nói là làm theo ý trời, không mưu cầu phú quý mà lộ rò ý đồ muốn thâu tóm thiên hạ, lập giáo đàn mà hành đạo ấy” [18, 17].

Trong tất cả những gì SuUn ghi chép về “Thiên chủ”, chúng ta có thể biết được ít nhất hai điều. Thiên chủ còn được con người gọi là Thượng đế. Thượng đế là đấng tối cao, là vị thần cao nhất mà tư duy của con người nghĩ tới, là tồn tại „hoàn mỹ‟, „toàn diện‟, là tồn tại mà con người hướng tới. Thiên

chủ trao cho SuUn đạo „vô cùng vô tận‟, trao cho SuUn lời dạy và tạo ra pháp mới để SuUn mở đạo. Dưới góc độ này thì đúng là SuUn là người được lựa chọn để thực hiện một sứ mệnh mà thần Trời trao cho. Không những vậy, Thiên chủ còn tự nhận mình là „quỷ thần‟. Quỷ thần vốn là những tồn tại khiến con người sợ hãi, gây hại cho con người hay những gì mà con người chưa biết. Vậy có nghĩa là thần Trời không đơn giản chỉ trao cho con người những gì con người mong muốn mà người trao cho cả những điều kỳ lạ, những bí ẩn mà con người chưa biết. Đặc điểm thứ hai là từ cuộc gặp của Thiên chủ với SuUn, chúng ta nhận thấy Thiên chủ không „gặp‟ SuUn dưới dạng thức thông thường, không ở một hình thù vật chất trông thấy - „ngó quanh mà không thấy‟. Người đối thoại với SuUn không phải bằng ngôn ngữ của âm thanh. SuUn nghe thấy tiếng nói ở đâu đó vọng lại, SuUn nhìn quanh tìm kiếm mà không trông thấy, ngóng tai nghe mà không nghe thấy gì. Vị thần Trời đã gặp SuUn vừa có tính bao quát, phổ rộng. Nhưng làm sao mà vị thần khổng lồ đó lại có thể hiển hiện ngay trong chính tâm tính của con người? Điểm mấu chốt ở đây chính là “tấm lòng ta cũng là tấm lòng con”. SuUn đã tiến hành một việc là kết nối cái vũ trụ to lớn về với bản thể cá nhân con người. SuUn vừa đặt con người và thần Trời vào một hệ thống, lại vừa tìm ra mối quan hệ giữa hai đối tượng trong hệ thống đó.

Một đặc điểm khác nữa là với cách thức xuất hiện của thần Trời như trên, con người không thể có một hình tượng thần Trời bằng xương bằng thịt hay có hình thù để tôn thờ, cũng không thể tạo ra một hình tượng nào đó và gán vào đó là biểu tượng thần Trời. Cách thức tiếp cận đặc biệt này với SuUn khiến cho con người không thể dựa vào đó để „nhân danh‟ như rất nhiều trường hợp đã xảy ra trong lịch sử các học thuyết, tôn giáo. Nó cũng đẩy con người tới chỗ đối mặt trực diện và khám phá thần Trời, cũng không thể „nhân danh‟ ai đó để làm gì bởi ai ai cũng có tồn tại thần Trời trong mình giống như cơ thể hòa sinh. Ở đây có một vấn đề nữa mà chúng ta cần để ý là chữ “Thiên chủ”. Đây là

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí