Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 3

Đô Bình Nghị Sứ Ty thành Nghị Chính phủ, quyền điều hành đất nước vua chủ yếu giao cho các Lục Tào (sáu bộ) đảm nhiệm.

Trong lịch sử triều đại Joseon, thời kỳ hoàng kim nhất của vương triều này là thời kỳ do vua SeJong (Thế Tông, 세종) trị vì từ năm 1418-1450. Để chấn

hưng đất nước, xây dựng một triều đại mạnh, sau khi nắm thực quyền, vua SeJong đã thành lập Chiphyonjon (Tập Hiền Điện, 집현전) nhằm thu hút nhân

tài trong nước. Chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” đúng đắn của Nhà vua đã nhanh chóng quy tụ được nhiều học giả nổi tiếng trong nước về Tập Hiền Điện để nghiên cứu và học tập, tập trung trí tuệ cùng hoàng gia xây dựng đất nước. Do có sự quan tâm sâu sắc và sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà vua và các học giả trong Tập Hiền Điện mà nhiều công trình văn hoá, khoa học, kĩ thuật dưới thời vua SeJong đã ra đời. Tuy vậy sự tồn tại của Tập Hiền Điện cũng không được

lâu dài. Năm 1456, vua SeJo (Thế Tổ, 세조) sau khi lên ngôi đã ra lệnh giải

tán Tập Hiền Điện và tiến hành một cuộc thanh trừng nhằm loại bỏ nhiều viên quan đại thần có tư tưởng chống đối. Các nhà nghiên cứu gọi sự kiện này là “Tử lục thần” tức là sự kiện sáu quan đại thần bị xử tử gồm: Seong Sam Mun

(Thành Tam Vấn, 송삼문); Park P‟aeng Nyon (Phác Bành Niên, 박평년), Ha

Wi Ji (Hà Vĩ Địa, 하위지), Lee Gae (Lý Khải, 이개), Yu Eung Bu (Du Ứng Phù, 유응부) và Yu Seong Won (Liễu Thọ Viên, 유성원). Ngoài ra, vua SeJo

còn cho biên soạn một bộ luật mới là Kinh Quốc Đại Điển (경국대전) nhằm xác định chức năng và cơ cấu của triều đình Joseon.

Trong triều đình Joseon, các bậc khai quốc công thần đều là những người nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Tuy nhiên từ nửa cuối thế kỷ XV, trên sân khấu chính trị Joseon đã xuất hiện một tầng lớp trí thức mới - tầng lớp Sarim

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Sĩ Lâm, 사림), họ là những người đỗ đạt từ các Seowon (서원, Trường Tư)

có gốc gác từ các vùng thôn quê. Tầng lớp trí thức này là những nhà Nho vốn coi trọng học vấn thâm sâu về kinh điển Trung Quốc nên họ có nền tảng học

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 3

vấn chắc chắn về lý tưởng và đạo đức khác xa với nền học vấn của các bậc khai quốc công thần ở kinh đô. Sau khi vua SeongJong (성종, Thành Tông)

lên ngôi (1469-1494), nhiều Sarim đã được Nhà vua bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong các tổ chức như Ngự Sử Đài (Osadae, 오사대) hoặc Hoằng Văn Quán (Hoangmun‟gwan, 황문관) trong triều đình. Cách dụng thần này đã

ngăn chặn sự bành trướng quyền lực của tầng lớp công thần. Sự xuất hiện của tầng lớp Sarim trong hoàng gia chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc thanh trừng trí thức, lịch sử Korea gọi đó là các vụ “sĩ hoạ”. Vụ sĩ hoạ đầu tiên nổ ra vào năm Mậu Ngọ (Mậu Ngọ sĩ hoạ) dưới triều vua Yonsan‟gun (Yến Sơn

Quân, 연산군, 1494-1506) và sau đó là triều vua JungJong (Trung Tông, 중종,

1506-1544), liên tiếp xảy ra 4 cuộc thanh trừng trí thức. Nguyên nhân các cuộc thanh trừng trên có khác nhau, nhưng chủ đề chính xuyên suốt từ vụ thứ nhất đến vụ cuối cùng là cuộc đấu tranh dành quyền lực giữa phái công thần và phái Sarim. Kết quả các Sarim đều bị thất bại và phải chịu những hậu quả nặng nề và đều là những nạn nhân của các đợt thanh trừng. Mặc dù phải chịu nhiều tổn thất to lớn, nhưng các Sarim có nền tảng vững chắc trong các trường tư, hương ước và nông trang của họ trên nhiều địa phương trong nước, họ cũng từng bước khắc phục hậu quả và tiếp tục khẳng định vị thế của họ trên sân khấu chính trị ở Joseon.

Bước vào nửa cuối thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của xã hội và sự phục hồi vị thế của tầng lớp Sarim, cùng với nhiều chuyển biến của đời sống chính trị, xã hội đòi hỏi cần phải có sự bổ sung thêm quan chức vào bộ máy chính quyền để lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên việc tuyển chọn quan lại bổ sung vào bộ máy chính quyền ở Joseon vào thời gian này không phải là việc làm đơn giản mà trái lại đã trở thành vấn đề khó khăn, phức tạp khi số lượng quan lại trong bộ máy chính quyền đã được sắp đặt cố định và khó có thể thay đổi vị trí của quan lại trong một thời gian dài. Việc nhiều người thuộc tầng lớp yangban cùng tranh chấp một số vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền tất

yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ hoàng gia. Lịch sử Korea gọi hiện tượng này là hiện tượng “Đảng tranh” (당쟁). Vụ đảng tranh

lớn nhất trong triều đình Joseon diễn ra xoay quanh nhân vật có chức quan JeonLang (전랑) - một chức quan tầm trung bình trong Bộ Nhân sự (이조).

Kết quả, cuộc đảng tranh đã dẫn tới mâu thuẫn nội bộ và cuối cùng trong triều đình đã xuất hiện hai phái đối lập: phái Đông Đảng (Dongin, 동인) và phái Tây Đảng (Seoin, 서인). Trong thời kỳ đầu, phái Đông đảng chiếm ưu thế

trong hoàng gia, lấn át phái Tây đảng. Tuy nhiên sau đó nội bộ phái Đông đảng cũng có sự phân hoá thành hai phái nhỏ: phái Bắc và phái Nam. Từ năm 1623

dưới thời vua InJo (Nhân Tổ, 인조), phái Tây đảng đã nắm ưu thế chính trị

trong triều đình và sau đó phái này cũng có sự rạn nứt chia thành 2 phái nhỏ: phái Noron (Lão luận, 노론) và phái Soron (Thiếu luận, 소론). Sự xung khắc

giữa các phe phái kéo dài trong triều đình Joseon đã xuất hiện một số dòng họ lớn nắm giữ nhiều quyền lực lớn trong triều đình. Điển hình là các dòng họ theo phái Noron thay nhau nắm quyền lực chính trị trong triều đình từ đời này qua đời khác.

Như đã nêu ở trên, từ hai thế kỷ trước đó (thế kỷ XIV, XV), giới trí thức Sarim đã nhiều lần chiếm địa vị trong hoàng gia, nhưng họ đều bị phái công

thần lấn át. Bước sang nửa cuối thế kỷ XVI, Tính lý học (성리학, Tân Nho

giáo) đã được công nhận về phương diện triết học và các giá trị xã hội của nó. Tuy nhiên về tình hình chính trị thời kỳ này, quyền lực chủ yếu nằm trong tay một vài dòng họ lớn, vì vậy nhiều trí thức Nho giáo đã từ bỏ quyền lực chính trị về ở ẩn dật tại các vùng nông thôn. Nhiều người tìm cách cáo quan về quê mở trường tư dạy học. Vì lẽ đó, những năm cuối thế kỷ XVII, số trường tư ở Joseon tăng lên khá nhanh, khoảng gần 300 trường được thiết lập dưới triều

vua SukJong (Túc Tông, 숙종, 1674-1720). Sự lũng đoạn quyền lực của các

dòng họ lớn trong triều đình, nhất là sự lũng đoạn của phái Lão luận đã gây ra

những phản ứng của nhiều người trong hàng ngũ quan lại. Họ không chỉ chỉ trích và mất lòng tin vào sự công bằng xã hội của triều đại Joseon mà còn cho rằng Tính lý học chẳng qua cũng chỉ là một thứ giáo điều bất khả xâm phạm. Họ chủ trương nêu ra một phương pháp tiếp cận mới với một tinh thần khác hẳn với các trào lưu đương thời trong việc cải cách thể chế chính trị của triều đại Joseon. Từ những nhận thức đó, những người có chủ trương cấp tiến nêu trên đã thiết lập một trường phái học thuật mới - trường phái Thực học (Silhak,

실학). Nội dung nghiên cứu chủ yếu của trường phái này là nhận thức hiện

thực, nhờ vào việc xây dựng niềm tự hào dân tộc, cải cách các vấn đề xã hội hậu kỳ Joseon và đại diện cho suy nghĩ của dân chúng. Để bảo vệ mục đích của mình, trường phái Thực học không chỉ công kích xã hội hiện tại mà còn hoàn toàn đối lập với các học thuyết khác đang thịnh hành thời đó như thuật

phong thuỷ (기하학) ghi chép trong JeongGamRok (Trịnh Giám lục, 정감록),

bác bỏ những tín điều mang tính chất phá hoại của Tây học (Công giáo: Catholicism, 서학), phủ nhận các thuyết hướng về cá nhân theo học phái của Vương Dương Minh (Wang Yang Myong, 왕양명) thuộc Tính lý học, và

chống lại sự bài xích của học thuyết chính tông của Chu Hi.

Sự mâu thuẫn về chính trị giữa các phe phái trong nội bộ hoàng gia ngày càng sâu sắc đã khiến nền chính trị ngày càng khủng hoảng và quyền lực nhà vua ngày càng suy yếu. Vì vậy, trên cơ sở của sự tiến bộ của trường phái học thuật mới, đồng thời nhằm khắc phục tình trạng bè phái giữa phái Noron và phái Soron, nhà vua SukJong đã đưa ra TangFyeongchaek (Thang Bình thuyết,

탕평책) còn gọi là chính sách phi thiên vị. Tuy nhiên dưới thời vua SukJong,

chính sách này chưa thực hiện ngay được vì tình hình chính trị chưa thuận lợi, mâu thuẫn phe phái vẫn sâu sắc. Sau đó, dưới thời vua YoungJo (Anh Tổ, 영조, 1724-1776) và tiếp đó là vua JeongJo (Chính Tổ, 정조, 1776-1800), Thang

Bình thuyết đã được áp dụng triệt để, nhờ vậy mà quyền lực đã được chia đều cho cả bốn phái trong hoàng gia. Kết quả, sự xung đột giữa các phe phái đã

lắng xuống, uy tín của triều đình được đề cao, tình hình chính trị được duy trì khá ổn định trong suốt hai triều vua trên. Tuy nhiên, Thang Bình thuyết cũng không sao tránh khỏi những hạn chế của nó. Nó không những không tiêu diệt được tận gốc mâu thuẫn bè phái, mà còn đẩy số lượng quan lại tăng lên nhanh

chóng trong bộ máy chính quyền. Vì vậy, sau khi Youngjo (영조) qua đời năm

1800, ấu vương SunJo (Thuần Tổ, 순조) kế vị, vương quyền đã nhanh chóng nằm trong tay của gia đình bên vợ của nhà vua, và một thời kỳ lũng đoạn quyền lực mới trong triều đình Joseon lại bắt đầu. Thời kỳ này được gọi là thời

kỳ thống trị của các gia đình thông gia hoàng tộc hay còn được gọi là Sedo chongch‟i: chính trị Thế đạo (세도정치). Thời gian đầu, Kim Jo Sun (Kim Tổ Thuần, 김조순) - nhạc phụ của vua SunJo thuộc dòng họ An Đông Kim thị đã

nhanh chóng thâu tóm quyền lực hoàng gia. Điều này đã dẫn tới việc những người thân của dòng họ này nhanh chóng chiếm giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình, quyền lực của nhà vua trên ngai vàng chỉ là hình thức. Tuy nhiên sau đó, ngai vàng được chuyển từ vua SunJo sang vua mới HeonJong

(Hiến Tông, 헌종, 1834-1849) thì một dòng họ thông gia khác là Phong

Nhưỡng Triệu thị nắm quyền điều hành triều đình trong suốt thời gian vua HeonJong trị vì. Mặc dù vậy, thời gian cầm quyền của dòng họ này cũng

không được lâu, sau khi vua Ch‟olchong (Triết Tông, 철종, 1849-1863) nắm

quyền, dòng họ An Đông Kim thị lại tiếp tục nắm quyền điều khiển hoàng gia. Như vậy, trong hơn nửa thế kỷ, ngai vàng của triều đại Joseon chỉ là hình thức, thực quyền đều nằm trong tay các dòng họ thông gia hoàng tộc, nhiều yangban thuộc dòng dòi quý tộc cao quý đã bị các dòng họ thông gia chèn ép, lấn át quyền lực. Sự tập trung quyền lực vào trong tay các dòng họ thông gia đã làm cho uy tín của triều đình giảm sút. Nền chính trị rơi vào khủng hoảng, suy yếu. Sự tập trung quyền lực vào tay các dòng họ thông gia trong triều đình đã dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng là tình trạng mua quan, bán tước trở nên phổ biến. Cuối cùng những người nông dân trong xã hội phải gánh chịu các hậu

quả nghiêm trọng này. Trên thực tế các cơ quan thu thuế của nhà nước - còn được gọi là Samjeong (Tam Chính - 삼정) là ba cơ quan thu thuế quan trọng

của quốc gia (thuế đất, thuế quân dịch và hệ thống kho lẫm của quốc gia) đã rơi vào tình trạng rối ren và bị biến thành phương tiện biển thủ công quỹ của quan chức nhà nước. Do sự hỗn loạn Samjeong và sự bóc lột của tầng lớp tham quan ô, đời sống của người nông dân trở nên nghèo khó và khốn cùng. Tình trạng phiêu tán xuất hiện trong nông dân diễn ra ngày một gia tăng, địa bàn đến của họ là những vùng núi xa xôi hẻo lánh hoặc vượt qua biên giới

sang vùng Manju (Mãn châu, 만주) hoặc Gando (Trung Quốc, 간도) và vùng

lãnh hải Nga – YeonHaeJu (연해주). Ngoài ra cũng có nhiều người tìm đường lên thành phố hoặc vào các khu hầm mỏ để làm thuê kiếm sống. Trước sự rối loạn về trật tự của nền chính trị thế đạo, sự bất mãn của nông dân ngày càng

lớn. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra khắp nơi, điển hình là cuộc nổi dậy của Hong Gyeong Rae (Hồng Cảnh Lại, 홍경래) vốn là một yangban sa sút. Cuộc nổi dậy đã thu hút được đông đảo nông dân vùng Pyeongan-do (평안도) tham

gia, đội quân đã chiến đấu và trụ vững trong thời gian khá dài. Tuy nhiên cuối cùng cuộc khởi nghĩa cũng bị thất bại. Ngoài cuộc khởi nghĩa của Hong Gyeong Rae, trong thời gia này còn xuất hiện phong trào khởi nghĩa của nông

dân Jinju (진주, 1862), thủ lĩnh của phong trào là Yu Gye Jun (유계준) cũng

là một yangban thất thế. Trước đó những người khởi nghĩa đã nhiều lần gửi đơn kháng cáo lên triều đình đề nghị chấm dứt tình trạng tham nhũng nhưng không được chấp nhận và cuối cùng họ phải chọn giải pháp bạo động. Vì vậy có thể nói đây chính là những cuộc khởi nghĩa có ý thức tự giác của nông dân đối với xã hội Joseon đương thời.

Ngoài các cuộc khởi nghĩa trên, do sự lũng đoạn của nền chính trị Thế đạo, cuộc sống của nông dân khó khăn đã dẫn đến tình trạng phiêu tán, nhiều nông dân không tìm được lối thoát trong hiện thực mà cuối cùng họ phải tìm đến một lối thoát về tinh thần. Chính trong bối cảnh đó, ngoài việc người nông dân

dựa vào sức mạnh tinh thần của đạo Phật đã có từ nhiều thế kỷ trước, hoặc dựa vào tín ngưỡng dân gian Musok (Vu tục - lên đồng, 무속), thì đến giai đoạn

này Công giáo đã được truyền bá vào Joseon từ Trung Quốc và cũng đã sớm thu hút được nhiều người tin theo. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, Thiên chúa giáo là tôn giáo du nhập nên có giai đoạn nó đã bị triều đình Joseon cấm hoạt động. Mặt khác, Phật giáo thì tìm cách lánh xa vào rừng núi, xa cách với xã hội, Nho giáo đến thời điểm này cũng ngày càng tách biệt với đời sống của nông dân.

Trong bối cảnh đó, SuUn Choi Jae U - một yangban sa sút ở vùng Kyongju (경주) đã tạo ra một học thuyết mới gọi là Donghak. Như vậy, về mặt

chính trị, xã hội, sự xuất hiện của tôn giáo Donghak phản ánh nỗi khát vọng của những người nông dân Joseon thời điểm đó trước sự tham tàn của chính quyền phong kiến và sự hạn chế về mặt tinh thần của các tôn giáo khác cùng thời đối với người dân cùng khổ. Sự ra đời của Donghak cũng phản ánh một quy luật tất yếu của bối cảnh chính trị, xã hội của sự rối loạn trong trật tự của chính quyền Joseon vào thời điểm cuối thế kỷ XIX.

Về xã hội, trong lịch sử thời kỳ Joseon, cấu trúc của xã hội được hình thành bởi hệ thống đẳng cấp chuyên biệt với hai tầng lớp chính chiếm vị trí vận hành xã hội Joseon thường được các sách sử đề cập tới là tầng lớp trí thức Nho giáo và tầng lớp nô dịch nô tỳ.

Trong xã hội Joseon giới trí thức là tầng lớp chiếm ưu thế trong đời sống chính trị xã hội, họ chính là những người lập nên tầng lớp yangban bao gồm những thành viên của hai phái dân sự và phái quân sự trong bộ máy chính quyền Joseon. Ở triều đình, tầng lớp yangban bao gồm các quan văn và quan vò nắm quyền thống trị bộ máy chính quyền quốc gia. Do chiếm địa vị cao trong xã hội nên tầng lớp yangban chỉ làm các công việc hành chính và họ dành cả cuộc đời cho học tập, tu dưỡng đạo đức Nho giáo vì đó là một hệ tư tưởng thống trị duy nhất của triều đại Joseon. So với tầng lớp quý tộc Thánh

cốt, Chân cốt hoặc quý tộc của Koryo, thì tầng lớp yangban thời Joseon chiếm ưu thế và có cơ sở rộng rãi hơn rất nhiều. Do số lượng tầng lớp yangban ngày càng nhiều nên việc tuyển chọn yangban tham gia bộ máy chính quyền ngày càng được nhà nước Joseon quy định chặt chẽ. Để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp yangban, triều đình Joseon thường tổ chức các đợt thi cấp quốc gia tuyển chọn quan chức có sự giám sát khá chặt chẽ của nhà vua. Nho giáo là nội dung cơ bản cho giới trí thức học tập và đồng thờ cũng là nội dung thi tuyển quan lại vào bộ máy chính quyền. Trong quá trình theo học, tầng lớp yangban được ưu tiên đặc biệt, họ được miễn tất cả các công việc do nhà nước quy định và hoàn toàn tự do về thời gian để học tập. Trong quan hệ hôn nhân, yangban chỉ kết hôn với những người cùng đẳng cấp nên địa vị của yangban mang tính cha truyền con nối. Nơi ở của yangban cũng có những điểm khá đặc biệt thường tách riêng ra từng khu đối lập với dân chúng. Ở kinh đô Hán Dương, yangban chỉ ở các khu phía Bắc và khu phía Nam. Tại các vùng nông thôn, yangban ở trong các làng riêng biệt, xa nơi đồng ruộng và cũng không ở trong các thị trấn. Trong nội bộ yangban cũng có sự phân biệt đối xử, giới dân sự thường có địa vị cao hơn giới quân sự. Luật của nhà nước Joseon còn quy định con của vợ lẽ và dòng dòi của họ không được tham gia các cuộc thi tuyển nên họ không thể có điều kiện trở thành công chức trong bộ máy chính quyền. Thêm nữa, con hoặc cháu của những phụ nữ tái giá cũng không được tham gia vào guồng máy công chức của nhà nước… Chuyên môn duy nhất của yangban là công chức nhà nước. Yangban không bao giờ tham gia các công việc khác mà họ coi đó là các chức vụ có địa vị thấp như thầy thuốc, phiên dịch, luật gia, nghệ sĩ… Ngoài ra, yangban cũng không hề quan tâm đến nông nghiệp, thủ công nghiệp hoặc thương nghiệp, vì họ cho rằng đó là các công việc của nông dân, thợ thủ công và thương nhân.

Trong xã hội Joseon, vị trí của những người nông dân cũng được cải thiện. Để có ruộng đất canh tác, những người nông dân buộc phải trả một thứ thuế

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí