Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Suun Choi Jae U( 수운 최제우 )

Thọ Viên, 유수원), Hong Dae Yong (Hồng Đại Dung, 홍대용), Park Ji Won

(Phác Chỉ Nguyên, 박지원), Park Jae Ga (Phác Tề Gia, 박제가) với chủ trương thay đổi xã hội hiện tại nên trong các tác phẩm của họ, phần lớn nội dung tập trung phê phán mạnh mẽ xã hội của tầng lớp yangban đương thời. Phái trọng thương cho rằng, xã hội Joseon lúc đó nên phát triển công thương nghiệp, nâng cao sức sản xuất bằng cách thay đổi kỹ thuật, phát triển hệ thống giao thông như thuyền bè, đẩy mạnh việc lưu thông hành hóa để thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Theo cách lập luận của phái này thì sản xuất và buôn bán hàng hoá là những hoạt động đối với tất cả người dân kể cả tầng lớp

yangban, đồng thời phải xây dựng lại một cơ cấu hành chính mới mà các công chức phải được tuyển chọn thông qua hệ thống giáo dục phổ cập trong xã hội.

Như vậy, Silhak là một trường phái nghiên cứu học thuật bằng phương pháp thực chứng và áp dụng phương pháp nghiên cứu đó vào đời sống sinh hoạt thực tế trên tinh thần tự do phê phán. Với phương pháp nghiên cứu như vậy, Silhak là trường phái học thuật vừa mang tính dân tộc và vừa mang tính hiện đại. Tuy vậy phương án cải cách của trường phái Silhak vẫn còn xa rời thực tế, tức là chưa nêu ra được chính sách cụ thể, xa rời nền chính trị đương thời, vì vậy trường phái học thuật này đã không được nền chính trị thế đạo của vương triều Joseon thế kỷ XIX thời điểm đó áp dụng để xây dựng các chính sách của nhà nước.

Như đã nêu trên, bước sang thế kỷ XIX, do sự lũng đoạn của nền chính trị thế đạo, trật tự đất nước trở nên rối ren, cuộc sống của quần chúng nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Một trong những yếu tố quan trọng gây nên những xáo trộn trong xã hội Joseon cũng như các phản ứng của dân chúng trở nên dữ dội hơn chính là sự xuất hiện của Công giáo còn gọi là Seohak (Tây

học, 서학). Trước tiên, Seohak truyền vào bán đảo Korea thông qua các giáo sĩ

dòng Tên châu Âu cư ngụ tại Trung Quốc thời nhà Minh. Sau đó các sứ thần Joseon đến Trung Quốc đã mang về các tài liệu có liên quan đến Công giáo mà

họ nhận được từ các nhà truyền giáo phương Tây và bắt đầu phổ biến trong xã hội Joseon. Thời kỳ đầu, tầng lớp yanban chủ động tiếp nhận Công giáo như một phần của nền học thuật phương Tây. Đến thời vua JeongJo (1567-1608), một số học giả Joseon bắt đầu nhìn nhận và tin tưởng Công giáo như một tôn giáo. Thời gian đầu, Công giáo đã thu hút nhiều người yangban nhập đạo nhất

là các học giả SiPa (Thời phái, 시파) Nam In (Nam nhân, 남인) vốn bị loại

khỏ quyền lực chính trị. Sau đó, nhiều tầng lớp trong xã hội như chung nhân gồm thầy thuốc, hoặc đa số là nông dân thợ thủ công và thương nhân gia nhập Công giáo. Tuy nhiên, khi tiếp nhận tôn giáo mới này, mâu thuẫn giữa nền tảng văn hóa Nho giáo và tôn giáo đã xuất hiện. Một trong những mâu thuẫn giữa Công giáo với Nho học chính là sự kiện cấm tổ chức cúng giỗ tổ tiên. Điều này không chỉ gây ra sự bất đồng về tư tưởng của các tín đồ mà còn là mũi tên chĩa thẳng vào hệ tư tưởng Nho giáo đặt chữ “hiếu” và vấn đề tôn kính bố mẹ lên hàng đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thứ hai là nhận thức về thể chế cộng hòa. Đó chính là thể chế lựa chọn người có tài nhất trong dân chúng để tiến cử làm vua. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng tới vị trí và quyền lực của nhà vua khiến hệ thống chính trị không còn được bảo vệ an toàn trong vòng tay quyền lực vốn được đồng nhất với thần quyền. Bên cạnh đó, ý thức về con người cá nhân, về tầm quan trọng của cá nhân cũng trở thành điểm gây ra mâu thuẫn trong quá trình tiếp nhận cái mới từ phương Tây.

Chính vì những yếu tố này, kết hợp với bản năng bảo tồn quyền lực hoàng cung cũng như bảo vệ hệ thống nhà nước Joseon đã thối rữa tới phút cuối cùng, cùng với số phận của các cuộc nổi dậy của dân chúng Joseon, Công giáo bị coi là tà giáo và chịu sự đàn áp của chính quyền trung ương. Năm 1866, 09 trong số 12 tín đồ truyền giáo người Pháp bị bắt và bị giết. Ba trong số 12 tín đồ này đã may mắn bỏ trốn qua Bắc Kinh và truyền tin cho Công sứ Pháp tại Bắc Kinh, sự kiện này đã tạo ra cái cớ cho người phương Tây chinh phạt Joseon.

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 5

Joseon bước vào giai đoạn mới – sự xung đột của Joseon và thế lực phương Tây. Ngày 10 tháng 8 năm 1866, ba chiếc tàu quân hạm của Pháp bắt đầu tiến vào bán đảo Joseon.

Trong bối cảnh xã hội rối loạn, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các tôn giáo đương thời không phát huy được vai trò của nó thì Donghak - một trường phái học thuật mới đã xuất hiện trên vùng bán đảo Korea thời điểm đó. SuUn Choi Jae U, vốn là một yangban sa sút vùng Kyongju đã dung hợp Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo với tín ngưỡng dân gian truyền thống để tạo ra một tôn giáo mới ở Joseon lúc đó là Donghak.

Trong các ghi chép của cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”, SuUn Choi Jae U có nhắc tới sự xuất hiện của phương Tây, các nội dung so sánh “Đạo của ta” với “Đạo của phương Tây”. Điều này cho thấy SuUn Choi Jae U biết về phương Tây, biết về “đạo của phương Tây” và biết về tình hình thời sự lúc bấy giờ. Như đã nêu, tư tưởng của Donghak, một mặt xuất hiện nhiều yếu tố tư tưởng truyền thống như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cả các yếu tố của tín ngưỡng dân gian nên tư tưởng này thường được đánh giá là tư tưởng tổng hợp các tư tưởng truyền thống. Nhưng mặt khác, các yếu tố mới cũng đã xuất hiện trong Donghak như sự xuất hiện của “Thiên chủ” hay cách thức tư duy “bất nhiên kỳ nhiên” cho chúng ta thấy nhiều điểm tương đồng của tôn giáo này với các nội dung triết học phương Tây. Mặt khác, Donghak là học thuyết thể hiện thái độ đối lập với Công giáo và thế lực phương Tây, giữ gìn bản sắc của Joseon. Với nội dung giáo lý cơ bản “thị Thiên chủ”, trong con người tồn tại vị thần Trời phổ quát và từ góc độ này, tất cả mọi con người dù ở bất cứ địa vị xã hội nào cũng đều bình đẳng. Vì lẽ đó, Donghak như một luồng gió mới thổi vào xã hội Joseon đang tìm kiếm cái mới nên đã nhanh chóng được nông dân chấp nhận. Nhưng với đặc tính này, Donghak trở thành mục tiêu công kích của triều đình Joseon bởi Donghak là nơi mà „nhân tâm‟ hướng tới và dễ dàng trở thành lực lượng chống lại triều định Joseon đang ngày càng thối rữa.


Như vậy, trước khi Donghak ra đời, cùng với sự phát triển của lịch sử, xã hội Joseon từ thế kỷ XVIII, XIX, dần phát triển theo hướng tập trung quyền lực nhà nước vào lực lượng thế đạo, trung tầng xã hội là thị dân và quan lại, tầng dưới cùng xã hội vẫn là tầng lớp nông dân và nô dịch. Với kết cấu như vậy, sự phân tầng xã hội Joseon cùng phân công vai trò trong xã hội Joseon không còn được „chấp nhận‟ và duy trì như thời kỳ trước đó nữa. Quyền lực không còn nằm trong tay nhà vua gây ra hiện tượng phân quyền và tranh chấp quyền lực giữa các đảng pháo. Các học giả chân chính không còn cơ hội tiến thân phục vụ đất nước do sự lộng hành của hiện tượng mua quan bán chức, nông dân phất lên nhờ buôn bán đất đai, nô dịch vốn là tầng lớp làm việc trong gia đình quý tộc một mặt được giải phóng khỏi thân phận. Trật tự xã hội Nho giáo mà nhà nước Joseon xây dựng lúc đầu đã bị phá vỡ. Từ đây, nhu cầu về một thể chế xã hội mới, một hệ thống xã hội mới trở nên cần thiết.

Tiểu kết chương 1

Trước khi xuất hiện tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U vào thế kỷ XIX, nhìn vào bức tranh lịch sử xã hội thời Joseon có thể thấy, trong thời gian đầu thành lập, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Joseon khá ổn định, đất nước bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt trải qua nhiều thập kỷ. Chẳng hạn, dưới triều vua SeJong (Thế Tông, 1418-1450), nhiều công trình khoa học đã được xuất bản. Trong lĩnh vực pháp luật, đáng chú ý là bộ Jongjon (Chính

Điển, 정전법) gồm 6 quyển. Đây là một công trình khoa học lớn do các học

giả trong Tập Hiền Điện biên soạn nhằm tổ chức lại hệ thống đất đai và ruộng nương của dân chúng. Năm 1442, Joseon đã phát minh ra máy đo lượng nước mưa, đi trước phát minh của phương Tây khoảng 2 thế kỷ. Cấu trúc của loại máy này khá đơn giản, được làm bằng sắt gồm một trục khoảng 42,5cm sâu và 17 cm đường kính và những mẫu bằng gốm. Dụng cụ này được để tại trụ sở của mỗi hạt để đo và ghi lại lượng nước mưa một cách khá chính xác. Cũng

trong thời gian này, người Hàn Quốc còn sáng chế ra phong kì trúc - một loại dụng cụ để đo hướng gió và xác định khá chính xác độ mạnh của gió. Năm

1434, tại cung Kyongbok (Cảnh Phúc Cung, 경복궁), một đài quan sát được

dựng lên và bên trong là một dụng cụ quan sát bầu trời. Bên cạnh đó, việc sáng tạo ra đồng hồ thiên văn, đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, bản đồ thiên văn, bản đồ địa hình cũng là những thành tựu quan trọng của Hàn Quốc trong thời gian này… Có thể thấy, những sáng chế khoa học nêu trên không chỉ đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật của Hàn Quốc trong lịch sử mà còn góp phần quan trọng vào kho tàng văn minh của nhân loại.

Tuy nhiên, nền chính trị, xã hội Joseon từ nửa cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã nhanh chóng bước và giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. Học thuyết Nho giáo được coi như hệ tư tưởng thống trị không còn đủ „sức‟ để chèo lái hệ thống xã hội đang rơi vào tình trạng xộc xệch do sự tranh giành quyền lực giữa các bè phái cũng như sự vỡ lở của hệ thống đẳng cấp vốn được bó buộc bởi tư tưởng Nho giáo. Sự giảm sút quyền lực vốn tập trung vào Nhà vua tạo ra hiện tượng chính trị tranh giành quyền lực giữa các gia đình thông gia trong Hoàng cung. Trong hoàn cảnh đó, những xáo trộn của tình hình khu vực và quốc tế đã gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới Korea. Cùng một lúc, lịch sử đặt ra hai bài toán nan giải với dân tộc Korea. Một là giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong lòng của thể chế chính trị và xã hội Joseon bằng một mô hình mới hoàn toàn – bởi chính sách Thang Bình sách do vua YeongJo đặt ra cũng không phát huy được tác dụng. Hệ thống xã hội lấy Nho giáo làm nền tảng, lấy chế độ đẳng cấp để sắp xếp trật tự xã hội, lấy nhà nước phong kiến tập trung quyền lực vào Nhà vua đã tới lúc bị thoái bỏ và thay thế bằng một hệ thống mới. Chính tại thời điểm này, các cuộc nổi dậy của nông dân, những nỗ lực tạo dựng và bảo tồn của người dân trên bán đảo Korea được tập trung nhiều nhất. Thế nhưng cũng chính tại thời điểm này, người dân Joseon gặp phải bài toán thứ hai. Đó chính là sự thâm nhập của các luồng tư tưởng mới, của những con

người mới mà ở đây là Tây học và người phương Tây. Không những vậy, nguy cơ dòm ngó của các nước xung quanh là Nhật Bản, Trung Quốc, Nga cùng phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ ngày càng được hiển lộ. Trong bối cảnh đó, hẳn có những đám đông chủ trương phải tiếp nhận trực tiếp cái mới – tiếp nhận tích cực Thiên chúa giáo và văn minh phương Tây, có đám đông lại chủ trương bảo thủ, cố thủ - những người theo Nho giáo và hoàng tộc Joseon, có những người chủ trương phát triển truyền thống, khơi lại truyền thống trong bối cảnh mới – một loạt các học phái, tôn giáo bản địa ra đời vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong đó Donghak của SuUn Choi Jae U là một học thuyết như vậy. Donghak của SuUn Choi Jae U sở dĩ được tiếp nhận trên diện rộng và nhanh chóng như vậy là bởi trong tư tưởng này chứa đựng tính chất, tình cảm của người dân trên bán đảo Korea; mặt khác lại có những đặc trưng mới, bắt kịp với thời đại và giải quyết được các mâu thuẫn nội tại trong tâm bệnh của xã hội Joseon. Đây cũng là lý do mà về sau, Donghak được cải biến thành tôn giáo, Donghak kết hợp với nông dân trở thành lực lượng đấu tranh chống lại vừa nhà nước phong kiến, vừa thế lực ngoại xâm.‌

CHƯƠNG II

SUUN CHOI JAE U VÀ NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG DONGHAK


2. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của SuUn Choi Jae U(수운 최제우)

Trong cuốn “Hiểu biết về tư tưởng Donghak” xuất bản năm 1995 của học giả Sin Il Chol có viết:

“SuUn không phải xuất thân từ gia đình quý tộc, cũng không phải được sinh ra trong một gia đình thương nhân mà là con của một quý tộc thấ thế có

tên là Choi Ok (최옥) – với người vợ ông lấy lần thứ ba sau khi cả hai người

vợ trước đều mắc bệnh mà mất. Choi Jae U vốn có tên là JeSeon (濟宣 제선, Tế Thiện) và tên thủa thiếu thời của ông là BokSul (福述 복술, Phúc Thuật). SuUn sinh ngày 18 tháng 10 năm 1824 tại lý GangJeong (강정) thuộc tỉnh Kyongju (경주). Ông là người con duy nhất và được sinh ra rất muộn của

Geon Am Gong Choi Ok (근암공 최옥). Vốn được sinh ra trong một gia đình có học vấn Nho giáo với nền giáo dục nghiêm khắc, năm 8 tuổi, Choi Jae U được gửi vào trường học và được đánh giá là tài giỏi tới độ “vạn cuốn thi thơ vò bất thông trí” và khi 10 tuổi đã nổi tiếng là người thông minh lanh lợi.

Năm 16 tuổi, cha của Choi Jae U qua đời, năm 19 tuổi ông đã kết hôn với cô gái họ Park ở WolSeong (월성). Cũng từ đó, ông bắt đầu bước vào con

đường thương nghiệp, buôn bán khắp nơi nhưng cuối cùng sự nghiệp thương nhân của ông vẫn bị thất bại cho đến khi ông bước vào tuổi 31” [16, 16]. Qua các thông tin nêu trên, chúng ta hiểu được phần nào về quãng đời thiếu niên của ông, trong phần “Tu đức văn” của cuốn “Đông Kinh Đại Toàn” ông viết:

“Thời gian trôi như nước chảy chẳng thể nào dừng lại được, tới ngày người về chốn thần tiên khiến ta thắt lòng. Chỉ còn lại mình ta, ở cái tuổi đời 16 thì biết được gì?...” [18 - 87, 88].

Cũng trong cuốn “Đông Kinh Đại Toàn” ông viết các điển tích, điển cố

Nho giáo nhuần nhuyễn, thể hiện sự hiểu biết về kiến thức Nho giáo khá sâu sắc của mình. Không chỉ có vậy, đôi khi ông còn tự đặt mình ngang hàng với Khổng Tử, so sánh Dongak của mình với Nho giáo của Khổng Tử. Có thể thấy, đây chính là một thái độ khá đặc biệt trong nhận thức của ông đối với các học giả cũng như các học thuyết và tôn giáo cùng thời. Chẳng hạn một đoạn văn trong “Đông Kinh Đại Toàn” được ông viết như sau: “Hoa đào giữa vườn sợ thuyền lão ngư phát hiện, dòng nước trước nhà có Khương Thái Công đang ngồi câu cá. Lầu ngắm cảnh dựng bên bờ ao chẳng trái ý của Chu Liêm Khê, gọi lầu gác là Long Đàm không phải do nhớ tới tấm lòng của Gia Cát Lượng hay sao?” [18, 84].

Có thể khẳng định rằng đây chính là kết quả của quá trình nhận thức dưới sự giáo dục của người cha - Geon Am Gong vốn là một Nho sĩ, đồng thời cũng là kết quả giáo dục và nỗ lực của người cha già với người con trai muộn mằn.

Đến năm 1854 khi ông 31 tuổi, ông quyết định từ bỏ sự nghiệp buôn bán, và quay về quê hương Long Đàm.

“Năm 33 tuổi, người bắt đầu vào am NaeWol ở núi ChonSeong, YangSan và bắt đầu thiền định. Nhưng chỉ sau 49 ngày, được tin chú ruột mất nên việc thiền định phải dừng lại. Sang năm sau, người lại tìm tới động JekMyol ở núi ChonSeong để cầu nguyện, trong vòng 49 ngày... Tới năm 36 tuổi người lại

quay lại chấn Young Dam (용담, Long Đàm), Kyongju để cầu nguyện và còn

đổi tên mình thành Jae U ( 濟 愚 제우, Tế Ngu), lấy hiệu của mình là SuUn

(水雲 수운, Thủy Vân)” [25, 17].

Và cuối cùng, như SuUn Choi Jae U viết trong “Đông Kinh Đại Toàn” – phần Tu đức văn: “Đến tháng 04 năm Canh Thân (1860) thì nhận được vận đồ này” [18, 90]. Tâm trạng khi „nhận đạo‟ của SuUn Choi Jae U, như người kể: “Bất chợt vào độ tháng 4 tim ta tự dưng ớn lạnh, người run lên, không biết gọi đó là triệu chứng của bệnh gì mà cũng khó giải thích được tình trạng cơ thể lúc ấy. Đúng lúc đó, có tiếng nói ở đâu vọng tới làm ta giật mình...” [18, 18].

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí