Kết Hợp Nguyệt + V Hoặc ( V + Nguyệt)

A. Trong thơ Đỗ Phủ có cách dùng “Xuy tuyết” tuyết thổi, “Tuyết lạc”tuyết rơi, “Phi tuyết” tuyết bay, “Tuyết tích”đầy tuyết. Ví dụ:

- 玄冬霜雪積 (Bệnh quất)


Phiên âm: Huyền đông sương tuyết tích. Dịch nghĩa: Đông hết đầy sương tuyết.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi chỉ có một trường hợp:


- 今澡雪舊污(Đoan Ngọ Nhật)


Phiên âm: Tùng kim táo tuyết cựu ô dân. Dịch nghĩa: Bẩn xưa rửa sạch cho dân từ giờ!

Tuy nhiên, ở đây “táo tuyết” không còn đơn thuần chỉ cảnh quan thiên nhiên nữa mà chỉ thứ có thể làm trong sạch thiên hạ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

2.1.3.3. Kết hợp Tuyết ~ N


Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 6

A. Trong thơ Đỗ Phủ. Những tình huống thường gặp:

“Vũ~tuyết”mưa~tuyết, “Sơn~ tuyết” núi~tuyết, “Binh~ tuyết”băng~tuyết, “Sương tuyết”, “Vân~Tuyết”mây~tuyết. Ví dụ:

- 北走雨雪(Tặng Vi Thất Tán Thiện)


Phiên âm: Bắc tẩu quan sơn khai vũ tuyết.


Dịch nghĩa: Lên Bắc quan san hang tuyết lấp.

- 獨無苗山雪盛


(Càn Nguyên trung ngụ cư Đồng Cốc huyện tác ca kz 2 )

Phiên âm: Hoàng độc vô miêu, sơn tuyết thịnh.


Dịch nghĩa: Khoai vàng núi tuyết mầm không nẩy Áo ngắn kéo che cẳng ló ngoài.



xuy.

- 玄冬霜雪積 (Bệnh quất)

Phiên âm: Huyền đông sương tuyết tích, Huống nãi hồi phong


Dịch nghĩa: Đông hết đầy sương tuyết, huống gió núi đẩy xô.

- 逐獸雲雪岡 (Tráng du)


Phiên âm: Trục thú Vân Tuyết cương. Dịch nghĩa: Đuổi săn gò Mây Tuyết Cương.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi. Chỉ gặp những tình huống thông thường: “Mai ~ tuyết” - hoa mai ~ tuyết

- 天然梅雪自兩奇 (Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên) Phiên âm: Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kz. Dịch nghĩa: Bởi tuyết trắng, còn mai thanh khiết.

2.1.3.4. Kết hợp Tuyết V/S


A. Trong thơ Đỗ Phủ có tình huống thường gặp là:


- 楊花雪落覆白蘋 (Lệ nhân hành )

Phiên âm: Dương hoa tuyết lạc phú bạch tần


Dịch nghĩa: Hoa dương rắc tuyết dày lớp dong.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi có tình huống thường gặp như sau:

- 世路蹉跎雪上(Mạn hứng (I) kz 1)


Phiên âm: Thế lộ sa đà tuyết thượng điên. Dịch nghĩa: Tuyết trắng đỉnh đầu vẫn chửa nên.

2.1.3.5. Kết hợp Tuyết - X


A. Trong thơ Đỗ Phủ.


Tình huống thường gặp là những cảnh gắn liền với tuyết được hình dung rơi nhiều, trời lạnh, biểu hiện những tình cảm thê lương, bi sầu. Ví dụ:

- 朔風吹桂水,大雪夜紛紛。

暗度南樓月,寒深北渚雲。燭斜初近見,舟重竟無聞。不識山陰道,聽雞更憶君。


(Chu trung dạ tuyết hữu hoài Lư Thập Tứ thị ngự đệ)


Phiên âm: Sóc phong xuy Quế thủy, Đại tuyết dạ phân phân.

Ám độ nam lâu nguyệt,

Hàn thâm bắc chử vân. Chúc tà sơ cận kiến,

Chu trọng cánh vô văn.

Bất thức sơn âm đạo, Thính kê cánh ức quân.

Dịch nghĩa: Quế Giang gió bấc thổi tràn Giữa đêm giá buốt, ngút ngàn tuyết rơi Lầu Nam bóng nguyệt mờ soi Lạnh căm bãi Bắc bời bời mây giăng Đèn nghiêng mới gặp người chăng Thuyền ngang đầy khẳm nói năng nghe gì Núi cao chẳng biết đường đi Tiếng gà xao xác bỗng thì nhớ em.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi. Ở trong thơ Nguyễn Trãi, tuyết thường được hình dung những đạo đức cao cả. Ví dụ:

- 蘭湯分四海,


今澡雪舊污(Đoan Ngọ Nhật)


Phiên âm: Nguyện bả lan thang phân tử hải, Tùng kim táo tuyết cựu ô dân.


Dịch nghĩa: Nước lan, bốn bể nguyện phân,


Bẩn xưa rửa sạch cho dân từ giờ!

2.1.4. Khả năng kết hợp của từ nguyệt.


Trên cơ sở khái quát nội hàm tình cảm, những bài thơ nguyệt của Đỗ Phủ có thể chia thành mấy loại như sau. Lo nước lo thời; Nhớ về quê hương người thân; Nỗi lòng đau thương khi biệt ly; Than thở thân phận của mình. Trong những nghĩa đó có thể thấy rằng, những bài thơ sầu ai, bi thương chiếm đa số, khoảng gần 90%. Cho nên dưới đây chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về những bài thơ ấy của ông. Còn trong thơ Nguyễn Trãi, nguyệt cũng được thể hiện đa dạng, phong phú như vậy. Dưới đây sẽ xin phân tích cụ thể.

2.1. 4.1. Kết hợp A + Nguyệt


A. Trong thơ Đỗ Phủ . Những tình huống thường gặp là như sau.


Thứ nhất .Từ chỉ tính chất trạng thái + nguyệt.Ví dụ: “ Minh nguyệt” mặt trăng sáng, “Tân nguyệt” trăng đầu tháng, “Hàn nguyệt” trăng soi lạnh:

- 中天懸明月 (Hậu xuất tái kỳ 2)

Phiên âm: Trung thiên huyền minh nguyệt.Dịch nghĩa: Trăng sáng giữa trời treo.

-新月犹悬双杵鸣 ( Dạ)


Phiên âm: Tân Nguyệt dư huyền song chử minh Dịch nghĩa: Trăng non giống như song chử minh

-寒月照白骨 (Bắc chinh)


Phiên âm: Hàn nguyệt chiếu bạch cốt.


Dịch nghĩa: Thăng dăng xương trắng, trăng soi lạnh lùng.

Thứ hai . Từ chỉ mùa + nguyệt, Theo lẽ thông thường, mùa được chia thành “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, nhưng trong thơ Đỗ Phủ chủ yếu chỉ xuất hiện “Thu nguyệt”. Điều này có liên quan đến cảnh mà ông miêu tả, vì “thu nguyệt” (trăng mùa thu) là trăng sáng và tròn nhất, đối với người Trung Quốc đáng thưởng thức nhất.Ví dụ :

-秋月(Thu nguyệt)


Phiên âm: Thu nguyệt nãi viên dạ

Dịch nghĩa: Trăng thu làm người ta yên lòng.


Thứ ba. Từ chỉ vị trí, nơi chốn + nguyệt. Ví dụ: “Giang nguyệt” trăng nằm, in trong sông.

-江月光於水 (Giang nguyệt)


Phiên âm: Giang nguyệt quang ư thuỷ. Dịch nghĩa: Trăng bến trong hơn nước.

Trăng nằm trong sông, nhà thơ đã vẽ nên một khung cảnh ánh trăng và dòng nước hòa với nhau, dịu dàng, đẹp đẽ và nên thơ.

Thứ tư. Từ chỉ địa danh + nguyệt. Ví dụ: “Phu Châu nguyệt” - trăng Phu Châu, “Kim Lăng nguyệt” - trăng Kim Lăng... Mặt trăng vốn thuộc về thiên nhiên, là cảnh sắc êm đẹp của tất cả mọi người mà không thuộc cá

nhân, một chốn quê nào cả. Thế nhưng, trong thơ trăng có khi gắn với địa danh để phù hợp với chủ đề tư tưởng của nhà thơ về một nơi cụ thể. Ví dụ bài thơ “Phu Châu nguyệt”:

- 今 夜 鄜 州 月,閨 中 只 獨 看

遙 憐 小 兒 女

未 解 憶 長 安 (Nguyệt Dạ)

Phiên âm: Kim dạ Phu Châu nguyệt,

Khuê trung chỉ độc khán. Dao liên tiểu nữ nhi,

Vị giải ức Trường An.

Dịch nghĩa: Đêm Phu Châu thật diệu huyền,

Cô đơn lặng lẽ ngồi nhìn trăng khuya.

Thương con bé bỏng dại khờ, Thơ ngây chưa biết tình cha vơi đầy.

Thật ra, cùng một ánh trăng ấy, cả Đỗ Phủ và vợ ông, dù một người đang ở Trường An, một người đang ở Phu Châu song họ đều có thể cùng nhìn thấy. Nhưng ông gọi “Phu Châu nguyệt” và nói “Khuê trung chỉ độc khán” để thể hiện nỗi cô đơn của người vợ thân yêu và tình yêu, nỗi nhớ nhung da diết của ông đối với vợ mình.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi.

a. Những tình huống thường gặp trong thơ Nguyễn Trãi là như sau.


Thứ nhất. Từ chỉ tính chất trạng thái + nguyệt. Ví dụ: “Minh nguyệt” trăng sáng, “ Tà nguyệt” ánh trăng vào

- 昨夜月明天似水( Mộng sơn trung)


Phiên âm: Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy.


Dịch nghĩa: Đêm qua trăng sáng, bầu trời (trong suốt) như

nước.


- 瑤階鶴唳斜月(Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng)

Phiên âm: Diêu giai hạc lệ song ta ̀ nguyệt.

Dịch nghĩa: Hạc kêu thềm ngọc, trăng vào.


Thứ hai . Từ chỉ địa danh + nguyệt. Ví dụ:

- 桥诗思西湖月


Phiên âm: Bá kiều thi tứ Tây Hồ nguyệt.


Dịch nghĩa: Ý thơ nơi cầu Bá, trăng soi Tây Hồ


(Tây Hồ: Ở đất Thăng Long cũng có một thắng tích đặt tên là Hồ Tây hay Tây Hồ).

2.1.4.2. Kết hợp Nguyệt + V hoặc ( V + nguyệt)


A. Trong thơ Đỗ Phủ. Những tình huống thường gặp gồm “Nguyệt xuất”trăng mộc, “Nguyệt quải”trăng treo.Ví dụ:

- 罷琴惆悵月照席


(Tống Khổng Sào Phủ tạ bệnh quy du Giang Đông, kiêm trình L{ Bạch)

Phiên âm: Bãi cầm trù trướng nguyệt chiếu tịch.


Dịch nghĩa: Buông đàn ủ dột, trăng soi tiệc.


-月掛客愁村 (Đông Đồn nguyệt dạ)

Phiên âm: Nguyệt quải khách sầu thôn.


Dịch nghĩa: Trăng treo xóm khách buồn trông


B. Trong thơ Nguyễn Trãi. Cũng có những tình huống thường gặp như sau: “Nguyệt cao”trăng cao, “Nguyệt chiếu”trăng chiếu. Ví dụ:

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí