Những Kết Hợp Khác Nhau Của Các Từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.

của Trung Quốc và Việt Nam. Thông qua tác phẩm của hai ông, chúng ta có thể thấy sự đa dạng của những từ này như thế nào.

Trong cuộc đời của ông Đỗ Phủ, ông đã sáng tác được hơn 1000 bài thơ.


Nội dung và hình thức thơ của ông phong phú và đa dạng, rất được người dân đời sau ca ngợi và bắt chước. Ở đây, chúng tôi chỉ chọn cuốn “Thơ Đỗ Phủ toàn tập” do ông Phương Chu Tử biên soạn gồm 463 bài thơ thường gặp của Đỗ Phủ để nghiên cứu miêu tả. Cuốn sách này tính theo niên đại để biên soạn, gồm 20 tập. Theo thông kê, trong 436 bài thơ ở đây, chữ Phong có xuất hiện 210 lượt, chữ Hoa xuất hiện 115 lượt, chữ Tuyết xuất hiện 59

lượt, còn chữ Nguyệt xuất hiện 101 lượt.


Về thơ Nguyễn Trãi, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ, được chia nhiều loại, nhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí (21 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Báo kính cảnh giới (61 bài) .v.v… . Các bài

thơ trong “Bảo kính cảnh giới” hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, nhưng rất đậm chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị. Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập” không có nhan đề.

Ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu 105 bài thơ chữ Hán trong cuốn sách “Nguyễn Trãi toàn tập tân biên” gồm hai phần Ức trai thi tập và phần Tồn nghi. Trong 105 bài này, chữ Phong xuất hiện 35 lượt, chữ Hoa xuất hiện 25 lượt, chữ Tuyết xuất hiện 10 lượt, và chữ Nguyệt xuất hiện 35 lượt.

Về từ Phong. Trong các bài thơ Đỗ Phủ phong nghĩa là gió của tự nhiên đồng thời cũng được hình dung chỉ phong tục, phong nhã, có khi được nâng lên thành một phẩm chất. Khi là gió, nó có hướng đi, có lúc ào ạt, lúc hiu hiu, lại có lúc mang tình cảm thấm sâu. Khi là phong tục, phẩm chất, nó mang tính cao cả, cũng như tính đau thương về xã hội lúc bấy giờ. Trong thơ Nguyễn Trãi, phong cũng là con gió với hình thức đa dạng, là phong tục cao thấp của xã hội, là phong tình lãng mạn của tài tử, thậm chí nó cũng ẩn chứa những biến động, thay đổi của xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Về từ Hoa. Trong thơ Đỗ Phủ, hoa là hoa tươi, là vẻ đẹp của những cô nàng, là tình yêu thương của tác giả. Hoa mang trong mình muôn màu muôn sắc tràn đầy tình cảm phong phú. Còn trong thơ Nguyễn Trãi, hoa là hoa Cúc, hoa Lan, hoa Mai... Muôn dạng hoa muôn dáng người nhưng đều thường chỉ phẩm chất “ quân tử” mà ông ca ngợi.

Về từ Tuyết. Mùa đông lạnh rét, tuyết phủ tràn đỉnh núi, phủ tràn vạn vật.... Tuyết cũng là cảm hứng giúp Đỗ Phủ tăng thêm nguồn cảm hứng để sáng tác tác phẩm của mình. Có khi tuyết là một bức tranh hoành tráng, có khi lại là một vẻ đẹp yên lặng. Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy Đại Việt không có tuyết, nhưng thơ ông vẫn có tuyết tuyết thường gắn liền với Mai, là một loại phẩm chất qua diễn tả của hoa Mai được thể hiện vô cùng rõ rệt.

Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 3

Về từ Nguyệt. Trong một tháng, mặt trăng khi tròn khi lại khuyết. Đây đã là một quy luật tự nhiên ai chẳng biết. Thế nhưng dưới bút của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, nguyệt (trăng) thể hiện biết bao tình cảm: tình yêu đất nước, yêu gia đình, có tưởng nhớ những ngày xưa, nhớ về người thân... Từ đó, mặt trăng hình như đã không chỉ còn là một hình ảnh tự nhiên nữa, nó đã mang được quá nhiều bi, hoan, ly, hợp. Nó thể hiện được nỗi lòng của người quân tử.

Trong những bài thơ của Đỗ Phủ phong, hoa, tuyết, nguyệt được hình dung miêu tả như thế nào và trong thơ của Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo và của các thành tựu rực rỡ của nhà thơ Đường Trung Quốc đã kế thừa và sáng tác mới như thế nào, dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể.


Chương 2


KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC TỪ PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ VÀ NGUYỄN TRÃI


Hình ảnh là một yếu tố trọng yếu trong sáng tác nghệ thuật của thơ ca cổ điển. Sở dĩ gọi là “ hình ảnh”, là vì đó là hình tượng thường được xuất hiện trong thơ ca. Những hình tượng này vốn đều thuộc về thiên nhiên (gió, hoa, tuyết, trăng) những giờ lại được nhập vào yếu tố nhân văn và văn hóa sâu sắc. Những hình ảnh vốn thuộc về thiên nhiên ấy được diễn tả trong

thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi dưới dạng các từ “Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt”.

Trong luận văn này để làm rõ sự khác biệt trong cách sử dụng của hai ông, chúng tôi miêu tả sự kết hợp của Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt với những hình thức khác. Chúng tôi sẽ chia thành 5 loại như sau để phân tích:

(1). Kết hợp với một tính từ đứng trước nó theo kiểu: A + Phong, A + Hoa, A + Tuyết, A + Nguyệt;

(2). Kết hợp với một động từ đứng sau nó theo kiểu: Phong + V, Hoa

+ V, Tuyết + V, Nguyệt + V;


(3). Nó xuất hiện cùng với hình ảnh khác: Phong ~ N, Hoa ~ N, Tuyết

~ N, Nguyệt ~ N (Ở đây, N được coi như một hình ảnh khác);


(4). Nó vừa là sự miêu tả những hình ảnh của Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt, vừa đồng thời diễn tả một sự vật khác. Trường hợp này được chúng tôi k{ hiệu là: Phong V/S, Hoa V/S, Tuyết V/S, Nguyệt V/S.

(5). Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong bài thơ thường gắn liền với từng bối cảnh cụ thể: Phong - X, Hoa - X, Tuyết - X , Nguyệt - X.

Có thể nói, Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt, có sự kết hợp khá đa dạng với những từ khác nhau. Trong đó có nhiều kết hợp thường gặp nhưng cũng có những kết hợp rất hiếm, đôi khi gây khó hiểu cho người đọc. Tuy nhiên, tất cả những điều này đã phản ánh nghệ thuật sáng tác độc đáo và tuyệt vời của hai nhà thơ, đại diện cho hai nền văn hoá khác nhau. Và đó là mục đích miêu tả của luận văn.

2.1. Những kết hợp khác nhau của các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt.


2.1.1. Khả năng kết hợp của từ Phong.

Trong thơ của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, hình ảnh “Phong” đều được sử dụng một cách đa dạng và phong phú, trong những đề tài khác nhau và cách diễn tả của Phong cũng khác hẳn với nhau. Chúng tôi xin lần lượt miêu tả cụ thể như sau:

2.1.1.1 Tính từ A+ Phong


Phong kết hợp với một tính từ nào đó để miêu tả những nghĩa như

sau.


A. Trong thơ Đỗ Phủ


a. Những tình huống thường gặp, như là cách nói thông thường:


(1). Thứ nhất là nghĩa Gió và có mức độ khác nhau như “ vi phong”, “ hòa phong”, “khinh phong” để miêu tả gió nhẹ, gió êm; “liệt phong” để

miêu tả gió lớn; “phong cấp” để miêu tả gió vội. Ví dụ:


- 細草微風岸 (Lữ dạ thư hoài)


Phiên âm: Tế thảo vi phong ngạn. Dịch nghĩa: Gió êm bờ cỏ mượt.

- 春山暖日和(Lệ Xuân)


Phiên âm: Xuân sơn noãn nhật hòa phong.


Dịch nghĩa: Mùa xuân trong núi mặt trời ấm áp gió êm.

-轻风生浪(Huề kỹ nạp lương vãn tế ngộ vũ kỳ nhất


Phiên âm: Khinh phong sinh lãng trì.


Dịch nghĩa: Gió hiu hiu thổi sóng vờn lăn tăn.

-(Đồng chư công "Đăng Từ Ân tự tháp")


Phiên âm: Liệt phong vô thì hưu. Dịch nghĩa: Gió mạnh không hề ngơi.

-風急天高猿嘯哀 (Đăng Cao)


Phiên âm: Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai. Dịch nghĩa : Trời cao gió lộng vượn ỷ ôi.

(2). Thứ hai là nghĩa Gió có phương hướng. Chẳng hạn “bắc phong”

gió bắc, “nam phong” gió nam, “đông phong” gió đông. Ví dụ:

- 雲暮矣多北風(Tuế án hành )


Phiên âm: Tuế vân mộ hĩ đa bắc phong.


Dịch nghĩa: Năm đã tàn rồi, gió bấc lồng.

- 昨夜風吹血腥 (Ai vương tôn)


Phiên âm: Tạc dạ đông phong xuy huyết tinh.


Dịch nghĩa: Gió đông đêm qua sặc mùi máu tanh hôi.


(3). Thứ ba Gió thổi theo mỗi mùa như “ xuân phong” gió mùa xuân, “thu phong” gió mùa thu. Ví dụ:

- 恰似春風相欺得 (Mạn hứng)


Phiên âm: Kháp tự xuân phong tương khí đắc.


Dịch nghĩa: Gió xuân như đã coi thường được ta rồi.

- 秋風動哀壑 (Tráng du)


Phiên âm: Thu phong động ai hác. Dịch nghĩa: Gió thu lùa động thảm.

b. Trong những tình huống không thông thường, ít gặp. Có thể coi là do tác giả tự sáng tạo cách nói mà có. Ví dụ:

- 云逐渡溪(Tần Châu tạp thi kz 02)

Phiên âm: Vân trục độ khê phong.


Dịch nghĩa: Mây giục gió khe đưa.


B. Trong thơ Nguyễn Trãi


a. Những tình huống thường gặp, như là cách nói thông thường:


(1). Thứ nhất Gió có mức độ. Ví dụ “đoàn phong” gió mạnh.


- 九萬摶風記昔曾 (Mạn hứng (II) kz 2)


Phiên âm: Cửu vạn đoàn phong k{ tích tằng.

Dịch nghĩa: Từng ước mơ theo gió lốc bay chín vạn tầng. (2). Thứ hai là nghĩa Gió có phương hướng. Ví dụ “Sóc phong” gió

bắc, “Tây phong” gió tây:


- 朔風吹海氣凌凌 (Bạch Đằng hải khẩu) Phiên âm: Sóc phong xuy hải khí lăng lăng. Dịch nghĩa: Biển vời gió bấc giá băng.

-西樹響錚錚 (Thu dạ khách cảm II)


Phiên âm: Tây phong hám thụ hưởng tranh tranh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022