Phương Tiện Thể Hiện Của Tiêu Điểm Thông Tin Là Câu

3.3.2.1.2. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm là câu trùng với trật tự chủ - vị của cấu trúc cú pháp có thể là câu phủ định. Ví dụ:

[3:149]a. Thế còn con Ngát thì sao? Bắt nó chờ đến bao giờ?

b. Bây giờ con chưa thể lấy vợ được.

(NTNT:54)


[3:150]a. Chú lần tới được chỗ cô Sứ chết à?

b. Không, chị ấy không còn ở đó nữa.

(AĐ1:222)


3.3.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu

3.3.2.2.1.

Trong tiếng Việt câu tồn tại có khuôn hình là: Có + Chủ ngữ + Vị ngữ. Xét về mặt cấu trúc, trong câu mang ý nghĩa tồn tại, từ là động từ trung tâm cú pháp. Xét về mặt ngữ nghĩa, sự xuất hiện của từ biến đổi câu từ câu mô tả hành động thành câu nêu ý nghĩa tồn tại. Ví dụ:

[3:151a] con chim gì ăn đêm bay qua kêu rất thống thiết. (NHT:10) [3:151b] Con chim gì ăn đêm bay qua kêu rất thống thiết.

[3:151b] là trường hợp câu có trật tự bình thường lấy điểm xuất phát là "com chim". [3:151a] là cấu trúc hậu đảo với từ , và toàn bộ phần thông tin còn lại nằm ở vị trí tiêu điểm. Vậy những trường hợp thuộc kiểu cấu trúc này có đặc trưng sau:

(i) Câu chứa vị từ tồn tại điển hình là . Thông tin ngữ nghĩa của vị từ tồn tại điển hình không có gì khác ngoài việc biểu hiện trạng thái tồn tại, ý niệm về sự tồn tại một cách chung nhất, thuần tuý nhất.

(ii) Ở khuôn hình trên có sự xác nhận hay phủ nhận sự tồn tại của đối tượng trong phạm vi không gian hay thời gian cụ thể. Nếu ta nói: Trên bàn có một lọ hoa là ta đã xác nhận sự tồn tại của đối tượng. Bản thân sự tồn tại của đối tượng đã được nhắc tới, được xem như là chưa biết, chưa có trong thế giới nhận thức của người tham gia giao tiếp. Nói khác đi, đó chính là bộ phận xác nhận của nghĩa trả lời cho những câu hỏi, những chờ đợi kiểu như: Trên bàn có gì không? Có hay không có lọ hoa…

(iii) Xác nhận nằm trong tiêu điểm thông báo chính thức của phát ngôn.

(iv) Chức năng của những kiểu câu này là dẫn nhập đối tượng vào thế giới luận bàn hay vùng quan tâm chung của người nói, người nghe.

Thông thường vị từ "" đóng vai trò làm vị ngữ trong câu tồn tại điển hình nhưng ở tiêu điểm thông tin là câu, nó xuất hiện như là một phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin. Ví dụ:

[3:152]a. Làm cái gì om sòm vậy?

b. Có một người phụ nữ chuyển bụng đẻ.


[3:153]a. Sao lại thế?

b. Có người đợi em ngoài phố.

(AĐ2:126)


(TNH1:44)

Hoặc kết hợp với "chỉ" trong tổ hợp "chỉ… có" để đánh dấu tiêu điểm thông tin. Ví dụ:

[3:154]a. Mía còn xanh, nhạt phèo, chặt bán có khác gì vứt đi, hả anh?

b. Chỉ có điên thì mới phí hoài thế!


[3:155]a. Chú ngoài ấp chiến lược vô à?

b. Không, chỉ có một mình tôi thôi!

(NTNT:183)


(AĐ1:87)


3.3.2.2.2. Các từ chỉ xuất "kia, kìa, đấy"

Với vai trò là những thành phần phụ xuất hiện hoặc đầu câu hoặc cuối câu biểu thị thái độ, chúng thường có chức năng đánh dấu tiêu điểm thông tin toàn câu. Ví dụ:

[3:156]a. Đâu?

b. Cô ta đang đi lấy phiếu xuất kho trước cửa cái nhà hầm kia kìa.

(NMC2:70)

[3:157]Anh Tám với Năm Ngạn tới rồi kìa! [3:158]a. Gì cơ?


(AĐ1:26)

b. Con giai con lứa, đàn ông đàn ang như anh mà lành hiền thế là chị em nó bắt nạt đấy.


[3:159]a.Chuyện gì?

b. Tôi đem đôi chân ấy về cho anh đấy.

(CL:386)


(TNH1:274)

Các TĐH rơi vào các câu hỏi chung kiểu như: "Có chuyện gì vậy?, Có chuyện gì thế?..." cũng là một trong những dấu hiệu riêng dùng để đánh dấu cho cấu trúc thông tin có tiêu điểm là câu.


3.3. Tiểu kết

Dựa vào vị trí của tiêu điểm, chúng tôi có thể phân chia cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt thành ba loại khác nhau: cấu trúc thông tin có tiêu điểm là vị từ, cấu trúc thông tin có tiêu điểm là tham tố; cấu trúc thông tin có tiêu điểm là câu. Việc phân chia này là rất cần thiết cho việc xem xét nội dung thông tin của câu tiếng Việt. Từ đó cho thấy được hình thức cú pháp của câu tiếng Việt bị chi phối mạnh mẽ bởi cấu trúc thông tin, đặc biệt là bởi chức năng và vị trí của tiêu điểm thông tin. Song tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp khác nhau một cấu trúc hình thức nhất định có thể có các kiểu cấu trúc thông tin khác nhau. Xét ví dụ:

[3:160]a. Có chuyện gì thế?

b. Mất điện.

Nếu như ở [3:160b] khi xét nó trong mối quan hệ với [3:160a] thì đây là cấu trúc thông báo có tiêu điểm câu vì nó trả lời cho câu hỏi cầu khiến thông tin chung "chuyện gì". Nhưng trong một ngữ cảnh giao tiếp khác câu [3:160b] có thể là cấu trúc thông báo có tiêu điểm tham tố. Ví dụ:

[3:161]a. Có chuyện gì thế?

b. Mất điện.

a. Mất cái gì?

b. (Mất) điện. (chứ có mất nước đâu!)

Như vậy qua ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng cả ngữ cảnh giao tiếp và ý định giao tiếp của người nói đối với cấu trúc hình thức của câu.

PHẦN KẾT LUẬN

Với việc áp dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng vào việc nghiên cứu hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt, qua khảo sát và xử lí ngữ liệu ở 5828 câu trong 20 truyện ngắn của hơn 17 tác giả, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

(i) Cấu trúc tiêu điểm hoá là kiểu cấu trúc của câu, tồn tại độc lập bên cạnh cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc ngữ pháp… Thành phần của nó gồm hai phần là phần cơ sở và tiêu điểm. Phần cơ sở là phần mà cả người nói và người nghe đều có thể đoán định được, thường ít có giá trị thông tin. Còn tiêu điểm là phần thông tin lần đầu được đưa vào ý thức của người nghe và là phần mang giá trị thông tin cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì một cấu trúc thông tin sẽ chỉ bao gồm phần tiêu điểm hoặc cơ sở (tiêu điểm thông tin sẽ nằm ở hàm ngôn).

(ii) Hiện tượng tiêu điểm hóa có thể được xác định dựa trên: ngữ cảnh, tiền giả định và tỉnh lược phần cơ sở thông tin. Ba căn cứ này có vai trò làm nền tảng để xác định cấu trúc tiêu điểm và cấu trúc thông tin của câu. Ở văn bản nói, để đánh dấu tiêu điểm người nói thường dùng trọng âm (điểm nhấn giọng) trong khi ở văn bản viết, hư từ và trật tự từ lại là những phương tiện hữu hiệu nhất nhằm làm nổi bật thông tin

(iii) Chúng tôi nhận xét rằng trật tự cú pháp của câu có liên quan đến trật tự thông tin và cấu trúc câu có đánh dấu có thể nằm ở hai khả năng: tiền đảo hậu đảo. Tiền đảo là cấu trúc chuyển lên phía trước một thành phần vốn đứng sau vị từ và hậu đảo là cấu trúc chuyển về phía sau một thành phần vốn đứng trước vị từ. Như vậy, chúng tôi đã phân tích cấu trúc thông tin của câu xuất phát từ trật tự câu với các thành phần ngữ pháp cơ bản của nó. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tiền đảo và hậu đảo nào cũng được xét đến mà chỉ có những trường hợp đáp ứng được điều kiện cần và đủ mà chúng tôi đã đặt ra trong đề tài này. Đó là điều kiện về vị trí của tiêu điểm, về tính đánh dấu và về trật tự cú pháp của các thành phần trong câu.

(iv) Chúng tôi phát hiện ra được 02 mẫu câu sử dụng cấu trúc tiền đảo và 04 mẫu câu sử dụng cấu trúc hậu đảo để thể hiện tính tiêu điểm hóa thông tin. Đặc biệt với cấu trúc tiền đảo, tiêu điểm có thể có một vị trí ở đầu câu hoặc có hai vị trí: một ở đầu câu và một ở cuối câu. Còn với cấu trúc hậu đảo của tiếng Việt, chúng tôi cũng

đã chứng minh rằng nó thường xuất hiện trong những trường hợp động từ mang tính miêu tả cao.

(v) Câu bị động cũng được chứng minh là có thể được dùng để mang ý nghĩa nhấn mạnh và qua khảo sát, chúng tôi phát hiện rằng tỉ lệ của cấu trúc bị động trong tiếng Việt khá đáng kể. Để thể hiện cho mục đích nêu bật thông tin quan trọng, người Việt có thể lựa chọn sử dụng một trong ba khả năng: (a) câu với trật tự tác thể đứng ở vị trí chủ ngữ, (b) câu có chứa từ bị/được và bị thể đứng ở vị trí chủ ngữ và (c) câu với trật tự tác thể đứng cuối câu và chứa từ bởi.

(vi) Chúng tôi còn khả sát thấy trật tự phần cơ sở và tiêu điểm trong câu rất linh hoạt, phụ thuộc vào cách tổ chức thông tin của người nói và người viết. Qua lược đồ sau đây chúng ta sẽ thấy được cấu trúc rất linh hoạt, phong phú của các dạng cấu trúc tiêu điểm tiếng Việt:

Cấu trúc


Kiểu loại

Phần cơ sở (CS)

Tiêu điểm (TĐ)

Phần cơ sở và tiêu điểm

CS - TĐ

TĐ - CS

CS - TĐ -

CS

TĐ - CS -

TĐKĐ

-

+

+

+

+

+

TĐH

+

+

+

+

+

+

TĐTP

-

+

+

+

+

+


Phần Cơ sở và Tiêu điểm lồng ghép

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 13

(vii) Qua khảo sát cấu trúc câu để làm phương tiện thể hiện tiêu điểm hóa chúng tôi có nhận xét trong tiếng Việt, phương tiện cấu trúc không thể tách rời với phương tiện từ vựng để cùng tạo nên hiệu quả nhấn mạnh.

(viii) Đồng thời với việc tìm ra các phương tiện tiêu điểm hóa bằng cách lập các khuôn hình cho các cấu trúc câu tiếng Việt, chúng tôi còn rút ra được những kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam. Những thói quen đó được chứng minh là do ảnh hưởng của văn hóa và tư duy, cách dùng và thói quen của người bản ngữ và do loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt.

(ix) Cuối cùng, chúng tôi xin một lần nữa nhấn mạnh rằng luận văn của chúng tôi không nhằm xây dựng các phương tiện để thể hiện tiêu điểm hóa mà chúng tôi nhận thức rằng các phương tiện ngôn ngữ là sẵn có trong kho tàng ngôn ngữ và chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đi tìm các quy luật sử dụng các phương tiện đó cho mục đích giao tiếp cụ thể. Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng các

phương tiện ngôn ngữ không thể hoàn toàn tách rời nhau, và cùng một phương tiện ngôn ngữ có thể nhiều hơn một nội dung được truyền đạt.

Một số nhận xét bước đầu mà luận văn đưa ra là những kết quả có được khi nghiên cứu cấu trúc tiêu điểm trong phạm vi cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt. Đây có thể xem như cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu một vấn đề rộng mở và sâu hơn về cấu trúc thông tin - một mảnh đất còn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các nhà nghiên cứu. Có nhiều vấn đề mà chúng tôi đã đánh giá chưa thực sự sắc sảo và thấu đáo. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu cũng như những người có quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1989), "Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn ngữ pháp và phân đoạn thực tại câu tiếng Việt, trong Ngôn ngữ học (Hà Nội), số 4, trang 25 - 32.

2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban (2008, tái bản), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2009), Đại cương Ngôn ngữ học

(t.2), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, 2009.

5. Nguyễn Hồng Cổn (2001), "Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt", Ngôn ngữ (5).

6. Nguyễn Hồng Cổn (2004), Tiêu điểm tương phản trong tiếng Việt, Kỉ yếu Hội nghị quốc tế ngôn ngữ học Liên Á, Hà Nội.

7. Nguyễn Hồng Cổn (2009), Cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG năm 2005, Hà Nội.

8. Nguyễn Hồng Cổn (2009), Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: chủ vị hay đề thuyết?, trang web ngonnguhoc.org.

9. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgíc - Ngữ nghĩa - Cú pháp, Nxb Đại học và THCN

- Hà Nội.

10. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, nhóm tác giả biên dịch (Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong), Nxb Đại học Quốc gia, Tp HCM.

11. Nguyễn Thị Thu Dung (2009), Cấu trúc tin và cấu trúc cú pháp trong câu đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Luận án thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Lê Đông (1991), "Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ", Ngôn ngữ (2), tr. 15 - 23.

13. Lê Đông & Hùng Việt (1995), "Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt", Ngôn ngữ (2), tr. 11-17.

14. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. M.A.K.Halliday (2004), Dẫn luận Ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2004), So sánh đối chiếu cấu trúc - ngữ nghĩa của hiện tượng đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Thượng Hùng (1997), "Đối chiếu sự tỉnh lược chủ đề trong câu tiếng Anh và câu tiếng Việt", Ngữ học trẻ'97, Hội Ngôn ngữ học VN, Hà Nội.

21. Lê Thị Hương (1993), Ngữ nghĩa ngữ dụng của các từ nhấn mạnh Ngay - chính - cả, Khoá luận tốt nghiệp khoá K34 khoa Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Thu Hương (2000), Một số nhận xét về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp khoá K41 khoa Ngôn ngữ học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Đào Thanh Lan (1996), "Phương pháp phân tích để xác định đề và thuyết của câu đơn hai thành phần tiếng Việt trên bình diện cú pháp", Ngôn ngữ (3), tr. 40-45.

24. Đào Thanh Lan (2004), "Cách tiếp cận câu tiếng Việt theo 3 bình diện kết học

- nghĩa học - dụng học thống nhất trong chỉnh thể cấu trúc để phân tích thành phần câu", Ngôn ngữ (4), tr. 12- 22.

25. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Đinh Trọng Lạc & Nguyễn Thái Hoà (1995), Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Lưu Vân Lăng, "Thành tố cấu tạo câu và phương pháp phân tích tầng bậc hạt nhân" trong Lưu Vân Lăng (1994, chủ biên), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Viện Ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, tr 9 -14.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022