Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 12


5. 1. Kết luận

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Hệ thực vật tại KBT Bắc Hướng Hóa dù có bị tác động nhưng vẫn còn phong phú và có giá trị lớn về nhiều mặt: Đa dạng sinh học, Phòng hộ, Cảnh quan Môi trường, Kinh tế - Xã hội và Quốc phòng, An ninh. Tổng hợp các kết quả điều tra khảo sát bước đầu từ trước đến nay đã ghi nhận có 920 loài thực vật, 42 loài thú, 171 loài Chim, 30 loài lưỡng cư, 31 loài bò sát. Trong đó có 17 loài thực vật, 11 loài thú và 12 loài chim được ghi trong sách đỏ Việt Nam; 23 loài thực vật, 11 loài thú và 9 loài chim được ghi trong sách đỏ thế giới.

- Khu bảo tồn được xác định là một vùng chim quan trọng theo các tiêu chí quốc tế bởi sự có mặt của các loài chim đặc hữu, đặc biệt là một trong ba khu bảo vệ duy nhất ở Việt Nam và thế giới có quần thể loài Gà lôi lam mào trắng (Phong Điền, Đakrông và Bắc Hướng Hóa); Là một trong số ít khu có tiềm năng bảo tồn quần thể loài thú lớn Sao la đặc hữu của Việt Nam và Lào (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Bắc Hướng Hóa), các loài thú lớn và linh trưởng đang bị đe dọa mang tính toàn cầu.

- Mặc dù chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng tình trạng thiếu nhân lực, năng lực quản lý và năng lực thi hành pháp luật còn hạn chế, sự bất cập của khung pháp lý bên cạnh đó đời sống nhân dân tại 5 xã vùng đệm khu bảo tồn còn rất khó khăn: Sự đói nghèo, gia tăng dân số, nhận thức của cộng đồng còn thấp cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa do đó các hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy vẫn thường xuyên xảy ra đang là mối đe dọa đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

- Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa đã được UBND Tỉnh Quảng Trị phê duyệt thành lập với mục tiêu không những bảo vệ và phục hồi những cánh

rừng rừng tự nhiên còn tương đối nguyên sinh còn lại phía Tây Bắc của tỉnh, bảo tồn tính đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong vùng đồng thời thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ và chương trình nghị sự 21 của hội nghị thượng đỉnh 1992 tại Rio de Janeiro. Ban quản lý khu bảo tồn cần có những kế hoạch hành động thích hợp nhằm vừa bảo tồn và vừa phát triển, đồng thời gắn trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc quản lý khu bảo tồn và góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm và vùng lõi của KBT.

- Các kế hoạch hoạt động đề xuất trong bản luận văn bao gồm 3 nhóm hoạt động chính (1) Nhóm hoạt động về tổ chức quản lý, tăng cường nguồn lực; (2) Nhóm hoạt động thực hiện các chương trình trọng tâm; (3) Nhóm hoạt động hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đệm. Trong các nhóm hoạt động này phân ra thành các hoạt động chi tiết theo tiến trình thời gian, hy vọng bản luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho Ban quản lý KBT Bắc Hướng hóa trong sau khi được thành lập và đi vào hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

5.2. Khuyến nghị

- Đề nghị UBND tỉnh sớm thành lập Ban quản lý KBT thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, ưu tiên về tổ chức nhân sự của Ban quản lý và lực lượng bảo vệ rừng, bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo tồn ĐDSH, phòng hộ đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái v.v. Trên cơ sở đó tiến tới thực hiện từng bước các hoạt động theo kế hoạch hoạt động bảo tồn như đã trình bày ở trên.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 12

- Giao đất và rừng tại các khu vực vùng đệm cho các hộ nông dân quản lý, sản xuất, tạo điều kiện để nông dân có đất và rừng để sản xuất kinh doanh, giảm áp lực khai thác tài nguyên lên KBT.

- Đối với diện tích rừng và đất rừng trong vùng lõi khu bảo tồn nên hợp đồng khoán bảo vệ với thôn bản và phân theo nhóm bảo vệ.

- Ban quản lý của KBT phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa

phương. UBND tỉnh, các Sở, Ban , Ngành cần có sự chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn và bố trí đầu tư các nguồn kinh phí theo chương trình mục tiêu dự án. Hổ trợ và khuyến khích các hình thức quản lý rừng cộng đồng tại các thôn bản ở vùng đệm của KBT. Các chương trình 135, chương trình 661 nên hướng ưu tiên trước hết vào các xã vùng đệm của các KBT.

- Đề nghị huyện, tỉnh, nhà nước nghiên cứu bổ sung thêm chính sách để thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo vệ tại KBT. Cần nghiên cứu để có chính sách thích hợp về quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng khi tham gia quản lý rừng tại các KBT, nhằm thu hút cộng đồng cùng quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH đặc biệt là họ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định về bảo tồn.

- Tổ chức và mở rộng hình thức du lịch sinh thái, để tăng thu nhập cho cộng đồng và KBT. Bổ sung thêm loại hình KBT mở để nông dân vừa có thể tận thu sản phẩm lâm sản ngoài gỗ vừa bảo vệ được các giá trị chủ yếu của KBT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ TN và MT (2006), Chương trình hành động đa dạng sinh học (bản thảo cuối cùng)

2. Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện ĐaKrông, Quảng Trị (văn bản đề xuất)

3. Bộ NN&PTNT và BirdLife International Viet Nam (2004), Các khu bảo tồn TN hiện có và đề xuất ở Việt Nam. Tập 1, xuất bản lần 2: Khu vực các tỉnh phía Bắc.

4. Bộ NN&PTNT và WWF Chương trình Đông Dương (2004), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Vùng sinh thái Trung Trường Sơn: 2004-2020. Hà Nội 2004.

5. Bộ KHCN (1992, 2000), Sách đỏ Việt Nam. Tập 1: Động vật

Nhà XBKHKT Hà Nội.

6. Bộ NN & PTNT (2005), Bản quy định Tiêu chí phân loại Rừng đặc

dụng (QĐ số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005)

7. Bộ NN & PTNT (2002), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn

2001-2010 (QĐ199/QĐ-BNN và PTNT ngày 22/1/2002).

8. Bộ NN & PTNT và WWF Chương trình Đông Dương (2004), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Vùng sinh thái Trung Trường Sơn: 2004-2020, Hà Nội .

9. Bộ NN & PTNT (2002), Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn

2001-2010, (QĐ199/QĐ-BNN và PTNT ngày 22/1/2002).

10. Chi cục thống kê Quảng Trị (2005), Niên giám thống kê năm 2005 tỉnh

Quảng Trị.

11. CCKL/UBND tỉnh Quảng Trị (2007), Dự án ĐTXD Khu BTTN Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị .

12. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 23/2006 Về thi hành luật BVPTR (NĐ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006).

13. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (NĐ số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006)

14. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 119/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm (NĐ số 119/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2006)

15. Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị (2006), Đề án xây dựng hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Quảng Trị.

16. Nguyễn Huy Dũng (2007), Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo

tồn thiên nhiên Việt Nam, Nhà XB Nông nghiệp, Hà Nội 2007.

17. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2002), Báo cáo điều tra đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, Dự án hạ lưu sông MêKông.

18. Lê Diên Dực (2007), Phân tích các kinh nghiệm xây dựng thành công mô hình khai thác bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, Đề tài: Xây dựng mô hình khai thác bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng.

19. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh

Quảng Trị lần thứ 14 nhiệm kỳ 2005 – 2010.

20. Đại học QG Hà Nội/CRES (2005), Khu BTTN Đa Krông - Tuyển tập

báo cáo, Nhà XBKH-KT, Hà Nội .

21. Nguyễn Cử (1995), Chim đặc hữu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật: Trang 252-263. Nhà XHKH và KT Hà Nội.

22. Nguyễn Cử (2002), Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn. Báo cáo kỹ thuật số 8. Dự án SPAM. Nhà XB Nông nghiệp, Hà Nội 2002.

23. Nguyễn Cử, Jonathan E.C (1995), Một khu BTTN mới cần được xây dựng ở vùng Bắc Trường Sơn. Tuyển tập các công trình nghiên cứu của Hội thảo khoa học đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (lần thứ nhất). Nhà XBKHKT. Hà Nội 1995.

24. Nguyễn Cử, Hoàng Văn Thắng (2005), Đa dạng sinh học chim của Khu BTTN Đa Krông, Quảng Trị, Hội thảo lần thứ nhất về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội 17.5.2005.

25. Lê Mạnh Hùng và CS (2002), Điều tra nhanh đa dạng sinh học tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. BirdLife quốc tế - Viện ST và TNSV, 8/2002.

26. Trần Thế Liên (2006), Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, Tóm tắt luận án Tiến sỹ, Hà Nội 2006.

27. Michael Matarasso, Maurits Servaas, Irma Allen (2004), Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, Nhà XB Lao động xã hội, Hà Nội 2004.

28. Tô Đình Mai (2001), Phân tích hệ thống tổ chức quản lý khu Bảo tồn Thiên nhiên Tại Việt Nam. Báo cáo tư vấn. Dự án Tăng cường công tác quản lý hệ thống khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (SPAM). Hà nội, 11/2001.

29. Phạm Nhật (2001), Đa dạng sinh học. Bài giảng trường đại học Lâm

nghiệp.

30. Nước CHXHCN VN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường 2005.

31. Nước CHXHCN VN (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004.

32. Phòng thống kê huyện Hướng Hóa, 2006: Niên giám thống kê năm

2006.

33. Phạm Xuân Phương (2005), Chính sách và khung pháp lý về chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam . Báo cáo hội thảo giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng năm 2/2005.

34. Hoàng Văn Thắng (2002), Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học từ năm 1995 đến năm 2002 và đề xuất các hoạt động có liên quan cho giai đoạn 2003 -2010.

35. Hoàng Văn Thắng (2002), Quản lý và quy hoạch bảo tồn cấp tỉnh và các khu bảo tồn. Dự án SPAM

36. Lê Trọng Trãi và CS. (1999), Nghiên cứu khả thi thành lập khu BTTN Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) và Đa Krông (tỉnh Quảng Trị). BirdLife Quốc tế - Chương trình Việt Nam.

37. Nguyễn Thái Tự (1995), Bắc Trường Sơn - một khu địa động vật đặc biệt. Tuyển tập các công trình nghiên cứu của Hội thảo khoa học đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (lần thứ nhất). Nhà XBKHKT, Hà Nội 1995.

38. Thủ tướng Chính phủ (2005), Kết quả rà soát quy hoạch 03 loại rừng

của tỉnh Quảng Trị. Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg

39. Thủ tướng Chính phủ (2006), Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (QĐ 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006)

40. Thủ tướng Chính phủ (2003), Chiến lược Quản lý hệ thống khu BTTN

Việt Nam đến năm 2010 (QĐ 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003).

41. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2003), Tăng cường các biện pháp cấp bách để BVPTR (Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003).

42. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2006), Tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép (Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006)

43. Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (QĐ18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007).

44. Thủ tướng Chính phủ (2007), Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (QĐ 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007).

45. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội (2004), Bảo tồn và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Tài liệu tập huấn dự án tăng cường công tác quản lý và bảo tồn khu BTTN Đakrông Quảng Trị .

46. UBND tỉnh Quảng Nam (2005), Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh giai đoạn 2005-2010.

47. WWF (2004), Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn. Nhà XBNN và PTNT, Hà Nội .


Tiếng nước ngoài

48. Baltzer, M.C. et al. eds. (2001), Towards a Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Mekong Ecoregion Complex. Hanoi: WWF Indochina Programme and the Forest Protection Department.

49. Delacour, J. and Jabuille, P. (1927), Recherches ornithologiques dans les provinces du Tranninh (Laos), de Thua Thien et de Kontoum (Annam) et quelques autres regions de l’Indochine française. Archives d’Histoire Naturelle. Paris . Societe Nationale d’Acclimatation de France.

50. Delacour, J. and Jabuille, P. (1925), Recherchers ornithologiques dans la province de Quang Tri (Central Annam) et quelques autres Régions de L’Indochine Francaicse. Paris Au Siège de la Société: 198, Boulevard Saint-Germain (VIIe).

51. Stattesfield, A.J., Crosby, M.J., Long, A.J. and Wege, D.C. (1998), Endemic bird areas of the world: priority for biodiversity conservation. Cambridge, U.K.

52. IIR (1998), Participatory methods in community-based coast resource. International Institute of Rural Reconstruction Silang, Cavite 4118, Philippines

53. IUCN, 2000. Tordoff, A.W. (ed.) et al. (2002), Directory of Important Bird Areas (IBA) in Viet Nam. Key Sites for Conservation. BirdLife International in Indochina and IEBR.

54. IUCN (2000), Red List of Threatened Species, Gland and Cambridge.

55. WWF Indochina Programme (2003), A biological Assessment of the Central Truong Son Landscape. Central Truong Son Initiative Report No.1. Compiled by Tordoff, A. et al.

56. WWF Indochina Programme (2001), Toward a vision for Biodiversity conservation in the forest of the lower Mekong ecoregion complex, Technical Annex . Compiled by Michael C. Baltzer, Nguyen Thi Dao, Rober G. Shore.

57. World Resources (2002- 2004), Decentralization: A local voice

(Chapter 5, page 92 box 5.2.: Defining Decentralization).

58. Wikipedia, the free encyclopedia (2006), Conservation management system.

MỤC LỤC


Trang

Mở đầu 1

Chương 1:Tổng quan nghiên cứu 3

1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học 3

1.1.1. Những khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học 3

1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới 4

1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 7

1.1.4. Đánh giá tình hình tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam 11

1.2. Cơ sở của kế hoạch quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cơ sở cộng đồng 13

1.2.1. Quản lý bảo tồn ( Conservation Management) 13

1.2.2. Quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng 15

1.2.2.1. Khái niệm cộng đồng xã hội 15

1.2.2.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng 15

1.2.2.3. Một số chính sách nhà nước có liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng 17

1.3. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Trị 20

Chương 2:Lịch sử hình thành-Điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội 25

2.1. Lịch sử hình thành của KBT Bắc Hướng Hóa 25

2.2. Điều kiện tự nhiên 26

2.2.1. Vị trí địa lý 26

2.2.2. Địa hình, địa chất 26

2.2.3. Đất và tình hình sử dụng đất 27

2.2.4. Khí hậu 28

2.2.5. Thuỷ văn 30

2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 30

2.3.1. Dân số, dân tộc, lao động 31

2.3.2. Giáo dục và Y tế 32

2.3.3. Cơ sở hạ tầng 32

2.3.4. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp 32

2.3.4.1.Nông nghiệp 32

2.3.4.2. Lâm nghiệp 33

2.3.4.3 Chăn nuôi gia súc 34

2.3.5. Công nghiệp và dịch vụ 34

2.3.6. Các cơ quan có trong khu vực nghiên cứu 35

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí