Giao Khoán Rừng Cho Người Dân Để Bảo Vệ Và Hưởng Lợi


Đối tượng

PK PHST1

Đề xuất giải pháp

nhiều


làm giàu rừng cho cộng đồng theo Chương trình 661 hoặc theo quy chế hưởng lợi 178 sau khi có quy hoạch sử

dụng đất chi tiết

Đất trống cỏ cây bụi

(trong đó có gồm cả đất nương rẫy)


211,8

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất để có kế

hoạch giao đất và quyền sử dụng đất

cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 11


Bảng 4.14: Giải pháp đề xuất sử dụng đất cho thôn Cuôi


Đối tượng

PKPHST2

Đề xuất giải pháp

Tổng diện tích

3948,8


Rừng giàu

582,4

Bảo vệ nguyên vẹn

Rừng trung bình

1535,4

Bảo vệ nguyên vẹn

Rừng nghèo

409,4

Khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu rừng

Rừng phục hồi (rừng non)

763,6

Khoanh nuôi, bảo vệ



Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng và

Đất trống cây gỗ tái sinh

nhiều


646,3

làm giàu rừng cho cộng đồng theo

Chương trình 661 hoặc theo quy chế hưởng lợi 178 sau khi có quy hoạch sử



dụng đất chi tiết.

Đất trống có gỗ rải rác (trong đó có gồm cả đất nông nghiệp của thôn

Cuôi)


11,7

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất để có kế hoạch giao đất và quyền sử dụng đất cho cộng đồng.


- Hỗ trợ UBND các xã lập quy hoạch sử dụng đất, phương án giao đất

tại các xã vùng đệm khu bảo tồn:

Tại 5 xã vùng đệm của KBT cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp xã do đó cần ưu tiên cho công tác này. Muốn làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền địa phương, Ban quản lý KBT chỉ đóng vai trò hỗ trợ và tư vấn. Phương án quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo nguyên tắc công bằng và có sự tham gia của người dân địa phương. Quy hoạch xác định ranh giới hành chính, ranh giới đất nông nghiệp, lâm nghiệp... , đánh giá, xác định nhu cầu nhận đất, nhận rừng của bà con. Với mục tiêu đặt ra là cả các hộ dân trong vùng cần được bố trí đủ quỹ đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch ổn

định nương rẫy, nếu giải quyết tốt vấn đề này sẽ giảm được tình trạng lấn chiếm đất rừng. Giải quyết tốt nhu cầu về đất đai canh tác là tạo điều kiện cho các hộ gia đình ổn định sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần từng bước cải thiện đời sống cho bà con, làm giảm sức ép đối với tài nguyên rừng tại trong và ngoài KBT.

4.3.3.2.Giao khoán rừng cho người dân để bảo vệ và hưởng lợi

- Thôn bản nhận khoán bảo vệ rừng: Đây là mô hình quản lý rừng chủ yếu hiện đang được áp dụng tại nhiều Vườn quốc gia và Khu bảo tồn là Quản lý rừng theo hợp đồng khoán bảo vệ cho thôn/bản theo các nhóm bảo vệ. Thực chất đây là một hình thức có thể thu hút người dân cùng tham gia để quản lý bảo vệ rừng trong các khu bảo tồn. Hình thức này áp dụng cho cả các cộng đồng ở trong và ngoài khu bảo tồn.

Cộng đồng được tổ chức theo nhóm, trong 1 bản tuỳ theo diện tích rừng và số hộ tham gia bảo vệ để phân chia, có thể có 1-3 nhóm hoạt động. Trưởng bản có trách nhiệm cao nhất trong việc phân chia các thành viên và quản lý hoạt động của các nhóm quản lý bảo vệ. Cán bộ xã phụ trách về nông lâm cũng được tham gia vào các hoạt động của các tổ. Bên cạnh đó cán bộ của Ban quản lý, Kiểm lâm của KBT tồn cũng tham gia vào các hoạt động của các nhóm để hướng dẫn các nhóm hoạt động có hiệu quả hơn.

Trong quá trình hình thành và hoạt động các nhóm quản lý bảo vệ, Ban Quản lý KBT cần trao đổi để lấy ý kiến thống nhất với chính quyền xã. Sau đó làm việc chủ yếu với cán bộ thôn. Các nhóm quản lý làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của trưởng Thôn. Với hình thức này tạo ra mối quan hệ giữa KBT – Chính quyền (Thôn, bản) – Nguời dân rất chặt chẽ. Ban quản lý KBT có thể nắm được diễn biến về việc bảo vệ tài nguyên rừng để có biện pháp xử lý hợp lý do vậy bảo vệ tài nguyên rừng được tốt hơn. Hình thức này phù hợp với việc quản lý rừng tại các khu rừng thuộc quản lý của KBT, khi


diện tích KBT quá rộng và có nguồn kinh phí bảo vệ đều hàng năm.

- Nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng : Rừng và đất rừng được Ban quản lý KBT giao cho một nhóm hộ gia đình đứng ra nhận khoán bảo vệ thông qua người đại diện là trưởng nhóm đứng tên. Trưởng nhóm có trách nhiệm tổ chức các thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng.

- Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng: Thường được tiến hành tại những khu rừng gần với hộ gia đình nhận khoán hình thức này vừa tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, vừa bảo vệ được rừng.

4.3.3.3. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, tập huấn,

chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ

Các hoạt động này Ban quản lý KBT chủ yếu đóng vai trò là người phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ đầu tư, chủ dự án hay tự tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để triển khai các hoạt động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; thủy sản; các mô hình VACR; mô hình trồng rừng, phục hồi rừng, nuôi ong lấy mật, làm hàng thủ công mỹ nghệ... Thông qua đó chuyển giao kỹ thuật, công nghệ để nhân rộng ra toàn xã, toàn vùng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Chuyển giao kỹ thuật sử dụng tiết kiệm nhiên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm áp lực về khai thác củi làm chất đốt đối với rừng.

4.3.3.4. Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ

Khai thác sử dụng tài nguyên rừng là hoạt động tất yếu, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân sống gần rừng. Vì vậy không thể cấm hoàn toàn mà cần có giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các


loại lâm sản.Cần tập trung vào một số hoạt động sau:

- Khảo sát, đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản của dân địa phương, thị trường lâm sản ngoài gỗ.

- Xây dựng quy định quản lý, sử dụng, phương thức khai thác, khoanh

nuôi, trồng bổ sung sử dụng bền vững cho từng loài.


4.3.4. Kế hoạch thực hiện các hoạt động


Hoạt động

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

1. Nhóm hoạt động về tổ chức quản lý, tăng cường






nguồn lực






1.1.Thành lập bộ máy khu bảo tồn

X





1.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng






- Quy hoạch chi tiết phân khu dịch vụ hành chính

X





- Xây dựng trụ sở BQL, hạt, trạm KL, các công trình CSHT theo quy hoạch


X

X

X

X

1.3. Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác

X

X

X

X

X

1.4. Tăng cường năng lực cán bộ KBT






- Khảo sát, đánh giá nhu cầu tập huấn , đào tạo


X




- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ


X

X

X

X

2. Nhóm hoạt động thực hiện các chương trình






trọng tâm






2.1 Chương trình BVR- Khoanh nuôi xúc tiến tái






sinh tự nhiên






2.1.1 Xác định, cắm mốc ranh giới






- Hội nghị ranh giới

X

X




- Đóng mốc ranh giới

X

X

X



.2.1.2 Kiểm soát hoạt động khai thác gỗ và săn bẫy






bắt động vật hoang dã, phá rừng trái phép






- Tuần tra kiểm soát trong khu bảo tồn, và các tuyến giao thông liên quan

X

X

X

X

X

- Thuyết phục đối tượng khai thác gỗ, thợ săn, người






buôn bán ký cam kết không khai thác và buôn bán

X

X

X

X

X

lâm sản.






- Phối hợp với chính quyền địa phương và ban ngành






tổ chức truy quét đẩy đuổi các nhóm người vào rừng

trái phép, tháo dỡ bẫy, lán trại, tịch thu công cụ

X

X

X

X

X

phương tiện đem vào rừng trái phép.






2.1.3. Phòng cháy, chữa cháy rừng







Hoạt động

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

- Thành lập, kiện toàn ban chỉ huy, tổ đội quần chúng

BVR-PCCCR


X


X


- Xây dựng, bổ sung phương án PCCCR


X

X

X

X

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình PCCCR


X

X

X

X

- Tổ chức trực gác, kiểm tra, tuyên truyền, diễn tập,

huấn luyện nghiệp vụ PCCCR

X

X

X

X

X

- Quy vùng nương rẫy, hướng dẫn đồng bào đốt rẫy đúng quy định.

X

X

X

X

X

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCCR


X

X

X

X

2.1.4. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên






- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung


X

X

X

X

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung

X

X

X

X

X

2.2. Chương trình nghiên cứu khoa học






- Điều tra bổ sung đa dạng sinh học

X

X

X

X

X

- ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu khoa học

X

X

X

X

X

2.3. Chương trình giám sát






- Giám sát loài và quần thể các loài động thực vật có

giá trị bảo tồn.

X

X

X

X

X

- Giám sát cảnh quan, theo dõi diễn biến rừng

X

X

X

X

X

- Áp dụng cách tiếp cận quản lý thích ứng






- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho KBT


X

X

X

X

-Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác

giám sát

X

X

X

X

X

2.4. Chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao






nhận thức cho cộng đồng và du lịch sinh thái






2.4.1.Chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao






nhận thức.






- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo

dục và nâng cao nhận thức

X

X

X

X

X

- Tổ chức tuyên truyền: tọa đàm, truyền thông, giáo

dục trong trường học..., trong cộng đồng dân cư.


X

X

X

X

- Xây dựng nội dung, hình thức và phổ biến các tài liệu tuyên truyền...

X

X

X

X

X

2.4.2.Chương trình du lịch sinh thái






- Điều tra, khảo sát tiềm năng du lịch trong KBT


X

X

X

X

- Quảng bá, giới thiệu tiềm năng, kêu gọi đầu tư khai

thác


X

X

X

X

- Đào tạo cán bộ KBT, dân địa phương làm công tác

du lịch sinh thái



X

X

X

2.5. Chương trình xây dựng các đề, dự án, kêu gọi






đầu tư và hợp tác quốc tế







Hoạt động

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

- Xây dựng các đề án, dự án

X

X

X

X

X

- Tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ hợp tác tốt với

các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.

X

X

X

X

X

3. Nhóm hoạt động hỗ trợ phát triển KT - XH






vùng đệm






3.1.Quy hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia






của cộng đồng địa phương






-Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho 2 bản Cợp và Cuôi


X




- Hỗ trợ chính quyền địa phương QHSDĐ, giao đất

cho 5 xã vùng đệm


X

X

X

X

3.2. Giao khoán rừng cho dân bảo vệ và hưởng lợi






- Giao khoán cho thôn bản


X

X

X

X

- Giao khoán cho nhóm hộ


X

X

X

X

- Giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân


X

X

X

X

3.3. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tập






huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ.






- Hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế


X

X

X

X

-Khuyến nông lâm, chuyển giao tiến bộ KH, công

nghệ


X

X

X

X

- Nhân rộng mô hình có sẵn: bếp củi cải tiến, khí sinh

học


X

X

X

X

3.4. Kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ






- Khảo sát, đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.


X

X



- Khảo sát đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản dân địa phương, thị trường LSNG


X

X

X

X

- Xây dựng quy định quản lý, sử dụng, phương thức

khai thác, khoanh nuôi, trồng bổ sung sử dụng bền



X


X


X


X

vững cho từng loài.







4.3.5. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch

Kinh phí thực hiện các hoạt động sẽ được huy động từ các nguồn sau:

- Nguồn ngân sách tỉnh cấp hàng năm cho các hoạt động: lương cho cán bộ, chi phí thường xuyên hoạt động văn phòng cho bộ máy Ban quản lý KBT.

- Nguồn kinh phí cấp theo dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn đã được tỉnh phê duyệt cho các hoạt động: Xây dựng CSHT, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, cắm mốc ranh giới.

- Nguồn vốn xin trong chương trình mục tiêu của tỉnh, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ bằng cách lập các đề tài, đề án nhỏ để đề nghị cấp vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, quy hoạch chi tiết khu dịch vụ hành chính, quy hoạch hệ thống công trình phòng cháy chữa cháy rừng...

- Nguồn vốn xin tham gia dự án 661 cho các hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng tự nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng PCCCR ( đường ranh, chòi canh..)

- Nguồn vốn được các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ... trong và ngoài nước hổ trợ, đầu tư để nghiên cứu khoa học, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo vệ các hệ sinh sinh thái điển hình, bảo vệ các loài đặc hữu, quí hiếm... Hiện trong thời gian tới Ban quản lý KBT cần tiếp cận và xin tham gia thực hiện một số hoạt động trong các dự án sau đang có trên địa bàn:

+Dự án "Sáng kiến bảo tồn hành lang đa dạng sinh học" giai đoạn I của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đang triển khai tại 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa: để thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát đa dạng sinh học, quy hoạch sử dụng đất, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo tồn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân trong vùng đệm...

+ Dự án "Lâm nghiệp hướng tới người nghèo" vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp (TFF) đang thực hiện tại hai huyện Đakrông và Hướng Hóa: Để thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho Ban quản lý KBT, quy hoạch sử dụng đất, hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho nhân dân...

+ Dự án từ nguồn Mac.Arthur Foundation của tổ chức Birdlife và CRES đang thực hiện tại Đakrông và Hướng Hóa: Để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, điều tra đa dạng sinh học, xây dựng mô hình kinh tế, nâng cao năng lực...

- Nguồn vốn hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp để khai thác du lịch sinh thái, cảnh quan môi trường, văn hoá lịch sử ...Đây là một nguồn thu còn có tính tiềm năng cần cố gắng khai thác trong tương lai.

- Ngoài ra trong việc phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phương (phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, thiếu nhi v.v...) để thực hiện tốt các hoạt động bảo tồn, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng đệm Ban quản lý KBT còn phối hợp giúp chính quyền và nhân dân sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình 135, chương trình xóa nhà tạm, vốn vay ưu đãi... và tìm kiếm thêm các nguồn khác từ các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước.

-Xây dựng hình thức tín dụng nhỏ (micro credit) để quay vòng vốn trong cộng đồng nhằm hỗ trợ lẫn nhau phát triển kinh tế

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các hội như Nông dân, Khuyến nông,

khuyến lâm, khuyến ngư v.v

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí