Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Rừng Và Bảo Tồn Đdsh

những nguyên nhân gây cháy rừng, giảm diện tích rừng và làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hiện nay hầu hết các hộ gia đình trong vùng đệm đã định canh, chỉ còn một số nhỏ vẫn du canh nương rẫy. Tuy nhiên việc du canh nương rẫy phải tuân thủ theo quy định của thôn, xã và được cấp có thẩm quyền cho phép. Tất cả các hộ gia đình phải du canh trong khu vực do xã và Kiểm lâm đã quy hoạch, không được phát nương làm rẫy vào rừng già, rừng trồng, rừng đầu nguồn, rừng non, rừng và đất rừng có độ dốc trên 25 độ. Không được lấn chiếm đất rừng trái phép, xâm chiếm đất đai của nhau để xảy ra tranh chấp. Các hộ sau khi đã được cấp thẩm quyền cho phép phát nương làm rẫy thì phải phát đúng vị trí, diện tích và đối tượng cho phép (nương rẫy cũ, lau lách...), phải làm đường ranh và dọn sạch vật liệu cháy. Trước khi đốt phải báo cáo cho ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng của thôn, xã và phải chọn thời điểm thích hợp để châm lửa. Việc phát đốt rừng làm nương rẫy theo các quy định và hướng dẫn đã hạn chế những ảnh hưởng xấu và tránh được các rủi ro đến tài nguyên rừng.

Sống ở vùng rừng núi lâu đời với tập quán du canh du cư của đồng bào dân tộc thì rừng chính là ngôi nhà lớn của họ. Đời sống của họ khi xưa hầu như hoàn toàn dựa vào tài nguyên thiên nhiên từ đất rừng làm nương rẫy đến các sản phẩm làm nhà ở, đồ dùng, công cụ và nguồn thực phẩm trực tiếp thu được từ săn bắt, hái lượm. Từ khi nhà nước có chính sách định canh định cư thì phát triển kinh tế chủ yếu của đồng bào là trồng lúa nước và nương rẫy cố định thì sự phụ thuộc của người dân đã giảm so với trước. Tuy nhiên rừng sẽ vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống người dân khi trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm không được nâng lên, cuộc sống của người dân còn đói nghèo...

Qua thảo luận với người dân ở các thôn về tầm quan trọng của các hoạt động kinh tế trong khu vực hiện nay và đánh giá các sản phẩm chủ yếu khai thác bởi cộng đồng và bảng các hoạt động kinh tế nêu trên, rõ ràng là tài nguyên rừng vẫn có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của họ. Hầu hết

các hộ gia đình đều có người vào rừng để thu hái lâm sản. Hàng ngày họ vẫn sử dụng các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là trong những mùa nông nhàn, những tháng thiếu lương thực.

4.2.2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH

Để ngăn chặn những tác động tiêu cực vào rừng khu vực khi Đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) được đưa vào sử dụng, Chi cục Kiểm lâm đã thành lập một trạm bảo vệ rừng với 5 cán bộ Kiểm lâm. Thực hiện trách nhiệm quản lý về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai thực hiện từ tỉnh - huyện - xã. Lấy địa bàn xã làm trọng điểm, Kiểm lâm đã về bám địa bàn từng xã để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Người dân thôn bản cùng Kiểm lâm xây dựng quy ước về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Trong quy ước này cũng đã nêu lên những việc làm bị nghiêm cấm, những hoạt động được khuyến khích và các quyền lợi, nghĩa vụ của người dân với tài nguyên rừng.

Tuy nhiên với lực lượng Kiểm lâm mỏng như vậy, rất khó có thể đáp ứng với những thách thức nêu trên nếu trong tương lai không có một Ban quản lý được biên chế đầy đủ để thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Giá trị hiện tại và tiềm năng khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa là rất to lớn, tuy nhiên rừng và tài nguyên rừng ở đây đang đối mặt với những thách thức không nhỏ được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp:

- Khai thác gỗ trái phép ở những nơi xa dân, xa sự giám sát của lực lượng Kiểm lâm. Đặc biệt các tiểu khu rừng phía Đông giáp với lâm trường Bến Hải;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Săn, bẫy động vật hoang dã trên diện rộng, không được kiểm soát. Những người săn bẫy trong rừng chủ yếu đến từ các địa phương của tỉnh Quảng Bình (Ròn), người dân địa phương cũng tham gia nhưng ít hơn.

- Đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây), ngoài những tồn thất rừng khi

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 9

nâng cấp tuyến đường, hiện con đường còn thuận lợi cho vận chuyển gỗ trái

phép;


năm;

- Thu nhặt sắt phế liệu chiến tranh đã gây ra các vụ cháy rừng hàng


- Khai thác vàng và sa khoáng gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi

trường, hủy diệt các loài thủy sinh vật;

- Chưng cất dầu de do những người đến từ địa phương khác;

- Mở rộng nương rẫy bằng cách chặt phá rừng tự nhiên của một số bà con sống tại 5 xã vùng đệm khu bảo tồn;

- Diện tích rừng rộng lớn nhưng hiện tại chỉ có một trạm Kiểm lâm

duy nhất (Hướng Lập) vừa mới thành lập năm 2005 với 5 cán bộ.

Qua nghiên cứu tại đây tác giả nhận thấy rằng những nguyên nhân gây tổn thất , suy thoái ĐDSH ở Quảng Trị cần được phân thành các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp sau:

Nguyên nhân gián tiếp:

Sự đói nghèo, gia tăng dân số, nhận thức của cộng đồng còn thấp; Tác động của nền kinh tế thị trường lên sự khai thác các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học; Tình trạng thiếu nhân lực, sự bất cập của khung pháp lý, năng lực quản lý và năng lực thi hành pháp luật thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh.

Nguyên nhân trực tiếp:

Khai thác quá mức và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp khó kiểm soát; Khai thác không bền vững gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Ảnh hưởng của chiến tranh, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và cháy rừng.

Những nguyên nhân này đã góp phần làm suy giảm diện tích rừng và độ che phủ rừng cũng như làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Và có thể được nói cụ thể hơn như sau:

- Nhận thức về khai thác, sử dụng lâm sản bền vững tại cộng đồng chưa tốt. Chưa có chính sách và chế tài để kiểm soát và quản lý sử dụng sản

phẩm rừng và các nguồn tài nguyên sinh vật một cách bền vững.

- Cùng với sự phát triển dân số, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đã làm cho môi trường sống của sinh vật bị thu hẹp hoặc bị ảnh hưởng.

- Hệ thống văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, các chế tài liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chưa theo kịp sự biến động thực tế của cuộc sống. Sự hiểu biết và thực thi pháp luật của người dân còn yếu; Chưa kiểm soát được nạn săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã và các sản phẩm rừng.

- Hậu quả của chiến tranh làm ảnh hưởng lâu dài đến nguồn tài nguyên sinh vật và môi trường của vùng Bắc Hướng Hóa.

- Công tác kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, lập và thực hiện kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học còn ít và yếu so với các khu bảo tồn khác trong khu vực.

Qua một số nguyên nhân và thách thức trên đối với rừng và tài nguyên rừng Bắc Hướng Hóa cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp với tình trạng quản lý khu vực là khu bảo tồn thiên nhiên để đạt được hai mục tiêu lớn là bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ đầu nguồn.

4.2.2.3. Những khó khăn trong việc thu hút cộng đồng tham gia quản lý

bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH

Qua phần giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của vùng đệm ở trên cho thấy muốn thúc đẩy các cộng đồng tham gia công tác quản lý rừng và đa dạng sinh học của các khu bảo tồn chúng ta sẽ gặp những khó khăn sau đây :

- Đời sống của đồng bào quá thấp kém; đa số người dân vẫn phải dựa vào việc thu hái lâm sản để tăng thu nhập cho gia đình nên sức ép của cộng đồng lên khu Bảo tồn là rất lớn.

-Trình độ văn hoá của đồng bào còn thấp nên việc hiểu biết về khu Bảo tồn còn ít, việc tiếp thu các kiến thức mới , đặc biệt các kiến thức về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng còn chậm.

-Người dân sống trong và quanh khu Bảo tồn chưa thấy được lợi ích do việc thành lập khu BT mang lại. Họ chỉ thấy việc thành lập khu BT gây khó khăn cho cuộc sống của họ

-Cơ sở vật chất, nhất là cơ sở giao thông, văn hoá, giáo dục, y tế còn thiếu thốn nhiều nên cuộc sống của đồng bào chưa ổn định. Trong khi đó hoạt động bảo tồn còn chưa giúp được cho người dân địa phương nâng cao đời sống của họ.

- Ranh giới của khu Bảo tồn, ranh giới vùng đệm mới chủ yếu được xác định trên bản đồ và rất khó khăn để nhận biết trên thực địa nên sẽ dẫn đến nhân dân quanh vùng không biết mình có xâm phạm ranh giới khu Bảo tồn hay không.

- Các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng rừng đặc dụng hiện nay vẫn chủ yếu nặng về cấm đoán, chưa thể hiện được tinh thần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nên khi tham gia quản lý Rừng đặc dụng, người dân vẫn có tư tưởng làm thuê cho khu BT, chứ chưa phát huy vai trò chủ động của mình.

- Cơ chế quản lý các khu BT hiện nay chưa thực sự mở rộng cho các

cộng đồng địa phương tham gia

Các khó khăn trên đã cản trở việc tăng cường cộng đồng tham gia

quản lý, bảo vệ khu Bảo tồn.

4.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn ĐDSH tại KBT Bắc Hướng Hóa

(kế hoạch quản lý)

4.3.1. Nhóm hoạt động về tổ chức quản lý, tăng cường nguồn lực

4.3.1.1. Thành lập bộ máy tổ chức quản lý khu bảo tồn

- Tổ chức: gồm có Ban quản lý KBT và Hạt Kiểm lâm KBT

- Biên chế: 39 người

+ Ban quản lý KBT: 12 người (Ban giám đốc: 02 người, phòng KH-

KT: 3 người, phòng GDMT-DLST: 3 người, phòng Tổng hợp: 4 người)

+ Hạt Kiểm lâm: 27 người (Lãnh đạo hạt: 02 người, tổ Kiểm lâm cơ

Chi Cục Kiểm lâm

động: 05 người, 04 Trạm Kiểm lâm mỗi trạm 05 người : 20 người)


UBND tỉnh


Sở NN & PTNT


Ban QL KBT

(Giám đốc)

Hạt KL KBT

(Hạt trưởng)


Phòng KH- KT

Phòng GDMT & DLST

Phòng Tổng hợp

`


Trạm Hướng Linh

Trạm Hướng Lập

Trạm Hướng Sơn

Trạm Cuôi

Tổ cơ động


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Ban quan lý khu BTTN Bắc Hướng Hoá (đề xuất)

Phòng Khoa học và kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hạng mục, công trình lâm sinh, tham gia xây dựng và thực hiện các dự án có liên quan, thực hiện các hoạt động khác do giám đốc giao..

Phòng giáo dục mổi trường và du lịch sinh thái : Có chức năng tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, du lịch sinh thái, tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình dự án có liên quan, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc, Hạt trưởng và tổ chức

thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp, hành chính, kế toán, kho quỹ vv.

Hạt Kiểm lâm: Đây là đơn vị làm nhiệm vụ thực hiện chức năng thừa hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng . Trong hạt Kiểm lâm có tổ cơ động và các Trạm Kiểm lâm, đóng tại các vị trí then chốt, tại đây các cán bộ làm công tác bảo vệ rừng và phụ trách tiểu khu. Đây là lực lượng quan trọng của KBT để đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và thực hiện nhiệm vụ phụ trách địa bàn.

4.3.1.2. Xây dựng cơ sở vật chất

Đây là hoạt động rất thiết thực nhằm ổn định nơi ăn chốn ở, trang thiết bị làm việc cho cán bộ khu bảo tồn. Do ban quản lý chưa thành lập nên ngay từ ban đầu cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Chọn vị trí trụ sở ban quản lý: Cần cố gắng đạt được các tiêu chí

sau:

+Là nơi phải có điều kiện điện, nước và thông tin liên lạc, đường giao

thông thuận lợi.

+Nằm trong hoặc gần khu bảo tồn và thuận tiện cho việc quản lý điều

hành các trạm khu vực và gần rừng .

+Có diện tích khuôn viên đủ rộng (2 ha trở lên)

Trong điều kiện ban đầu phương án đề ra là thực hiện dần dần từng bước. Qua xem xét điều kiện thực tế tại khu Bắc Hướng Hóa thì nên chọn vị trí trụ sở Ban quản lý tại xã Hướng Phùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh cách trung tâm cụm xã khoảng 2-3 km gần vào đến khu vực Chênh Vênh.

- Chọn vị trí các trạm Kiểm lâm: Cần đạt được các tiêu chí sau:

+Nằm trong hoặc gần khu bảo tồn và thuận tiện cho việc thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ rừng

+Ưu tiên có điều kiện điện, nước và thông tin liên lạc, đường giao

thông ( có thể xây dựng dần dần).

Trạm Kiểm lâm Hướng Lập: Sau khi ban quản lý được thành lập trạm

hiện nay sẽ được bàn giao cho khu bảo tồn. Trạm Hướng Lập đã được xây dựng ổn định kiên cố gần trục đường Hồ Chí Minh gần UBND xã Hướng Lập trạm sẽ phụ trách phân khu phục hồi sinh thái I , một phần của phần phía Bắc đèo sa mù thuộc phân khu phục hồi sinh thái II.

Trạm Hướng Sơn: Quản lý bảo vệ rừng của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II. Phối hợp cùng với chính quyền và cộng đồng các thôn/bản thuộc xã Hướng Sơn trong công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở khu vực.

Trạm Cuôi : Quản lý bảo vệ rừng của phân khu phục hồi sinh thái II và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I.. Phối hợp cùng với chính quyền và cộng đồng các thôn/bản Cuôi, Tri xã Hướng Lập trong công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở khu vực.

Trạm Hướng Linh : Quản lý bảo vệ rừng của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt III. Phối hợp cùng với chính quyền và cộng đồng các thôn/bản xã Hướng Linh trong công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở khu vực.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong điều kiện một tỉnh nghèo như Quảng Trị để cùng lúc xây dựng được cơ sở hạ tầng ngay từ đầu là không thể do đó ưu tiên trước mắt là cần xây dựng nhà tạm cấp 4 vừa là nơi làm việc vừa làm chỗ ăn ở cho anh em cán bộ. Để có hướng xây dựng ổn định lâu dài cần lập quy hoạch chi tiết cho toàn bộ khu dịch vụ hành chính. Các trạm Kiểm lâm cũng phải được xây dựng để ổn định nơi ăn ở, sinh hoạt và làm việc cho cán bộ.

- Trang thiết bị để phục vụ công tác

Để đáp ứng được nhu cầu công việc trong hoạt động bảo tồn ngoài các trang thiết bị văn phòng thông thường như bàn, ghế, tủ tài liệu, máy tính... cần ưu tiên trang bị các dụng cụ hiện trường đặc thù như GPS, máy ảnh, ống nhòm hồng ngoại, bẫy ảnh...

4.3.1.3. Tăng cường năng lực cho cán bộ KBT

Tăng cường năng lực cho cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn và lực lượng Kiểm lâm về chuyên môn nghiệp vụ là rất cần thiết. Cần phải ưu tiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023