đào tạo về lĩnh vực sinh học, bảo tồn và kỹ thuật nghiên cứu động, thực vật rừng, du lịch sinh thái đào tạo về công tác nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng về bảo tồn và phát triển bền vững, đào tạo về tiếng Anh, kể cả văn hoá ngôn ngữ dân tộc Vân Kiều.
Khi ban quản lý khu bảo tồn được thành lập (bao gồm cả hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng) để các cán bộ làm công tác bảo tồn có đủ năng lực cần thiết để thực thi công việc. Cán bộ được bố trí cần có năng lực căn bản (có trình độ trung học, đại học trở lên liên quan đến lâm nghiệp, ngoại ngữ B thành thạo tin học văn phòng). Nên bố trí ổn định lâu dài (ít nhất 5 năm) và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Ban quản lý khu bảo tồn cần xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn cho cán bộ thông qua khảo sát nhu cầu đào tạo của Ban quản lý KBT và Hạt Kiểm lâm KBT. Trên cơ sở những nhóm kỹ năng cần thiết cho cán bộ làm công tác bảo tồn (có thể tham khảo sử dụng tiêu chuẩn nhóm kỹ năng cần thiết của ASIAN cho cán bộ làm công tác bảo tồn) để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Hình thức đào tạo có thể bằng nhiều cách như : Gửi cán bộ đi học tại các đơn vị bạn, mở các lớp tập huấn, cho đi đào tạo trung hạn, dài hạn ... Đặc biệt là cán bộ bảo tồn phải có kỹ năng làm việc với cộng đồng và lãnh đạo địa phương để thuyết phục họ hơn là áp dụng luật trong công tác bảo tồn. Cách tiếp cận đồng quản lý và thực hiện các mô hình phát triển kinh tế bền vững do cán bộ khu bảo tồn thực hiện cũng có thể đem lại thuận lợi cho hoạt động này. Ngay từ bây giờ nên có những buổi tiếp xúc với dân của 5 xã vùng đệm để làm cho họ rõ về mục tiêu cùa dự án thành lập khu bảo tồn mà chính họ là những cộng đồng bị tác động.
4.3.2. Nhóm hoạt động về thực hiện các chương trình trọng tâm 4.3.2.1.Chương trình bảo vệ rừng - khoanh nuôi phục hồi rừng
- Xác định, cắm mốc ranh giới:
Việc phân định rõ mốc ranh giới khu bảo tồn ngoài thực địa là hết sức
quan trọng cho việc quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn . Do đó việc xác
định mốc ranh giới ngoài thực địa được xem như là một trong những công việc ưu tiên hàng đầu và nên được tiến hành như sau:
+Tổ chức hội nghị ranh giới giữa khu bảo tồn và UBND 5 xã liên quan:
Qua khảo sát trong khi đi điều tra lãnh đạo UBND các xã đều có chung ý kiến rằng họ chưa biết đến ranh giới khu bảo tồn do đó thông qua hội nghị để vừa giới thiệu về khu bảo tồn vừa cung cấp các thông tin liên quan đến ranh giới trên bản đồ và lập kế hoạch cho việc đi xác định ngoài thực địa.
+ Tổ chức cắm mốc ngoài thực địa:
Để thực hiện đóng mốc ngoài thực địa cần có khảo sát chung cho toàn khu bảo tồn và xác định là một công việc cần phải có thời gian và kinh phí. Cần xác định đóng mốc ưu tiên cho những vị trí nhạy cảm trước đó là những nơi tiếp xúc nhiều với dân, nằm trên những trục đường hay có người qua lại, các vị trí đặc thù cần phân định ...Trên cơ sở kế hoạch cắm mốc được xây dựng khu bảo tồn phối hợp với UBND xã tổ chức cắm mốc tại thực địa.
- Tuần tra kiểm soát việc khai thác gỗ và săn động vật hoang dã trái phép
Đây là hai mối đe doạ trực tiếp lớn nhất tới các sinh cảnh và quần thể các loài động vật và thực vật đặc hữu, có vùng phân bố hẹp và loài đang bị đe doạ mang tính toàn cầu trong vùng. Để bảo tồn được các giá trị ĐDSH quý báu hiện cư ngụ tại khu bảo tồn các giải pháp quản lý thích hợp cần nhanh chóng triển khai ngăn chặn nhằm giảm thiểu và tiến tới ngừng hẳn các mối đe doạ này.
Do nhiều nguyên nhân như đã phân tích ở phần 4.3.2 việc xâm hại tài nguyên rừng vẫn tiếp tục xảy ra, đặc biệt khi con đường Hồ Chí Minh đi qua KBT và các tuyến đường dân sinh kinh tế đang mở mới như Kreng Hong-Coc
, Hướng sơn -Hướng Linh bên cạnh việc đem lại cho việc phát triển Kinh tế - Xã hội miền núi, nhưng đồng thời nó lại rất thuận lợi cho việc tiếp cận với rừng, đặt ra cho công tác bảo vệ rừng lại khó khăn, nhiều thách thức. Vì vậy
phải phối hợp với các Ban, ngành liên quan, chính quyền các xã tăng cường ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát đối với khu vực này.
Kiểm soát hoạt động săn bắt Động vật hoang dã và khai thác gỗ và lâm sản, kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động vận chuyển buôn bán nhất là mùa săn bắn (từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau).
Giáo dục thuyết phục nhân dân đấu tranh và yêu cầu các thợ săn, chủ nhà hàng bán thịt rừng ký cam kết không săn bắt và buôn bán động vật hoang dã.
Tuy vậy cần xác định rằng quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền nâng cao nhận thức (giáo dục luật pháp) và những sinh kế bền vững được tuyên truyền và áp dụng tại địa phương còn áp dụng luật chỉ là giải pháp cuối cùng.
- Phòng cháy chữa cháy rừng
Cháy rừng gây cản trở quá trình tái sinh tự nhiên, quá trình phục hồi rừng và thực sự là thảm họa đối với rừng và môi trường. Đến nay, cháy rừng tại khu vực này ít khi xảy ra đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng và đất trống lau lách. Nguyên nhân dẫn tới cháy rừng chủ yếu là đốt rẫy, đốt tạo đồng cỏ chăn nuôi, dùng lửa bắt ong, làm rẫy và thu nhặt phế liệu. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích đất trống lớn lại chịu nhiều tác động thường xuyên của cộng đồng địa phương vì vậy đây là nơi có tiềm năng cháy rừng cao.
Khu vực Bắc Hướng Hoá chịu ảnh hưởng của Tây Trường Sơn khác với khí hậu tại các huyện khác trong tỉnh. Mùa cháy khô nóng bắt đầu sớm từ tháng 12 âm lịch đến tháng 4 năm sau. Đối với rừng tự nhiên cháy rừng chưa phải là áp lực, tuy nhiên việc dùng lửa rừng đối với các khu vực vùng đệm nơi có đất trống, đồi trọc lau lách nơi bà con đốt nương làm rẫy cần phải kiểm soát chặt chẽ tránh cháy lan vào rừng. Để làm được điều này ngoài công tác quy vùng nương rẫy và hướng dẫn cho bà con thực hiện còn cần tăng cường tuần tra kiểm soát các tuyến trọng điểm trong mùa khô. Đẩy mạnh kiểm soát hoạt động trong mùa rẫy, thu nhặt phế liệu, đốt đồng cỏ chăn nuôi. Thành lập Ban chỉ huy PCCCR của Ban quản lý KBT và củng cố, kiện toàn lại Ban chỉ
huy PCCCR tại các xã vùng đệm, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt phương án PCCCR của KBT, của các xã vùng đệm ngay từ đầu mùa khô, tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đặc biệt là các tháng cao điểm và các vùng trọng điểm dể xẩy ra cháy rừng. Tổ chức tập huấn, tổ chức diễn tập, xây dựng tổ phòng cháy chữa cháy ở từng địa phương, ký cam kết không đốt rừng.
Bên cạnh các công tác trên việc lập quy hoạch hệ thống các công trình PCCCR cho KBT bao gồm hệ thống đường ranh cản lửa, chòi canh, điểm tiếp nước và các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác PCCCR khác là đặc biệt cần thiết và phải được xem là một trong những hoạt động ưu tiên thực hiện của Ban quản lý KBT.
-Khoanh nuôi phục hồi rừng
Đối tượng: là những tiểu khu rừng gần khu dân cư hiện tại:
+ Khoanh nuôi có tác động ở 4 tiểu khu thuộc các xã Hướng Lập và Hướng Việt với tổng diện tích là: 2.224 ha
Phương thức: Khoán khoanh nuôi bảo vệ đến hộ gia đình và cộng đồng
thuộc hai xã Hướng Lập và Hướng Việt.
+ Khoanh nuôi không có tác động ở 8 tiểu khu rừng: thuộc các xã Hướng Sơn và Hướng Linh. Tổng diện tích là: 4.554 ha.
Phương thức: khoán khoanh nuôi bảo vệ đến các hộ gia đình hoặc cộng đồng ở các xã Hướng Việt, Hướng Sơn và Hướng Linh.
4.3.2.2.Chương trình nghiên cứu khoa học
- Điều tra nghiên cứu bổ sung đa dạng sinh học: Bên cạnh việc bảo vệ rừng, cần phải điều tra ghi nhận đầy đủ thông tin về giá trị ĐDSH. Điều tra mới các loài thủy sinh vật, cá, côn trùng và điều tra bổ sung thêm danh lục các loài thực vật, thú, chim, lưỡng cư, bò sát vv để khẳng định thêm tính đa dạng, cung cấp thêm thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý là đặc biệt quan trọng. Để làm được điều này Ban quản lý KBT cần phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến điều tra nghiên cứu. Cần
phân công cán bộ tham gia cùng các đoàn để học tập nắm bắt tại thực tế bổ sung và nâng cao kiến thức thực địa. Có kế hoạch bố trí cán bộ ổn định theo dõi nắm bắt từng mảng riêng về từng lĩnh vực và bố trí đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ chuyên sâu theo lĩnh vực được phân công.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học: Áp dụng công nghệ thông tin, các phương pháp điều tra, nghiên cứu tiến bộ, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới để điều tra, nghiên cứu...
4.3.2.3.Chương trình giám sát
- Giám sát loài : Nghiên cứu theo dõi về biến động quần thể, phân bố các loài đặc hữu gà lôi lam mào trắng, sao la vv.
- Giám sát cảnh quan: Theo dõi diễn biến rừng, theo dõi đánh giá tác động của các hoạt động dân sinh kinh tế đến cảnh quan rừng KBT để có kế hoạch điều chỉnh về quản lý kịp thời.
-Áp dụng cách tiếp cận “Quản lý thích ứng - Adaptive management” nghĩa là phải linh hoạt khi xác định các chỉ tiêu hoặc mục tiêu bảo tồn để còn có thể điều chỉnh vì các thành phần của hệ sinh thái luôn thay đổi.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của khu bảo tồn: Để lưu trữ, cập nhật và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả và khoa học các tài liệu, thông tin , báo cáo khoa học của KBT. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp lưu trữ tủ sách, phòng lưu trữ hình ảnh, mẫu vật truyền thồng cần có kế hoạch áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này bằng việc xây dựng một phần mềm lưu trữ, cập nhật, quản lý cơ sở sở dữ liệu trong máy tính phục vụ cho công tác đánh giá và giám sát bảo tồn.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong công tác bảo
tồn.
4.3.2.4.Chương trình tuyên truyền giáo dục và du lịch sinh thái
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Nâng cao nhận thức là vấn đề hết sức quan trọng đê giúp cho người dân
hiểu rõ giá trị, những hậu quả nghiêm trọng về môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của họ khi đã nhận thức được vấn đề thì họ sẽ tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn một các tích cực.
Các hoạt động tuyên truyền cần đặt ra thường xuyên, sử dụng nhiều hình thức khác nhau, phải lồng ghép linh hoạt vào các chương trình, phù hợp với từng đối tượng. Vận động những người có uy tín trong trong thôn,
xã (như già làng, trưởng bản, trưởng họ) tham gia làm tuyên truyền viên. Phát động phong trào thi đua, xây dựng làng văn hóa trong đó có tiêu chí đặt ra là cam kết không chặt phá rừng, săn bắt các loài động vật hoang dã, chấp hành luật và các quy định của địa phương về bảo vệ rừng. Xây dựng, ký kết hương ước, quy ước bảo vệ rừng.
-Giáo dục môi trường nhằm cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và tạo dựng sự nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề liên quan, khuyến khích sự quan tâm và tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường, tạo cơ hội cho mọi người tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
Cần tập trung thực hiện một số hoạt động sau:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức
+ Tổ chức tuyên truyền: tọa đàm, truyền thông, giáo dục... trong trường học, trong cộng đồng dân cư.
+ Xây dựng nội dung, hình thức và phổ biến các tài liệu tuyên truyền...
+ Phối hợp với các trường phổ thông xây dựng giáo trình ngoại khoá về khu bảo tồn dạy lồng vào những môn học có liên quan như động vật, thực vật, địa lý, lịch sử, công dân giáo dục v.v... xây dựng câu lạc bộ về môi trường, tổ chức các buổi nói truyện ngoại khóa, giã ngoại kích thích lòng yêu thiên nhiên, giúp cho các em có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng.
- Du lịch sinh thái: Trong các khu rừng đặc dụng DLST là một nội dung hoạt động nhằm khai thác những tiềm năng tự nhiên về cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy vẻ đẹp thiên nhiên, làm cho con người yêu thiên nhiên hơn đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho công tác bảo tồn thiên nhiên, cho KBT và chính quyền cũng như cộng đồng địa phương (nguyên tắc về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên sinh học). Du lịch sinh thái là một nguồn lợi kinh tế tiềm năng vì vậy cần tổ chức khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Để có thể quản lý khai thác tốt hoạt động tiềm năng này không những Ban quản lý KBT mà sự tham gia của các bên liên quan (Chính quyền địa phương, cộng đồng và tổ chức đoàn thể, các tổ chức và cá nhân khác...) không phải ở cách thụ động mà chủ động tham gia tiến tới đồng quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tiềm năng du lịch. Trên cơ sở đó người dân địa phương mới thực sự tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn vì nó cũng đem lại lợi ích cho họ. Tuy vậy đây là một hoạt động mới mẻ tổ chức phù hợp trong điều kiện Kinh tế - Xã hội còn thấp, chưa ổn định, quy mô và chọn điểm và chú ý đến tác động tiêu cực của nó đến môi trường. Trong giai đoạn trước mắt cần tập trung làm các việc sau:
+ Xác định tiềm năng du lịch sinh thái của KBT Bắc Hướng Hoá : Điều
tra khảo sát các điểm, tuyến du lịch sinh thái.
+ Đào tạo cán bộ về du lịch sinh thái cho cả khu bảo tồn và người địa phương.
+ Lập trang web để quảng bá DLST và trao đổi kinh nghiệm quản lý
với khu bảo tồn khác trong tỉnh, khu vực và trong cả nước thậm chí quốc tế.
+ Quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư khai thác. 4.3.2.5.Chương trình xây dựng các đề án, dự án kêu gọi vốn đầu tư và hợp tác quốc tế
Ngoài việc đề nghị tỉnh cấp kinh phí theo các dự án đầu tư đã được tỉnh phê duyệt cho khu bảo tồn, hàng năm cần tranh thủ các nguồn vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu của tỉnh để thực hiện các hoạt động đề ra. Việc
xây dựng, đề xuất các dự án, đề án tìm nguồn kinh phí từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn là đặc biệt quan trọng.
Để thực hiện được điều này Ban quản lý KBT cần phải xây dựng được các ý tưởng và đề nghị dự án phù hợp với các tiêu chí của các tổ chức tài trợ. Cần xây dựng các mối quan hệ hợp tác tốt với các tổ chức hiện nay đang hoạt động nhiều trong lĩnh vực bảo tồn như: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đại học quốc gia Hà Nội (CRES)... đang là những đối tác có mối quan hệ truyền thống tại Quảng Trị để kêu gọi sự giúp đỡ, hổ trợ . Ngoài ra cần tiếp tục tìm và tranh thủ từ các tổ chức tiềm năng khác.
4.3.3. Nhóm hoạt động hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đệm khu bảo tồn
4.3.3.1.Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho hai bản Cựp và bản Cuôi đang
nằm trong khu phục hồi sinh thái I và II
Hiện nay trong phân khu phục hồi sinh thái I và II đang có 2 thôn Cựp và Cuôi với 30 hộ dân đang sinh sống , trong đó 18 hộ ở bản Cựp và 12 hộ ở bản Cuôi (xã Hướng Lập). Phương án di rời 2 thôn này ra khỏi ranh giới KBT rất khó khả thi . Để đảm bảo đời sống cho các hộ này cần tiến hành quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho 2 bản này, hợp đồng giao khoán các vùng rừng xung quanh để họ bảo vệ, hướng dẫn bà con các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi để họ ổn định đời sống và không xâm hại đến tài nguyên rừng.
Bảng 4.13: Giải pháp đề xuất sử dụng đất cho thôn Cựp
PK PHST1 | Đề xuất giải pháp | |
Tổng diện tích | 4076,0 | |
Rừng giàu | 1080,8 | Bảo vệ nguyên vẹn |
Rừng trung bình | 2483,6 | Bảo vệ nguyên vẹn |
Rừng phục hồi (rừng non) | 166,2 | Khoanh nuôi, bảo vệ (giao khoán cho dân trong thôn bảo vệ) |
Đất trống cây gỗ tái sinh | 133,6 | Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng và |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Tính Đa Dạng Thực Vật Bắc Hướng Hoá Với Các Khu Bảo
- Diện Tích Các Loại Đất, Loại Rừng Của Khu Bảo Tồn Bắc Hướng Hoá
- Tình Hình Quản Lý Bảo Vệ Rừng Và Bảo Tồn Đdsh
- Giao Khoán Rừng Cho Người Dân Để Bảo Vệ Và Hưởng Lợi
- Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 12
- Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 13