Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------


NGUYỄN THỊHỢP


BÙI KỶVỚI SỰNGHIỆP VĂĂN HÓA –GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾKỶXX


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------


NGUYỄN THỊHỢP


BÙI KỶVỚI SỰNGHIỆP VĂĂN HÓA –GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾKỶXX


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13

Người hướng dẫn: GS.TS. NGND Nguyễn Văn Khánh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh.

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng./.


Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hợp

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Lịch sử – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cán bộ các trung tâm lưu trữ, các thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.

Tôi xin trân trọng cám ơn đại diện gia đình, dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ Tràng của danh nhân Bùi Kỷ (Hà Nam) đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu hữu ích.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Trân trọng!


Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hợp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của luận văn 6

7. Bố cục luận văn 6

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÂN THẾ CỦA BÙI KỶ 8

1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX 8

1.2. Quê hương, dòng họ và gia thế của Bùi Kỷ 12

1.2.1. Xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng - Quê hương của Bùi Kỷ 12

1.2.2. Khái quát về dòng họ Bùi và gia thế của Bùi Kỷ 15

1.3. Quá trình lập thân của Bùi Kỷ 19

Tiểu kết chương 1 21

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BÙI KỶ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC 23

2.1. Người thầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục 23

2.2. Bùi Kỷ với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945) 30

2.2.1. Bối cảnh xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ đầu thế kỉ XX 30

2.2.2. Vai trò của Bùi Kỷ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945) ..33

2.3. Bùi Kỷ với sự nghiệp văn chương 37

Tiểu kết chương 2 50

CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA BÙI KỶ ..51

3.1. Cuộc gặp gỡ với Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành 51

3.2. Bùi Kỷ với phong trào truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945) 57

3.3. Bùi Kỷ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 61

Tiểu kết chương 3 68

CHƯƠNG 4. ĐÓNG GÓP CỦA BÙI KỶ ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC. 69

3.1. Đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam 69

3.2. Đối với dân tộc 71

Tiểu kết chương 4 76

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 87

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Ngay sau khi hoàn tất cuộc xâm lược, thực dân Pháp đã khẩn trương thực hiện Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929). Các cuộc khai thác này đã gây nên những tác động lớn về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội Việt Nam. Điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là chính quyền thực dân đã thực hiện các cuộc cải cách giáo dục, hướng tới xây dựng một nền giáo dục Pháp - Việt, loại bỏ dần nền giáo dục Hán học. Mặc dù nhằm phục vụ công cuộc bóc lột và thống trị của thực dân Pháp nhưng các hoạt động khai thác thuộc địa cũng đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức Nho học. Nhiều người cảm thấy chán nản, đau buồn trước nỗi nhục mất nước, lạc lõng giữa buổi giao thời của hai chế độ, nhưng lựa chọn những cách ứng xử khác nhau: Có người đỗ đạt ra làm quan phục vụ triều đình, có người từ quan về quê ở ẩn, gửi gắm những trăn trở thời cuộc qua văn thơ, lại có người tập hợp lực lượng chuẩn bị cho các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Và cũng có người khước từ làm quan để rồi suốt đời gắn bó với nền giáo dục, nền văn học nước nhà như một định mệnh. Bùi Kỷ là một người như thế. Ông là một trong số ít những nhà nho sống, làm việc dưới cả 3 chế độ: Phong kiến, Pháp thuộc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là kết quả của một quá trình chuyển biến sâu sắc về mặt tư tưởng của ông, từ yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.

Với các hoạt động giảng dạy, biên khảo, sáng tác thơ văn, cách mạng... Bùi Kỷ đã có những đóng góp to lớn đối với nền văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam. Vì vậy, thân thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và khách quan về sự nghiệp cũng như những đóng góp của ông.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về thân thế, hoạt động và những cống hiến của ông đối với quê hương, đất nước.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Bùi Kỷ là một phó bảng, một nhà sư phạm, một nhà văn, một nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng, đóng góp lớn vào việc hình thành tri thức về ngữ văn Việt và Hán Việt, tri thức về lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy, thân thế và hoạt động của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, giới thiệu.

Tiểu sử, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được một số nhà nghiên cứu biên soạn trong các bộ từ điển và các bộ sách mang tính chất từ điển về lịch sử, văn học, khoa cử. Tiêu biểu là cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Namcủa Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 1991). Trong cuốn này, tác giả giới thiệu khái quát tiểu sử và các tác phẩm chính của Bùi Kỷ, đồng thời khẳng định: “Bùi Kỷ là một trí thức yêu nước, một học giả uyên thâm, có công với văn học nước nhà đầu thế kỉ XX, nhất là thời chữ Quốc ngữ có tư thế trên văn đàn”. Bên cạnh đó, cuốn Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 2 của Trần Văn Giáp chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, 1971), đã giới thiệu qua tiểu sử, hoạt động và một số tác phẩm của Bùi Kỷ. Ngoài ra, các cuốn như Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn do Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao chủ biên (Nxb. Thuận Hóa, 2000), cuốn Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (2000), Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 của tác giả Ngô Đức Thọ (Nxb. Văn học, 2006)... đã cung cấp nguồn thông tin khái quát về tiểu sử, hoạt động và một số tác phẩm của danh nhân Bùi Kỷ. Tuy vậy, một số sự kiện liên quan đến ông vẫn chưa có sự thống nhất và chưa chính xác, cần phải được nhìn nhận, xem xét lại.

Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, có thể kể tới cuốn

Thầy giáo Việt Nam mười thế kỉ của tác giả Vũ Ngọc Khánh (Nxb. Thanh niên, 2000). Trong cuốn này, tác giả đã trình bày về nhân cách, tư tưởng của Bùi Kỷ qua

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí