Thiệt Hại Được Bồi Thường Và Xác Định Thiệt Hại

b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;

c) Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hhóachất độc hại hoặc tích tụ độc hại [20].

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Về cơ bản, hành vi vi phạm pháp luật môi trường có thể được phân thành các nhóm sau đây:

- Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên (như các quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất…);

- Vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải, xả nước thải;…

- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…

Không phải mọi vi phạm pháp luật môi trường đều dẫn tới ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhưng nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật môi trường thường gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường dẫn đến làm suy giảm chức năng, tính hưữ ích của môi trường, gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Đây chính là một trong những dấu hiệu để phân biệt vi phạm pháp luật môi trường với các dạng vi phạm pháp luật khác.

Trong vụ công ty cổ phần Vedan gây ô nhiễm môi trường, Công ty Veđan có nhiều hành vi vi phạm pháp luật môi trường như:

- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 lần đến 10 lần trở lên;

- Xả trực tiếp dịch thải sau lên men chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường;

- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường;

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 9

- Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép...

Các hành vi nêu trên của Công ty Vedan đã được kết luận là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với nguồn nước sông Thị Vải, gây thiệt hại cho nhiều cá nhân, tổ chức.

Nhìn lại hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng, về cơ bản các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được quy định chung trong Luật Bảo vệ môi trường và quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành như Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản... Tuy nhiên, pháp luật môi trường nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Một số thành phần môi trường (như không khí, âm thanh, đất...) lại chưa có các quy định pháp luật rõ ràng, có hiệu lực pháp luật cao để xác định hành vi gây ô nhiễm mặc dù Nhà nước đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về khí thải, bụi... (trên thực tế thi hành pháp luật chưa có trường hợp nào bị bồi thường do làm ô nhiễm đất). Việc thiếu quy định hoặc quy định không chặt chẽ của pháp luật nội dung sẽ gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại về môi trường trên thực tế. Ví dụ, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển chỉ mới có 4 điều của Luật Bảo vệ môi trường (từ Điều 55 đến Điều 58) quy định một cách khái quát và cô đọng về bảo vệ môi trường biển và một số quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc thực thi, áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường biển.

Ngoài ra, đối với trường hợp nhiều đối tượng cùng có hành vi gây ô nhiễm môi trường, pháp luật đã có những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau [18].

Theo Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây thiệt hại của từng đối tượng. Trong trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng đối tượng có hành vi gây thiệt hại thì như quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005 họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp xác định được lỗi của từng đối tượng gây thiệt hại thì pháp luật lại chưa quy định về nguyên tắc để phân chia trách nhiệm bồi thường giữa những người cùng có hành vi gây ô nhiễm môi trường.‌


2.4. THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI


2.4.1. Thiệt hại được bồi thường

Theo Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: Thứ nhất là những thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thứ hai là những thiệt hại về tính mạng,

sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản hay lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Như đã phân tích tại chương 1, để có thể thực hiện việc bồi thường các loại thiệt hại phải được quy thành tiền.

a) Đối với thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Chức năng, tính hữu ích của môi trường là tổng hợp những tính năng vốn có của môi trường mà những tính năng này có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Đối với từng cá thể con người cũng như toàn thể nhân loại, môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những chức năng đặc biệt của nó. Nói đến thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là nói đến tình trạng không gian sống của con người bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, cạn kiệt và lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn so với sức chịu tải của môi trường, gây ra những biến đổi theo chiều hướng xấu cho chính nó.

Như vậy, khi môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích thì con người có thể gặp khó khăn trong sự phát triển và tồn tại. Ví dụ, khi nguồn nước bị ô nhiễm, thủy sản bị chết thì con người sẽ không có nguồn cung cấp nước sạch cho tiêu dùng, không có nguồn cung cấp thủy sảnCon người sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại. Vậy thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là những thiệt hại nào?

Pháp luật dân sự nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng đều chưa có quy định cụ thể khi môi trường bị ô nhiễm, chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm thì sẽ phát sinh những thiệt hại nào. Ngay cả "chức năng, tính hữu ích" của môi trường là gì, thế nào là suy giảm "chức năng, tính hữu ích" của môi trường cũng chưa được văn bản pháp luật nào giải thích. Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ đưa ra các mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích (là có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng) chứ

không quy định cụ thể về các thiệt hại khi môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích mặc dù tại khoản 4 của Điều này có quy định về "Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường" bao gồm:

+ Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

+ Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

+ Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại.

Điều 132 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định về việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp có yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc của cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường. Tuy nhiên, điều luật này lại quy định căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại mà không quy định về những căn cứ cần tuân theo khi giám định thiệt hại.

Nói tóm lại, pháp luật hiện hành chỉ mới có quy định chung "suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường" là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra mà vẫn chưa quy định rõ thiệt hại này là gì? do đó việc chứng minh thiệt hại trên thực tế sẽ gặp khó khăn. Thực tế thi hành pháp luật từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực đến nay cho thấy, chưa có trường hợp nào yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Phải chăng, một trong những nguyên nhân là do pháp luật chưa thể hiện rõ về loại thiệt hại này?

b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra

Những thiệt hại này được xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật cụ thể như sau:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 608 Bộ Luật dân sự năm 2005).

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Tài sản bị mất; Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2005). Thiệt hại do sức khkhỏeị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. (Điều 610 Bộ Luật Dân sự năm 2005). Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005, người bị thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường các khoản thiệt hại sau: chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Như vậy, trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất thực tế, tính được thành tiền đối với những

thiệt hại về môi trường tự nhiên (cụ thể là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường) và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản hay lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2.4.2. Xác định thiệt hại

Xác định thiệt hại là công việc rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp các đánh giá về sự thiệt hại chỉ mang tính tương đối. Trong việc định giá thiệt hại cách phân loại mức độ ô nhiễm đóng vai trò quan trọng, nó giúp ta định hướng và ước tính gần với thực tiễn hơn. Như đã quy định tại Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm hai loại: thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tính mạng sức khỏe, tài sản của con người phát sinh từ thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải xác định được thiệt hại để yêu cầu bồi thường.

Do đặc thù riêng của hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường nên việc xác định chúng được tiến hành trên cơ sở của những căn cứ không giống nhau. Cụ thể là:

a) Xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Bộ luật Dân sự không có quy định nào về việc xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có một điều là Điều 131 quy định về vấn đề này. Theo quy định tại Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường thì:

2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:

a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;

c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.

3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:

a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;

đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường [20].

Như vậy, khi xác định thiệt hại là sự suy giảm, chức năng tính hữu ích của môi trường tự nhiên thì phải dựa trên những căn cứ sau đây:

- Căn cứ vào mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, để xác định xem môi trường bị suy giảm ở mức độ nào trong ba mức độ đã được pháp luật quy định (có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng, suy giảm đặc biệt nghiêm trọng). Tuy nhiên, thiệt hại đến mức độ nào hay như thế nào thì được coi là "có suy giảm", "suy giảm nghiêm trọng" hoặc "suy giảm đặc biệt nghiêm trọng" thì lại chưa được pháp luật xác định. Pháp luật cũng chưa có tiêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023