Thời Hiệu Khởi Kiện Yêu Cầu Bồi Thường

chí để xác định về mức độ thiệt hại của các thành phần môi trường khác nhau (đất, nước, không khí...) (thông qua mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, sinh vật...) trong khi suy giảm của các thành phần môi trường khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến đời sống của con người.

- Căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích để xác định thiệt hại phát sinh trên phạm vi rộng hay hẹp, ở vùng đệm hay vùng lõi (vùng phải bảo vệ nguyên trạng không được tác động) và xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm. Đây được hiểu là việc xác định thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường theo mức độ thiệt hại giảm dần. Theo đó, việc xác định thiệt hại về môi trường bằng một con số thiệt hại cụ thể sẽ tùy thuộc vào giới hạn, diện tích thành phần môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích là lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào vùng bị suy giảm của chính thành phần môi trường đó là vùng lõi, vùng đệm hay các vùng khác. Điều đó có nghĩa, cùng là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của một thành phần môi trường, nhưng nếu vùng bị suy giảm là vùng lõi thì chắc chắn con số thiệt hại được xác định sẽ lớn hơn nếu vùng bị suy giảm là vùng đệm mặc dù có thể diện tích và giới hạn bị suy giảm là giống nhau. Hoặc, nếu cùng một vùng (là vùng lõi hoặc vùng đệm...) bị suy giảm chức năng tính hữu ích của thành phần môi trường thì nếu diện tích bị suy giảm lớn hơn thì chắc chắn thiệt hại cũng lớn hơn. Điều đó cho thấy, việc xác định thiệt hại về môi trường đòi hỏi phải căn cứ vào đồng thời cả hai yếu tố: giới hạn, diện tích bị suy giảm và vùng bị suy giảm chức năng, tính hữu ích.

Liên hệ với vụ Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại của nông dân thành phố Hồ Chí Minh được xác định là hơn 45 tỷ đồng (45.748.200.057đồng), Đồng Nai khoảng 120 tỷ và Bà Rịa - Vũng tàu là hơn 53 tỷ đồng (53.619.640.205đ). Thiệt hại của cả ba tỉnh vừa nêu lên đến gần 220 tỷ đồng. Có thể thấy là, do diện tích bị ảnh hưởng lớn (trên phạm vi 3 tỉnh) nên rõ ràng là đã làm thiệt hại tăng theo.

- Căn cứ vào các thành phần môi trường bị suy giảm bao gồm số lượng thành phần môi trường bị suy giảm và giá trị sinh thái của nó.

Theo căn cứ này, tùy thuộc vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm nhiều hay ít, loại hệ sinh thái và giống loài bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có mức độ quí hiếm đến đâu thì mức độ thiệt hại sẽ được xác định là lớn hay nhỏ. Điều 131, khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có: (i) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; (ii) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài. Theo đó, cùng là hành vi xâm hại đến môi trường, nhưng nếu số lượng thành phần môi trường bị xâm hại càng lớn thì thiệt hại gây ra sẽ càng nặng nề. Hay cùng là hành vi chỉ xâm hại đến một giống loài động thực vật, song nếu giống loài bị xâm hại có mức độ quí hiếm càng cao thì thiệt hại do hành vi xâm hại đó gây ra được xác định có giá trị thiệt hại càng lớn. Điều đó có nghĩa, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này cần phải căn cứ cả vào số lượng thành phần môi trường bị xâm hại và cả giá trị về sinh thái của các thành phần môi trường đó. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa có quy định phân biệt thiệt hại do xâm phạm giống loài nguy cấp, quý hiếm với thiệt hại do xâm phạm các loài thường; thiệt hại do xâm phạm môi trường nước với các thành phần môi trường khác...

b) Xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

Theo quy định tại khoản 6 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường thì: "Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật" [20].

Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi

trường được áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung. Cách thức xác định thiệt hại này được quy định một cách khái quát tại các điều từ 608 đến 612 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:

+ Căn cứ vào thiệt hại thực tế: Theo căn cứ này, thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tình trạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gây ra. Đó là các thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người bị thiệt hại, bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

(i) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tình trạng sức khỏe bị suy giảm của người bị thiệt hại về sức khỏe [18, Điều 609];

(ii) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khỏe trong thời gian điều trị [18, Điều 609];

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 10

(iii) Thiệt hại do tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại và những lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản [18, Điều 608];

+ Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Các khoản chi phí này bao gồm:

(i) Những chi phí hợp lý đã chi trả cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết cùng với các khoản chi phí mai táng cho người đó [18, Điều 610];

(ii) Các khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại về tính mạng. Đây là tiền cấp dưỡng trả cho những người mà lẽ ra người chết phải cấp dưỡng nếu họ còn sống (con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động).

(iii) Hoặc là các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức

khỏe. Đó là các khoản tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi bệnh viện...

(iv) Chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại của tài sản bị thiệt hại.

(v) Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại.


+ Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu (Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đây là khoản thiệt hại không thể tính được thành tiền một cách chính xác. Vì thế, việc xác định mức độ thiệt hại trong trường hợp này sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên, trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiếu do Nhà nước quy định, bao gồm:

(i) Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những người thân của người bị thiệt hại (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) trong trường hợp thiệt hại về tính mạng;

(ii) Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu trong trường hợp thiệt hại về sức khỏe. Việc xác định tổn thất tinh thần khi sức khỏe bị xâm hại phụ thuộc vào cá nhân người bị thiệt hại (tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, mức độ thiệt hại và bộ phận cơ thể bị thiệt hại...).

+ Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản: Đây là những lợi ích mà người bị thiệt hại sẽ bị mất hoặc bị suy giảm khi tài sản của họ bị tổn hại từ tình trạng suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Có thể kể đến các lợi ích sau:

(i) Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản. Chẳng hạn như không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sửa chữa tài sản.


xảy ra.

(ii) Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại


Như vậy, đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và

các lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra, khi xác định thiệt hại cần phải dựa vào những tổn thất thực tế, những chi phí liên quan đến thiệt hại và cả những tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại cũng như nghiên cứu lợi ích khác mà họ bị mất do tài sản bị tổn thất. Bên cạnh đó, để xác định chính các thiệt hại này, việc đảm bảo các nguyên tắc xác định thiệt hại cũng là yếu tố không thể thiếu.

Nhìn chung, các quy định pháp luật về xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp đã tương đối hoàn thiện, tạo cơ sở để người bị thiệt hại xác định thiệt hại và đưa ra yêu cầu bồi thường phù hợp.


2.5. PHƯƠNG THỨC BỒI THƯỜNG


Khi cá nhân, tổ chức bị gây thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường thì những thiệt hại mà họ có thể phải gánh chịu là những tổn thất về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng, những thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của họ. Chính vì vậy, về nguyên tắc (được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005) thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, phải tương xứng với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đối với thiệt hại về tài sản thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền hoặc hoàn trả bằng hiện vật; các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Phương thức bồi thường là "cách thức, phương pháp" để thực hiện việc bồi thường. Mặc dù pháp luật chỉ quy định chung, nhưng trên thực tế bồi thường các phương thức bồi thường được đưa ra rất linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương trong từng trường hợp cụ thể. Các phương thức bồi thường chủ yếu được áp dụng trên thực tế trong những năm vừa qua là: i) bồi thường bằng tiền (một lần); ii) hỗ trợ hàng tháng với

một khoản tiền thỏa thuận trước; iii) di dời hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm đến nơi ở khác; iv) xây dựng một số công trình công cộng, phúc lợi xã hội…

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [18]. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 không quy định cụ thể về phương thức bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Nhưng, trên thực tế thì các phương thức bồi thường thiệt hại được áp dụng khá linh hoạt. Cụ thể là:

- Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế nếu phạm vi ô nhiễm hẹp, thiệt hại chỉ xảy ra với một số ít người, giá trị thiệt hại không lớn và dễ xác định;

- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế. Phương thức này được áp dụng khi tổng giá trị thiệt hại được tính trên cơ sở thiệt hại của từng cá nhân, tổ chức cộng lại và người gây thiệt hại thực hiện hành vi làm ô nhiễm môi trường do lỗi vô ý, thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng tài chính của họ.

- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở cấp độ thiệt hại: phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa những người bị thiệt hại và bên bị hại đã phân loại được thiệt hại thành nhiều cấp độ khác nhau. Người có cùng cấp độ thiệt hại thì được hưởng cùng mức bồi thường.

- Bồi thường thiệt hại trên cơ sở mức thiệt hại bình quân. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp không có sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại. Mọi đối tượng bị thiệt hại đều được nhận mức bồi thường như nhau.

- Bồi thường thiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư như: các công trình thủy lợi, bệnh xá, đường

giao thông… Phương thức này được áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều người và khó xác định mức thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể.

Tuy nhiên, các phương thức bồi thường nêu trên chỉ phù hợp khi áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản còn đối với thiệt hại là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì các phương thức bồi thường nêu trên chưa phù hợp với bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật, hiện tượng. Tức là trách nhiệm khôi phục lại chức năng, tính hữu ích của môi trường như trạng thái ban đầu hoặc phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành.


2.6. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG


Về nguyên tắc (được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005) thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, phải tương xứng với những thiệt hại mà cá nhân, tổ chức bị thiệt hại phải gánh chịu. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì các chủ thể bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, chủ thể quyền khởi kiện này chỉ được thực hiện quyền trong thời hiệu pháp luật quy định, quá thời hiệu này họ mất quyền khởi kiện.

Theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [19, khoản 1 Điều 159].

Khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định:

Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu [19].

Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện. Trường hợp khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên áp dụng quy định tại Điều 607 Bộ luạt Dân sự thì thời hiệu khởi kiện được xác định là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện áp dụng quy định tại Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV. Theo Nghị quyết này thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

a1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023