Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Thi Hành Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường

- Thiệt hại đối với sức khỏe con người:

- Thiệt hại về suy giảm môi trường sinh thái tự nhiên gồm: thiệt hại do tài nguyên bị suy giảm, hủy hoại; thiệt hại do ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, ven bờ, các khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh sản, cư trú của các loài thủy sinh vật…

- Thiệt hại về chi phí vật chất cho việc thu gom và xử lý dầu; chi phí làm sạch,phục hồi môi trường bị ô nhiễm (tổng lượng dầu thu gom được tính đến ngày 12/4//2007 là 2.065 tấn, trong đó đã xử lý được 1.905 tấn).

- Thiệt hại do tài sản cùa Nhà nước và nhân dân bị hư hỏng hoặc hủy hoại; các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản.(các bãi biển không sử dụng được do bị ô nhiễm dầu, nguồn thủy sản bị hủy hoại…).

Tổng thiệt hại ước tính đến ngày 12/4/2007 là khoảng hơn 3 tỷ đồng (chưa tính đến các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe và môi trường chưa được thống kê).

Tuy nhiên, do tác động của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, nước ta đã không sử dụng biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường biển.

(b) Vụ Công ty cổ phần hưữ hạn Vedan gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, Đồng Nai

Tháng 9 năm 2008, Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan) bị bắt quả tang vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường ra sông Thị Vải với lưu lượng 44.800m3 mỗi tháng. Chất độc hại được xả thẳng ra sông Thị Vải chảy qua Thành phố Hồ Chí Mih, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng tàu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, dẫn đến thiệt hại của hàng nghìn nghìn dân sinh sống nhờ vào nguồn nước sông này. Công ty Vedan đã xả nước thải có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, thải chất thải có mùi

hôi thối, chưa qua xử lý với khối lượng gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép vào môi trường. Công ty này đã từng bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường [2].

- Hành vi xả thải chất thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường của Vedan đã bị bắt quả tang và đã được chứng minh, Vedan đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Tuy nhiên, dọc sông Thị Vải không chỉ có mình Công ty Vedan xả thải, do đó, có thể xác định Ve Dan là đối tượng chính nhưng không phải là đối tượng duy nhất gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Thiệt hại của các tổ chức, cá nhân trong vụ việc này có thể xác định được. Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (các điều 4, 93, 128...),

Dân 1

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 12

hại và các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm của sông Thị Vải bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp... có quyền yêu cầu Công ty Vedan phải bồi thường.

. Tuy nhiên, đã bị Toà án từ chối thụ lý với lý do người bị thiệt hại lại không có chứng cứ để chứng minh thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của mình và hành vi vi phạm pháp luật của Vedan. Với sự giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan (Hội Luật gia, Hội Nông dân…) người dân bị thiệt hại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng tàu đã chuẩn bị hồ sơ pháp lý để Vedan ra tòa, cùng với việc tiếp tục thương lượng yêu cầu bồi thường theo mức thiệt hại đã được các cơ quan nghiên cứu xác định.

- Về chủ thể có trách nhiệm bồi thường

Mặc dù công nhận hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình gây thiệt hại cho người dân, nhưng với lý do không phải chỉ có một mình Vedan gây ô

nhiễm môi trường sông Đồng Nai mà còn có các doanh nghiệp khác cũng có hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường (theo Báo cáo ngày 18-5-2006 của Cục Bảo vệ môi trường xác định qua kiểm tra có 77 doanh nghiệp trên tổng số 13 khu công nghiệp và 258 doanh nghiệp có nước thải ra sông Thị Vải với tổng số nước thải 50.351 m3/ngày), do đó, Công ty Vedan cho rằng việc bồi thường hoặc hỗ trợ thiệt hại cho người dân là nghĩa vụ chung của Vedan và các doanh nghiệp khác cùng xả nước thải bẩn xuống sông Thị Vải.

Vì vậy, Vedan chỉ đồng ý hỗ trợ thiệt hại cho người dân trên cơ sở trách nhiệm do mình gây ra.

Ngày 8/7/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập hội đồng khoa học để khảo sát, đánh giá tác nhân gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, xác định tỷ lệ các nguồn thải, thống kê đánh giá thiệt hại để làm căn cứ yêu cầu Công ty Vedan hỗ trợ hoặc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Cho đến nay, sau khi các nông dân các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định kiện Công ty Vedan ra tòa yêu cầu bồi thường và được sự hậu thuẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như được sự ủng hộ của đông đảo người dân qua việc tẩy chay sản phẩm của Vedan, Công ty Ve dan đã đồng ý bồi thường thiệt hại theo những con số cụ thể mà nông dân các tỉnh đưa ra trên cơ sở đánh giá thiệt hại của Viện Khoa học Môi trường (Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 45 tỷ đồng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 53 tỷ đồng và tỉnh Đồng Nai gần 120 tỷ đồng).

Tuy nhiên, cũng tương tự như các vụ gây ô nhiễm môi trường khác, có thể nhận thấy rằng, vai trò của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong quá trình thương lượng, giải quyết vụ việc là rất quan trọng và trong vụ Vedan cũng chỉ mới giải quyết bồi thường thiệt hại về tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân do ô nhiễm môi trường gây ra, còn việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì vẫn chưa được giải quyết do không có người đại

diện đứng ra thực hiện quyền yêu cầu bồi thường về thiệt hại này. Yêu cầu bồi thường được dựa trên cơ sở đánh giá thiệt hại của Viện Khoa học Môi trường và Vedan mặc dù đã chấp nhận mức bồi thường nhưng cũng không phải chi trả chi phí xác định thiệt hại. Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thường của các tổ chức, cá nhân khác cùng có hành vi xả thải nước bẩn xuống sông Thị Vải cũng chưa được xem xét.

(c) Công ty Tung Kuang gây ô nhiễm môi trường

Trong khi vụ công ty VeDan gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa có hướng giải quyết dứt điểm thì Công ty cổ phần Tung Kuang đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương lại bị phát hiện có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường.

Theo thông tin trên Thời báo Kinh tế Sài gòn Online ngày 14/4/2010 [http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/18676/], Cảnh sát môi trường của Bộ Công an đã bắt quả tang Công ty cổ phần Tung Kuang (Công ty 100% vốn Đài Loan, đóng tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) xả nước thải ra sông Giẽ qua các ống xả ngầm với lưu lượng xả khoảng 250 m3/ngày; nước thải

của Tung Kuang được xác định chưa qua xử lý, có chứa các chất độc hại, cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép so với quy định. Hành vi xả nước thải không qua xử lý của Tung kuang đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước. Vụ việc được Cục cảnh sát môi trường đánh giá "có tính chất nghiêm trọng như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai)". Đây không phải là lần đầu tiên Tung Kuang bị xử lý về lĩnh vực môi trường. Tung kuang không thực hiện nghiêm các quy định về môi trường và đã nhiều lần bị cảnh cáo, xử phạt. Năm 2007, đơn vị này đã bị Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường xử phạt hơn 100 triệu đồng vì đổ chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Thanh tra Bộ yêu cầu công ty này phải chấm dứt hành động này muộn nhất vào tháng 3/2009. Lần gần đây nhất là vào đầu năm 2009. Ngoài ra, hai năm liền công ty này nằm trong "danh sách đen" cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Với sai phạm có tính hệ thống, đặc biệt là hành vi xả thải không qua xử lý, Ngày 21/4/2010 tỉnh Hải Dương đã quyết định thu hồi giấy phép xả thải, tạm đình chỉ sản xuất có phát sinh xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty Tung kuang. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng thu hồi các quyết định liên quan đến đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả nước thải của Tung kuang.

Ngày 26/4/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phối hợp với Thanh tra Tổng cục Môi trường và các cơ quan liên quan đã có cuộc họp với đại diện Công ty Tung Kuang về hành vi xả thải trộm, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các khu vực lân cận. Tại cuộc họp này, các bên đã đi đến thống nhất về hình thức xử lý doanh nghiệp này. Theo đó, Tung Kuang sẽ tạm thời bị đình chỉ những hoạt động có phát sinh xả nước thải cho đến khi khắc phục xong hậu quả và tìm ra biện pháp xử lý an toàn.

Ngày 26/5, Công ty Tung Kuang đã tự tháo dỡ toàn bộ hệ thống xả nước thải sản xuất không qua xử lý ra môi trường, công nhân của công ty này cũng đồng thời đổ bê tông vào miệng ống xả nước thải chưa qua xử lý.

Ngày 11/7/2010 trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Trọng Thừa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương chuẩn bị khởi tố điều tra về vụ Công ty Tung Kuang xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.‌


3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.2.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Ngày nay, nhận thức của xã hội về hậu quả của ô nhiễm môi trường ngày càng được nâng cao, yêu cầu luật pháp phải có những chế tài mạnh hơn

đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Một loạt các vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã xảy ra ở Việt Nam trong thời gian qua (như những vi phạm về xả thải của các công ty Vedan vào năm 2008, công ty Miwon năm 2009, công ty Tung kuang năm 2010 và gần đây là Vinamit) cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức kể cả các cơ quan nhà nước còn chưa tốt, còn đặt lợi ích kinh tế của tổ chức lên trên lợi ích chung của cộng đồng. Sở dĩ có tình trạng này cũng là do pháp luật còn quy định chung chung, chưa cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói chung, về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác có hành vi gây ô nhiễm môi trường nói riêng và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện chưa tốt, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm minh.

Những thiệt hại không hoặc chưa được bù đắp do sự thiếu hụt của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã gây bức xúc ngày càng gia tăng trong cộng đồng đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là động lực xã hội thúc đẩy việc nghiên cứu, hoàn thiện những quy định về trách nhiệm phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Trong đó việc hoàn thiện thêm một bước các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về dân sự với những quy định cụ thể, rõ ràng hơn, đảm bảo cho người bị thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có cơ sở đầy đủ, hợp pháp để yêu cầu bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình là rất cần thiết.

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Trên cơ sở thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và từ thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ở nước ta thời gian qua, cũng như qua việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của các quốc gia đi trước, chúng tôi mạnh

dạn đề xuất hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường về các nội dung sau đây.

3.2.2.1. Quy định về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Đối với thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường pháp luật chưa quy định để xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường. Do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường mà những biến đổi này làm giảm đi những tính năng vốn có của môi trường - những tính năng có thể tạo những điều kiện thuận lợi, có ích cho sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. Vì thế, khi chức năng, tính hữu ích của môi trường bị giảm sút thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại và phát triển chung của cả cộng đồng. Điều đó có nghĩa là nếu có thiệt hại xảy ra cho môi trường thì cả cộng đồng phải gánh chịu. Trong trường hợp này, người bị thiệt hại sẽ được xác định là Nhà nước - chủ thể đại diện cho lợi ích chung của cả cộng đồng.

Do vậy, khi xảy ra thiệt hại về môi trường, cần xác định được chủ thể sẽ có quyền hoặc trách nhiệm thay mặt nhà nước để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra là ai, cơ quan, tổ chức nào? Theo chúng tôi, việc xác định chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp có thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường có thể được xác định theo hướng sau đây:

- Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý thành phần môi trường, là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng.

- Trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Trong

trường hợp các đối tượng này không thực hiện quyền của mình thì Nhà nước là người có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

3.2.2.2. Xác định nguyên tắc phân chia trách nhiệm khi có nhiều người cùng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại

Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, không ít trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người khác. Đối với trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng đối tượng thì theo Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005 "họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau." Trong trường hợp xác định được mức độ lỗi của từng đối tượng gây thiệt hại thì "trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nhưng pháp luật lại chưa quy định về nguyên tắc để phân chia trách nhiệm bồi thường giữa những người này. Do đó, để bảo đảm công bằng trong trách nhiệm bồi thường, việc nghiên cứu bổ sung nguyên tắc phân chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ thiệt hại mà từng đối tượng gây ra trong tổng số thiệt hại mà họ cùng gây ra là rất cần thiết.

3.2.2.3. Quy định cụ thể về xác định thiệt hại đối với từng thành phần môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, thành phần môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện tại, để bảo đảm tính khả thi thì đối với thiệt hại môi trường tự nhiên chỉ nên tập trung ở các thành phần sau: 1) Đất; 2) Nước; 3) không khí; 4) Hệ sinh thái. Trong đó, đối với thiệt hại về đất cần có sự phân biệt giữa nhóm đất nông nghiệp với nhóm đất phi nông nghiệp. Thiệt hại đối với nước cần có sự phân biệt giữa nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt với nước phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước phục vụ cho vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng. Đối với thiệt hại về thành phần môi

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí