Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Qua Một Số Vụ Việc Cụ Thể Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Làm Ô Nhiễm Môi Trường

bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;

a2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;

a3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a1 và điểm a2 nói trên;

a5. Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng…, thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng… là ngày vi phạm;

a6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng [25].

Mặc dù Nghị quyết 01 nói trên hướng dẫn cách xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện rất cụ thể như vậy nhưng việc xác định trên thực tế không mấy dễ dàng, đặc biệt là trong việc xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Do tính chất đặc thù là thiệt hại trong lĩnh môi trường thường không dễ nhận biết; thiệt hại thường khó xác định một cách chính xác; thiệt hại khi môi trường bị ô nhiễm bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián

tiếp, thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài do thời gian ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường có thể tính bằng ngày nhưng cũng có những trường hợp phải tính bằng, tháng hoặc năm... nên việc xác định thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm trong nhiều trường hợp là không dễ.‌

Quay trở lại vụ Vedan gây ô nhiễm môi trường, ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm được xác định là ngày Vedan bị phát hiện có hành vi xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn vào môi trường. Trên thực tế, người bị thiệt hại đã phát hiện ra thiệt hại trước đó (hiện tượng cá, tôm chết, nước bị ô nhiễm...) nhưng lại chưa đủ yếu tố để khởi kiện vì chưa phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng cũng có những trường hợp người bị thiệt hại chỉ nhận biết và xác định được thiệt hại một thời gian dài (quá hai năm) sau khi hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra (ví dụ, phát sinh bệnh ung thư sau nhiều năm sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm).

Qua phân tích nêu trên, có thể nhận thấy quy định về thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đã phát sinh bất cập, không bảo đảm quyền khởi kiện để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, không bảo đảm được nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường kịp thời được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG; PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG‌


Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 11

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT QUA MỘT SỐ VỤ VIỆC CỤ THỂ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.1.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Thực tiễn về áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với vụ việc điển hình là sự cố tràn dầu ở Cát Lái - Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gaz, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Nhà Bè. Qua đấu tranh thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêu trên (7 tỉ Việt nam đồng) để tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất

2.000 ha ruộng lúa và 50 ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dầu cho hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Vào thời gian trên, một số căn cứ pháp lý để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được hình thành (Thông tư số 2262/TT-Mtg ngày 29/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ), theo đó các khoản bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây nên gồm: i) Tính mạng, sức khỏe con người; ii) Tài sản của nhà nước và nhân dân; iii) Hủy hoại tài nguyên, môi sinh, môi trường;

iv) Điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố tràn dầu;

v) Khảo sát, đánh giá, xác định thiệt hại; vi) Giải quyết các thủ tục bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, tất cả những kinh nghiệm nêu trên mới chỉ dừng ở trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây nên [30].

Trong những năm gần đây, có một số vụ việc về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được giải quyết ở một số địa phương thông qua thương lượng, hòa giải. Các vụ việc này chủ yếu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước gây ô nhiễm môi trường nước làm thiệt hại cho người dân (điển hình như các vụ việc sẽ được nêu dưới đây). Trong các vụ việc này, người thiệt hại hầu hết chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, rất ít trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại đối với môi trường hoàn toàn chưa được đề cập đến. Các tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hầu hết chỉ "hỗ trợ" cho người bị thiệt hại mà chưa "bồi thường" cho người bị thiệt hại theo nguyên tắc "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời" đã được quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005). Việc xác định thiệt hại thường do các cơ quan nhà nước thực hiện và ngân sách nhà nước chi trả. Các bên trong vụ việc không tự thỏa thuận được với nhau mà chủ yếu phải thương lượng, hòa giải thông qua một cơ quan trung gian là Ủy ban nhân dân hoặc các cơ quan hành chính (mà chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường), hầu như chưa có vụ việc nào được giải quyết hoàn chỉnh theo thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hay yêu cầu trọng tài giải quyết như quy định tại Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

3.1.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật qua một số vụ việc điển hình đã được giải quyết trong những năm gần đây

(i) Tháng 3/2001, Công ty Dệt nhuộm Thế Hòa tỉnh Đồng Nai xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn quy định ra khu vực trồng lúa của dân làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Sau khi Hội đồng đền bù của huyện khảo sát

đánh giá mức độ thiệt hại, quá trình thương lượng, hòa giải Công ty Thế Hòa phải đền bù cho dân 287 triệu đồng.

(ii) Tháng 11/2001 Công ty đường La Ngà tỉnh Đồng Nai xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn quy định ra khu vực nuôi cá bè của dân làm cá chết hàng loạt. Sau khi định giá mức độ ô nhiễm, Hội đồng đền bù của huyện thống kê các hộ nuôi cá và số lượng cá, Công ty đồng ý hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại số tiền là 186.447.500 đồng.

(iii) Nhà máy cao su Xà Bang (thuộc Công ty Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu) gây ô nhiễm môi trường kéo dài từ năm 1998, trung bình thải 1000m3/ngày đêm làm ô nhiễm nước sinh hoạt của 17 hộ gia đình; đồng thời thải nước thải vào một hồ chứa nước để xử lý thành nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã yêu cầu bên gây hại phải khắc phục cho dân. Nhà máy và những người dân bị thiệt hại đã thỏa thuận, kí biên bản trước sự chứng kiến của chính quyền và Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhà máy đã tiến hành bước đầu việc bồi thường thiệt hại cho dân từ 400 đến 500 triệu. Tuy nhiên, sau đó các hộ gia đình đồng loạt kêu kiện, gửi đơn thư đến nhiều nơi. Sở Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm ô nhiễm và yêu cầu nhà máy khắc phục ô nhiễm, đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân xung quanh; hỗ trợ cho nhà máy xử lý nước sinh hoạt cho dân chuyển sang hồ chứa khác. Nhưng tình trạng ô nhiễm

nguồn nước vẫn không khắc phục được, Sở Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tạm đóng cửa nhà máy 6 tháng (trong thời gian không có nguyên liệu sản xuất, mủ cao su). Sau khi đầu tư 10 tỉ, nhà máy xin phép hoạt động lại. Sau thời gian tạm đình chỉ hoạt động nhà máy đã tìm giải pháp cấp đất mới cho các hộ dân cư chuyển đi nơi khác sinh sống [30].

Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất

kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại (trung bình mỗi năm có từ 40 đến 50 đơn khiếu nại, khiếu kiện về môi trường, trong đó có 70% đơn thư yêu cầu khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, 30% yêu cầu bồi thường thiệt hại) [1].

Thứ hai, nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Hầu như chưa có trường hợp nào giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Thứ ba, việc định giá thiệt hại chủ yếu dựa trên mức độ gây hại. Nếu là cơ sở sản xuất nhỏ, mức độ thiệt hại không lớn thì chủ yếu do Ủy ban nhân dân xã, cán bộ xã xác định và bên gây hại chấp nhận. Nhưng do cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp thường không có chuyên môn đối với những vụ việc lớn thì thanh tra môi trường mời cơ quan chuyên môn (như Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Nuôi trồng thủy sản…) để xác định thiệt hại, kinh phí để xác định thiệt hại lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thứ tư, vụ việc chủ yếu được giải quyết thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính, hầu như chưa có vụ việc nào được giải quyết hoàn chỉnh theo thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Bên gây ra thiệt hại thường tự bồi thường cho bên thiệt hại và hai bên kí biên bản thỏa thuận, bồi thường trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả thường đạt 80- 90% số vụ thành công từ thỏa thuận. 10% còn lại thường do kiện không đúng hoặc yêu sách quá cao, không thể xác định mức độ thiệt hại…

Thứ năm, trong hầu hết các trường hợp, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại mới chỉ "hỗ trợ" cho người bị thiệt hại mà chưa thực hiện nguyên tắc "người gây thiệt hại phải trả giá" và "thiệt hại được bồi thường toàn bộ" của pháp luật dân sự. Thực tế cơ quan giải quyết vụ việc cũng chưa yêu cầu người gây thiệt

hại phải trả các chi phí để xác định thiệt hại (mà sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả) và mới chỉ dừng lại ở yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.

3.1.3. Những vụ việc điển hình chưa giải quyết hoặc đang trong quá trình giải quyết

(a) Vụ ô nhiễm dầu ở các tỉnh ven biển Việt Nam năm 2007

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 5/2007, tại 20 tỉnh, thành phố ven biển ở nước ta xảy ra hiện tượng dầu thô trôi dạt vào bờ. Dầu thô đã xuất hiện dọc bờ biển từ Hà Tĩnh đến Cà Mau và tại các đảo như Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ... Quy mô của đợt ô nhiễm dầu là rất lớn và kéo dài, tác động nghiêm trọng tới môi trường biển, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một số ngành công nghiệp. Đặc biệt, ngành thủy sản và du lịch đã bị thiệt hại nặng nề do ô nhiễm dầu. Ô nhiễm dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái biển theo cấp độ suy thoái, tổn thương và có thể làm mất hệ sinh thái.

- Nguồn gây ô nhiễm là dầu nhưng việc xác định hành vi gây ô nhiễm môi trường rất khó khăn. Việc phát hiện ra các vệt dầu trên biển chủ yếu do thông tin của các tàu đánh cá báo về và qua ảnh chụp từ vệ tinh. Tuy nhiên, việc giải đoán ảnh để tìm nguyên nhân gây ô nhiễm cũng là vấn đề khó khăn mà Việt Nam gặp phải, Trung tâm viễn thám phải thuê chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ kỹ thuật và giám định chất lượng giải đoán ảnh để xác định nguồn gây ô nhiễm. Nguồn dầu gây ô nhiễm vùng biển khu vực phía Bắc được khẳng định chắc chắn là không xuất phát từ vùng biển Việt Nam mà từ ngoài lãnh hải Việt Nam. Nguồn gốc dầu loang tại vùng biển phía Bắc chưa được công bố xuất phát từ quốc gia nào tuy đã được khẳng định là chỉ xuất phát từ một hoạt động khai thác dầu (thực tế chứng minh được là nguồn gây ô nhiễm xuất phát từ Trung Quốc nhưng do sự nhạy cảm trong quan hệ ngoại giao,

Nhà nước đã không công bố chính thức về nguồn gây ô nhiễm). Còn dầu loang trên vùng biển khu vực phía Nam xuất phát từ hai hoạt động: khai thác dầu và giao thông vận tải biển do việc súc rửa, xả dầu từ các hoạt động của tàu thuyền trên biển (cả trong và ngoài vùng biển Việt Nam) và từ các mỏ khai thác dầu, không loại trừ các mỏ của Việt Nam.

Mặc dù đã xác định được hành vi gây ô nhiễm là do hoạt động khai thác dầu và giao thông vận tải biển (do việc súc rửa, xả dầu từ các hoạt động của tàu thuyền trên biển). Tuy nhiên, rất khó xác định đối tượng gây ô nhiễm vì dầu trôi nổi trên biển rò rỉ, các tàu chạy trên biển xả thải dầu cặn trực tiếp xuống biển...

Trên thực tế, để xác định chủ thể gây ô nhiễm, Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan đã phải sử dụng công nghệ viễn thám, phân tích mẫu dầu đối chứng… Nhưng nhìn chung, để xác định được chủ thể gây ô nhiễm môi trường biển chúng ta đã tốn kém không ít kinh phí do một số hoạt động vượt quá khả năng trình độ hiện hành của nước ta (như việc phân tích ảnh do vệ tinh chụp phải có sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài, việc phân tích mẫu dầu cũng phải gửi ra nước ngoài thực hiện…).

Trong vụ ô nhiễm dầu này, thiệt hại về vật chất là có thể xác định được và bao gồm:

- Thiệt hại đối với ngành du lịch: ô nhiễm do sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến các hoạt động tham quan du lịch, tiêu tốn chi phí để làm sạch các vùng nước nhiễm dầu…

- Thiệt hại đối với ngành thủy sản: giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản…

- Thiệt hại đối với ngành nông nghiệp: sự cố tràn dầu gây ra những tác động đến sự lưu thông của dòng chảy, nước ô nhiễm dầu xâm nhập vào các vùng nước ngọt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây nông nghiệp...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023