Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 13

trường là không khí thì cần có sự phân biệt giữa không khí tại khu vực đô thị, khu dân cư tập trung với không khí ở những khu vực khác. Thiệt hại đối với hệ sinh thái cần có sự phân biệt giữa hệ sinh thái rừng với hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước...

3.2.2.4. Xây dựng một hệ thống phương pháp để xác định mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra

Để có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường do làm ô nhiễm môi trường, người bị thiệt hại phải xác định mức thiệt hại và chứng minh thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người thiệt hại không thể tự xác định thiệt hại hoặc mức thiệt hại do người bị thiệt hại đưa ra không được người có trách nhiệm bồi thường chấp thuận do không có chứng cứ khoa học chứng minh. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, người bị thiệt hại đưa ra mức bồi thường bị cho là quá cao và không có căn cứ; hầu hết mức bồi thường được chấp nhận là mức do các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học về môi trường đưa ra (ví dụ trong vụ Vedan mức thiệt hại phải bồi thường mà cuối cùng Vedan chấp nhận là mức do Viện Khoa học Môi trường đưa ra). Trong trường hợp xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì vai trò của các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học về môi trường là rất quan trọng. Do đó, để các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (người bị thiệt hại cũng như người có hành vi gây thiệt hại) có thể xác định mức độ thiệt hại việc xây dựng được các phương pháp xác định thiệt hại giúp cho các bên có thể nhanh chóng xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra là góp phần thiết thực vào việc bảo đảm quyền của các bên.

3.2.2.5. Sửa đổi quy định về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường

Tương tự như thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi

trường là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân,chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu này đã phát sinh bất cập như đã phân tích ở trên. Do đó, cần nghiên cứu sửa quy định về thời hiệu khởi kiện theo hướng đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại hơn. Cụ thể, có thể nghiên cứu sửa thời hiệu khởi kiện thành "Năm năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác biết hoặc phải biết về thiệt hại của mình" hoặc "hai mươi năm kể từ ngày có hành vi vi phạm gây thiệt hại".

3.2.2.6. Gia nhập các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường

Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật trong nước, việc gia nhập các công ước quốc tế về môi trường, đặc biệt là các Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu giúp Việt Nam tiếp cận sâu hơn với luật pháp quốc tế về bồi thường thiệt hại. Nội luật hóa quy định trong các Công ước quốc tế vào pháp luật trong nước, các phán quyết của tòa án Việt Nam sẽ được tòa án các nước thành viên của công ước thừa nhận.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

3.2.3.1. Tăng cường năng lực của các thiết chế liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Như đã đề cập ở trên, việc xác định, tính toán thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là không đơn giản, nhiều trường hợp phải yêu cầu các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học sử dụng những phương tiện, máy móc, phương pháp khoa học để tính toán, trong khi ở nước ta hiện nay đội ngũ các nhà khoa học có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ môi trường... không nhiều. Hơn nữa, hầu hết yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được giải quyết qua quá trình thương lượng, hòa giải với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Do đó, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ môi trường cũng như các thiết

chế khác có liên quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam - 13

3.2.3.2. Xác định vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình tham gia hòa giải, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Với đặc điểm là hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể gây thiệt hại trên phạm vi rộng, tác động tới nhiều chủ thể và thực tiễn giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong những năm qua cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp là không thể thiếu trong quá trình thương lượng, hòa giải yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường, đặc biệt trong những vụ việc có nhiều chủ thể khác nhau bị thiệt hại. Ủy ban nhân dân các cấp tham gia sớm vào quá trình thương lượng, hòa giải sẽ giúp cho vụ việc được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn và đảm bảo được quyền lợi của các bên. Việc xác định rõ vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình tham gia hòa giải, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường sẽ giúp cho Ủy ban nhân dân các cấp chủ động tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ việc và do đó sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

3.2.3.3. Xác định cụ thể các tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường nhằm tránh những trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng chi trả và giúp cho những người gây ô nhiễm vẫn có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất sau khi bồi thường thiệt hại. Bảo hiểm thiệt hại về môi trường góp phần bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt

hại của người gây thiệt hại và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và do đó sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Tóm lại, bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là loại trách nhiệm pháp lý dân sự áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và gây thiệt hại. Những hành vi này làm suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường hoặc gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân từ chính sự suy giảm chức năng tính hữu ích đó. Để bảo vệ các giá trị môi trường cho cả cộng đồng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực môi trường, việc xây dựng và áp dụng đồng bộ các qui định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một đòi hỏi bức thiết cần sớm được giải quyết ở nước ta hiện nay. Đó cũng là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

KẾT LUẬN


Những nội dung được trình bày trong luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Việt Nam kể từ khi Nhà nước ta ban hành văn bản pháp luật đầu tiên quy định về vấn đề này (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993) cho đến nay.

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Trong phần này, ngoài việc phân tích những vấn đề lý luận theo quan điểm của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Luận văn cũng đã đưa ra quan điểm của một số nước trên thế giới về thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

- Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường;

Từ nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, có thể rút ra các kết luận cơ bản sau đây:

1. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý dân sự ngoài hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì phải trả giá về hành vi của mình qua việc khôi phục, đền bù, bù đắp những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

2. Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung được quy định trong cả Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường và một số văn bản khác có liên quan nên khó áp dụng trên thực tế, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động này trên thực tế.

3. Thực tế giải quyết về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong những năm vừa qua cho thấy nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời hầu như chưa được áp dụng, hầu hết các trường hợp người gây thiệt hại chỉ, hỗ trợ" cho người bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe. thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường chưa được đề cập đến.

Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã nêu trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Tóm lại, với những ưu điểm, hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như đã nêu trên và thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cho thấy rằng, các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn không chỉ đối với các tổ chức, cá nhân yêu cầu bồi thường hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà cho cả các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm một bước pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong bối cảnh môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, các hành vi gây ô nhiễm môi trường liên tiếp bị phát hiện, đang và sẽ vẫn là cần thiết để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004-2008), Các báo cáo tổng kết công tác thực tiễn giải quyết đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004-2008), Các báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thực thi luật và chính sách bảo vệ môi trường, Tài liệu Hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội, tháng 3.

4. Nguyễn Thu Hà (2004), "Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 5(193) .

5. Vũ Thu Hạnh (2004), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

6. Vũ Thu Hạnh (2007), "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường", Khoa học pháp lý, 3(40).

7. Chu Hoa (2006), "Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện", Nhà nước và pháp luật, 1(213).

8. Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (2010), Đối thoại chính sách giữa các bên có lợi ích liên quan trong việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Tài liệu Hội thảo tổ chức tại Hà Nội, tháng 01.

9. Trần Thắng Lợi (2004) "Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường ở một số nước", Nhà nước và pháp luật, 3(191).

10. Phạm Hữu Nghị (2008), "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường", Nhà nước và pháp luật, 6(193).

11. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội (1993), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

14. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

15. Quốc hội (1996), Luật Khoáng sản, Hà Nội.

16. Quốc hội (1998), Luật Tài nguyên nước, Hà Nội.

17. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

18. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

19. Quốc hội (2005), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

20. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

21. Quốc hội (2005), Luật Khoáng sản (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

22. Phùng Trung Tập (2004), "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", Tòa án nhân dân, (10).

23. Nguyễn Hồng Thao (2003), Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

24. Nguyễn Hồng Thao (2009), "Việt Nam và các công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm biển do dầu"; Nhà nước và pháp luật, 6(254).

25. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV, Hà Nội.

26. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

27. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023