Thông Tư Số 45/2006/qđ-Ttg Ngày 28 Tháng 02 Năm 2006 Quy Định Về Việc Ban Hành Quy Chế Cấp Và Quản Lý Thẻ Đi Lại Của Doanh Nhân Apec.


Phối hợp với các tổ chức liên quan trong Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhằm thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội và Hiệp hội du lịch Việt Nam.


5.2.2. Quyền của Hiệp hội


Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước những chính sách, luật pháp trong lĩnh vực du lịch nói chung và lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch nói riêng.

Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển các mối quan hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả và vị thế của Hiệp hội.

Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá về du lịch Việt Nam, trọng tâm là công tác lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch và sản phẩm du lịch, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Du lịch về phát triển Du lịch, phổ biến kinh nghiệm quản lý, kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn du lịch theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, được tham gia góp vốn trong các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

Thành lập các hội chuyên ngành trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn du lịch.

Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 8

Thực hiện các quyền khác của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.


5.3. Hiệp hội Khách sạn Việt Nam

Hiệp hội Khách sạn Việt Nam (VHA - Vietnam Hotel Association) là Hội chuyên ngành của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch (sau đây gọi tắt là khách sạn) và các dịch vụ liên quan khác.

Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật, về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên.

Hiệp hội Khách sạn Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.

Hiệp hội khách sạn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội. Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hiệp hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

5.3.1. Nhiệm vụ của Hiệp hội

Tuyên truyền giáo dục để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của hệ thống Khách sạn và các dịch vụ liên quan.

Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt nam với bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Khách sạn Việt Nam khi được yêu cầu.

Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của Ngành và của hội viên theo thẩm quyền của Hiệp hội; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.


Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh Khách sạn trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

Phối hợp với các tổ chức liên quan trong Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhằm thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội và Hiệp hội Du lịch Việt Nam.


5.3.2. Quyền của Hiệp hội

Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh khách sạn và các dịch vụ liên quan.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và điều lệ này.

Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước những chính sách, luật pháp đưa ngành kinh doanh khách sạn phát triển.

Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của Hiệp hội.

Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá khách sạn, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Du lịch về xây dựng, phát triển du lịch, phổ biến kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh khách sạn theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các quyền khác của tổ chức Hiệp hội theo quy định của pháp luật.


VI. Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù có liên quan đến hoạt động du lịch.

6.1. Thông tư số 44/2011/TT - BCA ngày 29/6/2011 của Bộ Công an hướng dẫn cấp giấy phép tham quan du lịch Việt Nam cho người nước ngoài quá cảnh.

Thông tư này hướng dẫn thủ tục giải quyết đối với người nước ngoài quá cảnh Việt Nam qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu cảng biển quốc tế (sau đây gọi chung là cửa khẩu quốc tế) để tham quan, du lịch với thời gian không quá 15 ngày.

Toàn văn của Thông tư 44/2011/TT-BCA ngày 29/6/2011 của Bộ Công an được đăng trên một số Website:

http://www.chinhphu.vn http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.vietlaw.gov.vn http://www.csdl.thutuchanhchinh.vn Một số quy định cụ thể:

Điều 2. Điều kiện người nước ngoài quá cảnh được vào Việt Nam tham quan, du lịch và doanh nghiệp được tổ chức cho người nước ngoài quá cảnh tham quan, du lịch Việt Nam:

Người nước ngoài quá cảnh muốn vào Việt Nam tham quan, du lịch phải thỏa thuận với doanh nghiệp lữ hành quốc tế về chương trình (việc thỏa thuận có thể thực hiện trước hoặc khi đến cửa khẩu).

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế muốn tổ chức cho người nước ngoài quá cảnh tham quan, du lịch Việt Nam phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại khoản 2, Mục I, Thông tư liên tịch Công an - Ngoại giao số 04/2002/TTLT/BCA-BNG, ngày 29/01/2002 hướng dẫn Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của


Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.


6.2. Thông tư số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 quy định Về việc Ban hành Quy chế cấp và quản lý Thẻ đi lại của Doanh nhân APEC.

Điều 1 của Thông tư quy định: Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình. Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Điều 36. Ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu

Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá là đá quý, kim khí quý (trừ vàng tiêu chuẩn quốc tế) phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải làm thủ tục hải quan.

Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng tiền mặt Việt Nam:

o Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền xu và séc du lịch), đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước thì phải khai hải quan tại cửa khẩu;

o Người xuất cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt vượt mức quy định hoặc vượt số ngoại tệ đã khai hải quan khi nhập cảnh thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước;

o Người xuất cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt vượt mức quy định nhưng không vượt quá số ngoại tệ đã khai hải quan khi nhập cảnh thì phải xuất trình tờ khai hải quan khi nhập cảnh mà không cần phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.


Người nhập cảnh, xuất cảnh có mang vàng tiêu chuẩn quốc tế thì thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 47. Phương tiện vận tải của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập không vì mục đích thương mại.

Phương tiện vận tải của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại quy định tại Điều này gồm xe ô tô chở người, xe vừa chở người vừa chở hàng, xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy. Khi tạm nhập, tạm xuất phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới.

Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới không phải xin cấp giấy phép.

Hồ sơ hải quan gồm:

o Tờ khai hải quan;

o Giấy phép (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu);

o Giấy đăng ký lưu hành.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.


6.3. Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 về việc sửa đổi khoản a và b Điều 1, Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7

Toàn văn của Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 được đăng trên một số Website:

http://www.chinhphu.vn http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.vietlaw.gov.vn http://www.csdl.thutuchanhchinh.vn


Một số quy định cụ thể: ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh.

Điều 1. Sửa đổi khoản a và b Điều 1 Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh như sau:

7.000 USD (Bảy nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).


6.4. Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN 12 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh

Một số quy định cụ thể:

Điều 4: Mang vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu

Cá nhân xuất cảnh mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên phải khai báo Hải quan. Nếu mang theo vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 1 (Một) kilôgam trở lên phải có giấy phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú cấp. Cá nhân đã mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu khi nhập cảnh thì khi xuất cảnh được mang ra với khối lượng không vượt quá khối lượng đã mang vào có khai báo Hải quan khi nhập cảnh, không phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải xuất trình tờ khai Hải quan khi nhập cảnh.

Cá nhân nhập cảnh mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên phải khai báo Hải quan. Nếu mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng vượt quá 1 (Một) kilôgam phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan phần vượt quá để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.

Ngày đăng: 11/06/2023