Hệ Thống Chính Trị Và Bộ Máy Nhà Nước Việt Nam


Câu hỏi thảo luận: Những thay đổi về văn hóa, kinh tế xã hội tại địa bàn tác nghiệp có ảnh hưởng gì tới công tác của Thuyết minh viên du lịch? Những cách khắc phục. Thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.

Bài tập/Kiểm tra/Viết thu hoạch: Thuyết minh viên du lịch hãy mô tả và so sánh các đặc điểm văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội tại địa bàn tác nghiệp của mình với các đặc điểm trên của đất nước?


Tài liệu tham khảo của chương:


1. Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, NXB Thế Giới, 2006.

2. Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2012.


3. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn Học, 2005.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999.

Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 5


5. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục 2009.


6. Việt Nam Đất nước - Con người, NXB Chính trị quốc gia, 2010.


Chương 2


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

VÀ CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH NGÀNH DU LỊCH



MỤC TIÊU:


Sau khi nghiên cứu chương này, học viên có thể:


Hiểu được Hệ thống Chính trị và Bộ máy Nhà nước Việt Nam;


Xác định được quan điểm và mục tiêu phát triển Du lịch Việt Nam;


Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của các Cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương và một số tổ chức khác trong ngành Du lịch;

Phân biệt được một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù có liên quan đến hoạt động du lịch.


I. Hệ thống Chính trị và Bộ máy Nhà nước Việt Nam

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Các tổ chức của Đảng đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật".


1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ khi thành lập năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiện mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng tháng 8, chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa đất nước Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước năm 1976. Năm 1986, Đảng Cộng sản đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiều thắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội Đảng toàn quốc, được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư. Trước đây, chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận). Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay (khóa XI) là ông Nguyễn Phú Trọng. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản và nếu tổ chức Đảng thấy có đủ tiêu chuẩn thì sẽ được kết nạp. Tuy nhiên, Đảng viên mới phải trải qua một thời kỳ thử thách là đảng viên dự bị một năm, mới trở thành đảng viên chính thức, có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 11 lần đại hội. Đại hội XI diễn ra vào tháng 01 năm 2011. Hiện nay, Đảng có hơn 3,6 triệu đảng viên.


1.2. Hệ thống Nhà nước

1.2.1. Quốc hội:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

a. Chức năng:

Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

b. Nhiệm kỳ của Quốc hội:

Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 2 lần/năm. Ngoài ra, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất.

c. Đại biểu Quốc hội:

Đại biểu Quốc hội là công dân Việt Nam, từ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất, trình độ, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu ra.

Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri và chịu sự giám sát của cử tri.

d. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội:

Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ tịch.

e. Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Ðiều 90 Hiến pháp 1992 quy định: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội".

Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên.


Số lượng các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.

Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ mới.''

Nhiệm vụ và quyền hạn:

Ðiều 91 Hiến pháp 1992 quy định: "Uỷ ban thuờng vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau":

o Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;

o Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;

o Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh;

o Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;

o Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

o Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;

o Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các đại biểu Quốc hội;


o Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;

o Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;

o Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

o Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

o Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

o Ðể thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội chuẩn bị các vấn đề trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định.

g. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội:

Hội đồng Dân tộc và Uỷ ban của Quốc hội gồm: Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban về Các vấn đề Xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Đối ngoại.

1.2.2. Chủ tịch nước:

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội để thay mặt nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: Chủ tịch nước có 12 quyền hạn, trong đó, quan trọng nhất là:


Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.

Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.

Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch.

Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.

1.2.3. Chính phủ:

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.

Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.


1.2.4. Toà án nhân dân tối cao:

Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án.

Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ máy giúp việc.

Nhiệm kỳ là 5 năm.

Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn; Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Chánh án. Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo đa số.

Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, bị cáo được quyền mời luật sư bào chữa, quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

1.2.5. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao:

Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:

Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi miễn.

Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng.

1.2.6. Tổ chức bộ máy cấp địa phương:

a. Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội đồng nhân dân huyện.

Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận.

Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày đăng: 11/06/2023