Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Đội Ngũ Gv Về Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Dạy Học Thể Dục Theo Tiếp Cận Năng Lực

Trong các ngày lễ lớn, kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác tổ chức các buổi lao động công ích, giúp đỡ những gia đình neo đơn.

Một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện những nội dung trên, đó là sự nhất trí, đồng thuận của ban giám hiệu nhà trường. Căn cứ vào những văn bản chỉ đạo của Sở ban ngành, ban lãnh đạo nhà trường, cùng các giáo viên đảm nhận môn giáo dục thể chất cần có những kế hoạch cụ thể, thống nhất phương pháp chuyên môn, đặc biệt đối với những bài dạy khó có hướng chuyên sâu, nâng cao năng lực của các em học sinh. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cũng như là thời gian cần thiết tổ chức định kỳ tổ chức các buổi cemina chuyên sâu, mời các chuyên gia về trao đổi, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, bồi dưỡng những kỹ năng, đóng góp những ý kiến để cho bài dạy đạt hiệu quả, các em học sinh được phát huy năng lực của mình bài bản hơn. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm với các trường khác ở trong và ngoài tỉnh.

Ban giám hiệu cần quản lý sát sao việc tự học của học sinh, hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên hàng năm. Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên đảm nhận môn giáo dục thể chất được đi tập huấn, đi tự bồi dưỡng để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới về phương pháp dạy học....

Khi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực của học sinh. Các giáo viên trực tiếp lên lớp cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của từng em học sinh.

Hàng năm nhà trường tổ chức các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức lựa chọn những giáo viên có chuyên môn tốt giảng dạy mẫu để các giáo viên khác học hỏi. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để các giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất có thể tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Có những động viên khuyến khích kịp thời đối với những giáo viên đạt giải trong các kỳ thi, hoặc là giáo viên hướng dẫn học sinh đi thi các hội thao, các giải thể dục thể thao đạt giải.

Ban giám hiệu cùng các thầy cô giảng dạy môn giáo dục thể chất cùng thống nhất, hướng dẫn các em học sinh xây dựng phương pháp tự học nhằm rèn luyện tính tự giác, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em học sinh.

Khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm hay, có tác động đến nâng cao chất lượng của việc dạy và học. Bên cạnh đó khuyến khích giáo viên khai thác tối đa hiệu quả các đồ dụng, dụng cụ học tập, động viên khích lệ và có khen thưởng đối với giáo viên làm thêm hay thiết kế những dụng cụ học tập hữu hiệu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng học tập.

Giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất lập kế hoạch để các em học sinh có thể học tập theo nhóm, tổ chức các phong trào để kích thích tính tập thể, sáng tạo, đoàn kết để cùng nhau tiến bộ.

Ngoài giờ luyện tập trên lớp, giáo viên có thể giao cho học sinh những bài tập về nhà, để rèn luyện cho các em tính tự giác, chủ động, bền bỉ. Để các em có thể phát huy hết năng lực của mình tăng hiệu quả chất lượng môn học.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Để thực hiện các biện pháp trên cần đảm bảo một số điều kiện như sau:

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chương trình hoạt động giáo dục thể chất theo năng lực cho học sinh là nội dung cần thiết cần có sự đồng thuận từ ban giám hiệu đến với mỗi giáo viên đảm nhận.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 12

Đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể cần cần trau đồi thêm kiến thức, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, trang bị cho mình những kỹ năng sư phạm tốt, ứng biến với nhiều tình huống, có khả năng cảm hóa được học sinh, vừa là người thày vừa là người bạn định hướng lựa chọn phù hợp với năng lực giúp học sinh được phát triển toàn diện.

Về phía các em học sinh làm sao có thể khơi gợi được tính chủ động, tích cực, tự giác, ham mê học tập, rèn luyện. Đây là yếu tố quyết định nhất góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh.

3.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học thể dục theo tiếp cận năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và mỗi nhà trường nói riêng. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn giúp cho mỗi cán bộ giáo viên trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn, những khó khăn vấp phải, cùng nhau tìm ra hướng giải quyết nhằm tìm ra những phương pháp trong tổ chức hoạt hoạt động giáo dục thể chất theo năng lực của học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục theo tiếp cận năng lực của học sinh là nhiệm vụ then chốt cần làm ngay nhằm đáp ứng nhu cầu năng lực của học sinh và cả xã hội.

Đối với hoạt động giáo dục thể chất theo năng lực người học cần tập trung:

Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu của năm học mà trường đã đề ra, cần phải cụ thể hóa, gắn với mục tiêu riêng của môn học giáo dục thể chất. Từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các mục tiêu, dưới sự chỉ đạo giám sát của ban giám hiệu.

Tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên môn tức là cùng nhau xây dựng kế hoạch hoạt động, có sự đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn, trên cơ sở phân tích thực trạng dạy và học môn giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, từ đó chỉ ra những thuận lợi tiến hành thực hiện và những khó khăn trong quá trình thực hiện cần phải khắc phục, cùng nhau trao đổi để tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất hướng tới phát triển năng lực cho học sinh.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhau xây dựng nội dung và thiết kế các chương trình hoạt động giáo dục thể chất có hiệu

quả. Với mục đích là hướng tới phát triển năng lực cho học sinh, vì vậy các hoạt động chuyên môn cũng chú trọng tới việc xây dựng các kế hoạch tập trung theo hướng tổ chức các hình thức hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao học sinh yêu thích, hoạt động tập thể và lao động công ích hình thức tham gia các hoạt động ngoại khóa.... Cùng nhau trao đổi những sáng kiến kinh nghiệm để các câu lạc bộ hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Cách thức thực hiện: để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, các giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng, tự trau dồi học hỏi kinh nghiệm, tự bồi dưỡng các năng lực sau: Năng lực giải quyết các tình huống giáo dục trong dạy học giáo dục thể chất, Năng lực tư vấn, tham vấn cho học sinh, Năng lực phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, Năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục, Năng lực đánh giá kết quả giáo dục, Năng lực tìm hiểu chương trình và Sách giáo khoa, Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, Năng lực quản lý hồ sơ dạy học, năng lực phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học, Năng lực xây dựng môi trường học tập, Năng lực tự đánh giá, năng lực tự học, tự nghiên cứu, Năng lực thực hành thể thao, Năng lực cứu thương, Năng lực Tổ chức thi đấu thể thao.

Căn cứ vào các công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo, Ban lãnh đạo nhà trường cần tổ chức các Hội nghị thường niên hàng năm để xác định mục tiêu, yêu cầu đối với từng môn học nói chung và môn giáo dục thể chất nói riêng.

Ban lãnh đạo nhà trường căn cứ vào nguồn nhân lực thực tế của nhà trường, phân công chức năng nhiệm vụ cho các giáo viên đảm nhiệm lên lớp phù hợp với trình độ đã được đào tạo.

Từ đầu năm học, ban lãnh đạo nhà trường cử và tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho các đồng chí cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về một số nội dung như: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu chung của môn học giáo dục thể chất, từ đó mỗi giáo viên chịu trách nhiệm đảm nhận môn đó cần cụ thể

hóa thành kế hoạch hoạt động của nhóm chuyên môn, của cá nhân mình; Tập huấn về công tác kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên môn của giáo viên, để từ đó giáo viên được chủ động chuẩn bị kế hoạch đáp ứng với yêu cầu đã được đặt ra từ đầu; Tập huấn về công tác đổi mới về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm đối với mỗi giáo viên của từng môn học.

Ban lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên đôn đốc chỉ đạo cán bộ giáo viên phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch theo từng tuần, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi tuần tiến hành tự kiểm tra, rút kinh nghiệm bằng việc dự giờ của đồng nghiệp, sau đó tiến hành trao đổi, thảo luận và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm các tiết học. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy hướng tới phát triển năng lực của người học.

Hàng năm, phòng GD&ĐT kết hợp với các ban giám hiệu của các trường trên địa bàn, tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm hoặc nhóm các trường để giao lưu học hỏi, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm của các trường với nhau.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện những biện pháp thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cần dựa trên những chỉ đạo thực tiễn thông qua hệ thống các văn bản của Bộ, của Phòng GD&ĐT và quy định riêng của từng trường.

Tạo điều kiện cho các giáo viên nói chung và các giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất nói riêng được đi tập huấn, tham gia các buổi trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giữa các trường, điều này tạo niềm hứng khởi, ý thức trách nhiệm cho mỗi giáo viên để phát huy năng lực cho các em học sinh. Sau mỗi đợt đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm trở về, các cán bộ giáo viên sẽ tổ chức các buổi họp nhóm chuyên môn để truyền đạt lại những kiến thức đã được lĩnh hội, để các giáo viên khác được học tập và được bổ sung những kiến thức mới.

Cần tạo môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, tích cực để các cán bộ giáo viên cống hiến toàn tâm, toàn ý cho công việc.

Cũng cần có những chính sách tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho các giáo viên có những sáng kiến về nâng cao chất lượng giảng dạy, để học sinh có thể phát huy hết năng lực học tập của mình. Tạo không khí thi đua cùng nhau tích cực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung.

3.2.5. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý giáo dục thể chất tiếp cận năng lực người học nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho hoạt động dạy và học giáo dục thể chất diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Luôn có kế hoạch đảm bảo đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất; luôn có kế hoạch để bổ sung, sửa chữa, nâng cấp và thay mới cơ sở vật chất và trang thiết bị kịp thời để phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh; đồng thời cũng phải ban hành những quy chế, hướng dẫn sử dụng cũng như là chế tài trong quá trình sử dụng các cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất diễn ra một cách thuận lợi.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung cụ thể của biện pháp tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học là:

Đầu tiên là phải đảm bảo diện tích sân tập rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với tỷ lệ tổng số học sinh trên toàn trường; đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ học tập phục vụ cho môn học;

Nhà trường xây dựng kế hoạch để đầu tư một sân bóng cỏ nhân tạo bởi ngoài giờ lên lớp, sân bóng cỏ nhân tạo sẽ được tận dụng sử dụng hữu hiệu.

Môn bóng đá là một môn thu hút rất đông các em tham gia, vì môn này có tính tập thể cao sẽ rèn luyện được ý thức tập thể, tính tự giác. Có sân bóng được đầu tư hiệu quả và khoa học tạo hứng thú thu hút nhiều em học sinh cùng tham gia luyện tập.

Nhà trường đã đầu tư một thi đấu đa năng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa khai thác triệt để chức năng nhiệm vụ của nó; Hàng năm cần tu bổ cải tạo nhà thi đấu đa năng bởi nơi đây có thể lên lớp khi thời tiết không thuận lợi, nơi đây cũng có thể làm nơi dạy các môn giáo dục quốc phòng, hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra tận dụng không gian của nhà thi đấu đa năng, nhà trường bố trí những sân tập môn Cầu lông và môn bóng bàn, bởi hai môn này chịu tác động chi phối rất lớn của môi trường và thời tiết.

Khai thác các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục thể chất:

Sử dụng nguồn kinh phí dự trù hàng năm đầu tư vào việc mua sắm, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục thể chất.

Phát huy nguồn lực tính các cán bộ giáo viên trong chế tạo các trang thiết bị, tài liệu học tập phục vụ cho môn giáo dục thể chất.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, quản lý tốt các cơ sở trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất, ban hành các quy chế về sử dụng sân bãi, thiết bị phục vụ học tập, có những chế tài khen thưởng rò ràng khi sử dụng các vật dụng học tập.

Đối với các em học sinh, người trực tiếp sử dụng các trang thiết bị, luôn nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ các dụng cụ học tập.

Hiện đại hóa sân bãi, dụng cụ học tập, đặc biệt là hệ thống phòng học tập hoạt động giáo dục thể chất để đảm bảo cho việc kết học học lý thuyết và thực hành, giúp các em học sinh hiểu rò những lý thuyết cơ bản của giáo dục thể chất.

Đầu tư thư viện, những đầu sách tham khảo luôn được cập nhật cái mới về lý thuyết và thực hành về giáo dục thể chất để các em học sinh có thế dễ dàng tìm hiểu.

Cách thức thực hiện các nội dung trên: Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể thao một cách toàn diện; tận dụng và khai thác tối đa các cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể thao tránh lãng phí; luôn có kế hoạch bổ sung, nâng cấp kịp thời đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trên cơ sở đó để lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho việc cải tạo, bổ sung, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị; căn cứ vào quy định của nhà nước và điều kiện tình hình cụ thể của địa phương, nhà trường về các hoạt động giáo dục thể chất có thể lập ra kế hoạch dự trù kinh phí hàng năm để xây dựng sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh.

Tranh thủ tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài nhà trường như thu hút nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị, tài trợ các giải thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài trường.

Có những chính sách hỗ trợ đối với giáo viên hướng dẫn học sinh đi thi đấu các giải, trao những học bổng khuyến khích để các em có những nguồn động lực khi tham gia luyện tập, thi đấu các giải thể dục thể thao.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, dụng cụ học tập cho hoạt động giáo dục thể chất.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, các dụng cụ học tập cho hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực người học cần tránh lãng phí, đảm bảo đầu tư có hiệu quả để các em học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt các nội dung biện pháp trên, cần đảm bảo các điều kiện như:

Cần có hệ thống văn bản quy định rò ràng về nội dung, quy chế và các chế tài trong sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, dụng cụ học tập của hoạt động giáo dục thể chất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022