Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Và Các Tổ Chức Thành Viên


b. Ủy ban nhân dân:

Tỉnh và cấp tương đương: gồm các sở, các ủy ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân.

Huyện và cấp tương đương: gồm các phòng, ban, các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân.

Xã và cấp tương đương: các ban và văn phòng.

c. Toà án nhân dân địa phương:

Toà án tỉnh và cấp tương đương.

Toà án nhân dân huyện.

d. Viện kiểm sát nhân dân địa phương: Gồm cấp tỉnh và huyện.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.

Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 6


1.4. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, Công đoàn chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt


động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.5. Các tổ chức chính trị - xã hội khác

Ngoài Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn, ở Việt Nam hiện đang tồn tại một số tổ chức chính trị, xã hội khác như: Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các hiệp hội theo ngành nghề. Các tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong công cuộc Đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các tổ chức xã hội này đang góp phần quan trọng đưa các chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam vào cuộc sống.


II. Quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam

2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch

2.1.1. Quan điểm

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhon


, góp phần quan trọng

thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tâp trung phát triên̉ du lic̣ h theo hướng hiện đi,ạcó chất lượng, có thương hiệu,

có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc. tế

Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ;

đảm bảo tính liên ngành , liên vùng và xã hôị phòng, trâṭ tự an toàn xã hôị ; khai thác tối ưu lơi

hóa; gắn với an ninh , quốc thế quốc gia, các nguồn lực

trong và ngoài nước; phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.

2.1.2. Mục tiêu

Đến năm 2020:

o Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhoṇ ;

o Sản phẩm du lịch chất lượng cao , đa daṇ g, có thương hiệu , có sức cạnh

tranh; Tính chuyên nghiêp

cao, hê ̣thống cơ sở vâṭ chất kỹ thuâṭ đồng bô;

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiên

́i môi trường;

o Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực.

Đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch

được ưa chuông, có đẳng cấp trên thế giới.


2.2. Pháp luật và công cụ

2.2.1. Pháp luật (PL) và công cụ

Hệ thống pháp luật XHCN là: tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được quy định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Các thành tố của hệ thống pháp luật: QPPL, Chế định pháp luật, Ngành luật. QPPL là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc bên trong của PL. Nó cấu thành chế định PL, các Ngành luật và cả hệ thống PL.

Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác và Ăng - ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động du lịch liên quan hầu hết đến các ngành kinh tế khác trong xã hội. Chính vì vậy, hoạt động du lịch chịu sự điều chỉnh của rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.


Thuyết minh viên du lịch là người tham gia trực tiếp từ đầu đến cuối của một chương trình du lịch tại điểm, hoạt động của thuyết minh viên du lịch trong suốt quá trình thuyết minh cho các đoàn khách chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Chính sự phức tạp, khó khăn của nghề nghiệp đòi hỏi mỗi thuyết minh viên du lịch du lịch cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về pháp luật nhằm phục vụ tốt cho công tác được giao.

a. Danh mục các Luật liên quan đến Du lịch:

Luật Du lịch

Luật Di sản văn hóa

Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Luật Bảo vệ môi trường

Luật Dân sự

Luật Hình sự

Luật An ninh quốc gia

Luật phòng chống ma túy

Luật Thương mại

b. Danh mục các Nghị định hướng dẫn:

Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch

Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.


 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

c. Danh mục các thông tư hướng dẫn:

Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 hướng dẫn thi hành Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 qui định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lưu trú du lịch.

Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch.

Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm 2011 Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch.

 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 của Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

2.2.2. Mười điểm mới cơ bản của Luật Du lịch

Thứ nhất, thể hiện rõ ràng quan điểm của Nhà nước trong việc phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn: Bổ sung hoạt động nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hoá hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Thể hiện cụ thể hơn quan điểm của Nhà nước trong việc dành ngân sách đầu tư cho du lịch như công tác quy hoạch du lịch, các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.


Thứ hai, thể chế hoá quan điểm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong du lịch cả về môi trường tự nhiên và xã hội: Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, nghĩa vụ của các tổ chức chủ quản và chủ sở hữu tài nguyên du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Quy định cụ thể các nguyên tắc, nội dung quy hoạch du lịch, thẩm quyền lập, phê duyệt và công bố quy hoạch. Đưa ra các tiêu chí rõ ràng để hình thành các khu, điểm, tuyến du lịch phù hợp với Quy hoạch tổng thể và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Thứ ba, có một cách nhìn nhận mới đối với khách du lịch, từ đó đưa ra một số quy định mới: Bên cạnh quy định đã có tạo sự thuận lợi cho khách du lịch, bổ sung thêm các điều để đảm bảo an toàn tính mạng cho khách. Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ khách du lịch

Thứ tư, bổ sung chế định mới: đô thị du lịch. Quy định bao gồm: điều kiện công nhận đô thị du lịch, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận và vấn đề quản lý phát triển đô thị du lịch; Đảm bảo các biện pháp quản lý đặc thù phù hợp cho một số đô thị du lịch, xây dựng các đô thị du lịch với thương hiệu hấp dẫn đối với khách du lịch

Thứ năm, chú ý tới yếu tố có vai trò quyết định (con người): Đặt ra các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn đối với người trực tiếp quản lý, điều hành; Đảm bảo đội ngũ cán bộ làm du lịch có nghề, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.

Thứ sáu, bổ sung hai ngành nghề kinh doanh du lịch mới: Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong khu du lịch, điểm du lịch để giúp hình thành những tổ chức, cá nhân có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch để khai thác, phát triển các tài nguyên du lịch thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.


Thứ bẩy, hoàn thiện hơn các quy định hiện hành theo hướng chuyên nghiệp hoá: Tách biệt lữ hành quốc tế và nội địa; Chia lữ hành quốc tế thành hai loại để đưa khách vào Việt Nam và đưa khách từ Việt Nam đi nước ngoài; Bổ sung quy định về loại hình đại lý lữ hành, tạo điều kiện để đưa hoạt động này vào nề nếp.

Thứ tám, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh lưu trú để thu hút các tổ chức cá nhân tham gia loại hình kinh doanh này: Bổ sung loại hình lưu trú “nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” để thể hiện chủ trương “xã hội hoá du lịch”.

Thứ chín, có điều chỉnh pháp lý đối với việc kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Tránh chồng chéo với các quy định về kinh doanh vận chuyển hành khách đã có trong văn bản của ngành giao thông vận tải; Các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch sẽ được cấp biển hiệu riêng và được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón trả khách.

Thứ mười, đa dạng hoá các loại hình hướng dẫn để phù hợp với tính đa dạng của các hoạt động du lịch: Lần đầu tiên có quy định về thuyết minh viên du lịch; Tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch nội địa.


III. Bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương

3.1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL)

Bộ VHTTDL là thành viên của Chính phủ, quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật (Nghị định 185 ND-CP 25/12/2007).


3.2. Tổng cục Du lịch

Cơ quan Du lịch Quốc gia (Tổng cục Du lịch) là cơ quan trực thuộc Bộ VHTTDL, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước (Quyết định 63/2008/QD - TTg, 19/5/2008).


3.3. Tổ chức, Văn phòng và Vụ chức năng (cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của TCDL)

Cơ cấu tổ chức: Tổ chức, Văn phòng và Vụ chức năng: Văn phòng Tổng cục, Vụ Khách sạn, Vụ Lữ hành, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính, Vụ Thị trường Du lịch, Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Thông tin du lịch, Tạp chí Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và Báo Du lịch.

Việc phân cấp quản lý nhà nước về du lịch hiện nay như sau:


Chính phủ: Thống nhất Quản lý Nhà nước về Du lịch.


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Các nhiệm vụ cụ thể được quy định tại NĐ 185 ngày 25/12/2007 (12 nhiệm vụ chung với các lĩnh vực khác (từ Mục 1-5 và 22-33) và 5 nhiệm vụ quy định riêng về du lịch (từ mục 17-21: Tài nguyên và quy hoạch du lịch; Khu, tuyến, điểm và đô thị du lịch; Hướng dẫn du lịch; Kinh doanh du lịch; Xúc tiến du lịch).

Tổng cục Du lịch: Là cơ quan trực thuộc Bộ, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước với 33 nhiệm vụ chia thành 3 nhóm:

o Trình Bộ trưởng để trình CP và TTg: 4 nhiệm vụ tại Khoản 1 Điều 2 QĐ 63;


o Trình Bộ trưởng quyết định: 8 nhiệm vụ tại khoản 2 Điều 2 QĐ 63;


o Chỉ đạo và tổ chức thực hiện: 21 nhiệm vụ tại khoản 3 Điều 2 QĐ 63.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí