Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

--------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH CƠ HỘI VÀ THÁCH 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thanh

Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 1

Lớp : Nhật 3

Khoá : 43G

Giáo viên hướng dẫn : GV. Lê Thị Thanh


Hà Nội, 6 - 2008

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3

I. KHÁI NIỆM 3

1. Định nghĩa 3

2. Đặc điểm 4

II. CÁC PHƯƠNG THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH 5

1. Hợp đồng cho thuê theo sự thỏa thuận ba bên (Net Lease) 5

2. Hợp đồng bán và tái thuê (Sale and Leaseback) 6

3. Hợp đồng tài trợ hai bên hay tài trợ trực tiếp (Direct lease) 7

4. Hợp đồng cho thuê liên kết (Syndicate Lease) 8

5. Hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease) 9

6. Hợp đồng cho thuê giáp lưng (Under Lease) 9

III. NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH (CTTC) 10

1. Nghiệp vụ cho thuê tài chính 10

1.1. Xét duyệt tài trợ 10

1.2. Tiến hành tài trợ 12

1.3. Thu tiền thuê và kiểm tra tài sản 12

2. Phân biệt cho thuê tài chính với một số nghiệp khác của ngân hàng 13

2.1. Cho thuê tài chính (Finance lease) với cho thuê vận hành (Operating lease) 13

2.2. Cho thuê tài chính và tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng 15

IV. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 15

1. Môi trường pháp lý 15

2. Môi trường kinh tế 16

3. Cơ chế hoạt động 17

V. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 17

1. Vai trò đối với nền kinh tế 17

2. Lợi ích đối với người cho thuê 19

3. Lợi ích đối với bên thuê 20

VI. KINH NGHIỆM CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á 22

1. Hoạt động CTTC tại Nhật Bản 22

2. Hoạt động CTTC tại Hàn Quốc 24

3. Hoạt động CTTC tại Trung Quốc 25

4. Bài học kinh nghiệm 27

Chương II: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO 28

I. CƠ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 28

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh 28

2. Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị trong công ty cho thuê tài chính 29

3. Khơi thông, thu hút nguồn vốn 30

4. Tiềm năng thị trường cho thuê tài chính rộng mở 31

5. Tiếp cận thị trường nước ngoài 31

II. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 32

1. Môi trường pháp lý 32

2. Năng lực điều hành chính sách tiền tề cũng như năng lực giám sát hoạt động của ngân hàng nhà nước vẫn còn hạn chế 36

3. Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn 37

3.1. Áp lực cạnh tranh dến từ các nhân tố khách quan 38

3.1.1. Cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính mới gia nhập thị trường. 38

3.1.2. Cạnh tranh với các đối thủ hiện tại. 38

3.1.3. Sức ép cạnh tranh đến từ phía khách hàng. 39

3.2. Áp lực cạnh tranh đến từ những nhân tố chủ quan 39

3.2.1. Tiềm lực vốn 39

3.2.2. Tiềm lực công nghệ 43

3.2.3. Trình độ quản lý điều hành và chất lượng nhân viên 44

3.2.4. Danh tiếng và uy tín 46

3.2.5. Giá cả dịch vụ cho thuê 46

3.2.6. Hệ thống phân phối và marketing 47

4. Thị phần của các công ty CTTC trong nước sẽ bị thu hẹp dần 49

5. Mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tăng cao 50

5.1. Rủi ro do những biến động của nền kinh tế 50

5.2. Rủi ro đến từ phía khách hàng và quá trình thẩm định dự án 51

III. THỰC TRẠNG PHÁT HUY CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 51

1. Chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC tại Việt Nam 51

2. Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hiện nay 53

2.1. Cơ cấu cho thuê tài chính 53

2.2. Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng 56

2.3. Chất lượng cho thuê tài chính 59

2.4. Lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính 62

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NẮM BẮT CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỚI 65

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

...................................................................................................................................... 65

1. Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ CTTC trong thời gian tới 65

2. Định hướng phát triển của dịch vụ CTTC 66

II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 67

1. Giải pháp vĩ mô trên phương diện quản lý nhà nước 67

1.1. Hoàn thiện, thống nhất các văn bản pháp lý 67

1.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ khác cho hoạt động thuê mua 70

2. Giải pháp vi mô đối với các công ty CTTC 71

2.1. Xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới khách hàng một cách hiệu quả 71

2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ 73

2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 74

2.4. Xây dựng chiến lược nguồn vốn 76

2.5. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro 78

3. Giải pháp đối với bên đi thuê tài chính 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

I. SƠ ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG - BIỂU

Sơ đồ 1. CTTC theo phương thức bán và tái thuê 6

Sơ đồ 2. CTTC theo phương thức tài trợ trực tiếp 7

Sơ đồ 3. CTTC theo phương thức cho thuê liên kết 8

Sơ đồ 4. CTTC theo phương thức cho thuê bắc cầu 9

Sơ đồ 5. CTTC theo phương thức cho thuê giáp lưng 10


II. BẢNG

Bảng 1. So sánh CTTC và cho thuê vận hành 14

Bảng 2. So sánh CTTC với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng 15

Bảng 3. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh 31

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của các công ty cho thuê tài chính năm 2007 42

Bảng 5. Các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam 52

Bảng 6. Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế của các công ty CTTC. 53 Bảng 7. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất 54

Bảng 8: Bảng tổng dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính

......................................................................................................................... 56

Bảng 9. Tăng trưởng dư nợ 58

Bảng 10. Tình hình nợ quá hạn của các công ty CTTC 60


III. BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất 55

Biểu đồ 2. Tăng trưởng dư nợ tài chính 59

Biểu đồ 3. Dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ 61

Biểu đồ 4. Lợi nhuận trước thuế 64


LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Hoạt động cho thuê tài chính – một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thực sự có hiệu quả đối với các doanh nghiệp đã không còn mới mẻ đối với nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...Chính thức xuất hiện và phát triển tại Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động cho thuê tài chính được đánh giá là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp đầu tư vốn đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi đó các ngân hàng lại chưa thể đáp ứng hết yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì dịch vụ cho thuê tài chính – một phương thức tài trợ vốn đơn giản và có nhiều ưu điểm thực sự là một giải pháp tháo gỡ khó khăn hiệu quả mà doanh nghiệp cần hướng đến.

Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập WTO với các cam kết mở cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn, thách thức cho hoạt động cho thuê tài chính trong nước do sẽ có nhiều tổ chức tài chính lớn mạnh, giàu kinh nghiệm tham gia vào thị trường, trong khi hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay còn khá non yếu. Vì vậy, việc phân tích thách thức và cơ hội trong thời kỳ hội nhập có một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính trong thời gian tới để hoạt động này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy hết tiềm năng đóng góp vào sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Với những lý do này em đã chon đề tài “Dịch vụ cho thuê tài chính - cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO


2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận: làm sáng tỏ hơn những lý luận về cho thuê tài chính (CTTC); phân tích những cơ hội và thách thức của hoạt động CTTC sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó đưa ra một số giải pháp có khả năng áp dụng để nâng cao hiệu quả của hoạt động CTTC.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các vấn đề cơ bản về hoạt động cho thuê tài chính trên cả góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khóa luận đi sâu vào nghiên cứu những cơ hội và thách thức của hoạt động CTTC sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp tư duy lôgic và phân tích và trong quá trình nghiên cứu có sự liên hệ giữa lý luận với thực tiễn.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:

Chương I. Những vấn đề chung về cho thuê tài chính

Chương II. Những cơ hội và thách thức của hoạt động cho thuê tài chính trong thời kỳ hội nhập WTO

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức của hoạt động CTTC trong thời gian tới

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Lê Thị Thanh – người đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu tại trường.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí