Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 1

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Bảng những cụm từ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình ix

MỞ ĐẦU 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 1

1.1.1. Ở nước ngoài 7

1.1.2. Ở trong nước 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1. Giáo viên dạy nghề 11

1.2.2. Giáo viên thực hành 14

1.2.3. Dạy học 15

1.2.4. Năng lực 15

1.2.5. Năng lực sư phạm 17

1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật 19

1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề 21

1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH 22

1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH 23

1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH 23

1.3.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH 26

1.4. Mục tiêu, nội dung và loại hình bồi dưỡng NLDH cho GVTH 28

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng 28

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng 29

1.4.3. Loại hình bồi dưỡng 29

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng 29

Kết luận chương 1 30

v

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 31

2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề 31

2.1.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 32

2.2. Thực trạng năng lực đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 34

2.2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm 35

2.2.2. Thực trạng trình độ tay nghề 39

2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới 41

2.2.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học 43

2.2.5. Đánh giá NLDH của GVTH 45

2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh 48

2.4. Thực trạng bồi dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 50

2.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng GVDN 54

2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng NLDH cho GVTH 58

Kết luận chương 2 59

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 60

3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp bồi dưỡng 60

3.2. Các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng 60

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 60

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 61

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 62

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62

3.3. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH 62

vi

3.3.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH 63

3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH 69

3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH 75

3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học 82

3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH 85

3.4. Kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87

3.4.1. Phạm vi tổ chức thăm dò ý kiến về các biện pháp 88

3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp 88

3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp 89

3.5.1. Giả thuyết của thực nghiệm 89

3.5.2. Mục tiêu của thực nghiệm 90

3.5.3. Địa điểm tổ chức và đối tượng thực nghiệm 90

3.5.4. Nội dung thực nghiệm 91

3.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 105

Kết luận chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

I. Kết luận 108

II. Kiến nghị 109

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 117

vii


BẢNG NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

CĐN: Cao đẳng nghề

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐC: Đối chứng

đvht: GA:

Đơn vị học trình Giáo án

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

GDHNN: Giáo dục học nghề nghiệp

GK: Giám khảo

GVDN: Giáo viên dạy nghề

GVLT: Giáo viên dạy lý thuyết

GVLT&TH: Giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành

GVTH: Giáo viên dạy thực hành

KHGD: Khoa học giáo dục

KH-KT&CN: Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ

LĐTB&XH: Lao động - Thương binh và Xã hội

NCKHGD: Nghiên cứu khoa học giáo dục

SCN: Sơ cấp nghề

SPKT: Sư phạm kỹ thuật

TB, T.Bình: Trung bình

TB khá: Trung bình khá

TCDN: Tổng cục Dạy nghề

TCGD: Tạp chí Giáo dục

TCN: Trung cấp nghề

THCN: TN:

Trung học chuyên nghiệp Thực nghiệm

XS: Xuất sắc

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành 27

Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH 28

Bảng 1.3. Xếp loại NLDH của GVTH 28

Bảng 2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ SPKT của GVTH 36

Bảng 2.2. Thực trạng trình độ tay nghề của GVTH 39

Bảng 2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới 42

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NLDH của GVTH 46

Bảng 2.5. Xếp loại NLDH của GVTH 47

Bảng 2.6. Kết quả học thực hành của học sinh các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc khóa học 2007 - 2009 49

Bảng 2.7. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 2 năm (2007 - 2009) 50

Bảng 2.8. Thực trạng đáp ứng về nội dung, hình thức tổ chức, hiệu quả và nhu cầu bồi dưỡng GVTH 51

Bảng 2.9. Nhu cầu về GVDN giai đoạn 2008 - 2015 55

Bảng 2.10. Dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVDN giai đoạn 2009 - 2015 56

Bảng 2.11. Nhu cầu bồi dưỡng hàng năm của GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 57

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88

Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 90

Bảng 3.3. Kết quả xếp loại điểm thi các học phần sư phạm dạy nghề 94

Bảng 3.4. Kết quả xếp loại điểm thi nâng bậc tay nghề 96

Bảng 3.5. Kết quả tự đánh giá NLDH của giáo viên sau bồi dưỡng 96

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bài giảng của nhóm TN và nhóm ĐC 101

Bảng 3.7. So sánh kết quả đánh giá bài giảng giữa nhóm TN và nhóm ĐC 102

Bảng 3.8. Xếp loại kết quả học tập của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐC giảng dạy 103

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Mô hình nhân cách người GVDN 12

Hình 1.2. Cấu trúc năng lực sư phạm kỹ thuật 31

Hình 1.3. Mô hình hoạt động của GVDN 24

Hình 2.1. Quá trình hình thành, phát triển ngành dạy nghề 37

Hình 2.2. Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN 34

Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn của GVTH 37

Hình 2.4. Biểu đồ thực trạng trình độ sư phạm kỹ thuật của GVTH 38

Hình 2.5. Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH 40

Hình 2.6. Biểu đồ thực trạng mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới của GVTH 43

Hình 2.7. Biểu đồ đánh giá NLDH của GVTH 47

Hình 2.8. Biểu đồ kết quả học thực hành của học sinh 49

Hình 3.1. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng 66

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn điểm toàn bài (1) 101

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn điểm chuẩn bị (2) 101

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn điểm chuyên môn (3) 101

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn điểm sư phạm (4) 101

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh điểm đánh giá bài giảng giữa hai nhóm TN và ĐC (5) 104

1



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra, trong những năm qua ngành GD&ĐT đã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học... và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên.

Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học.

Hiện nay, để tuyển chọn người vào làm việc tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao động, người tuyển dụng đánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) đối tượng chủ yếu dựa vào năng lực thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người đó làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Nhân cách của người học có được chính là kết quả giáo dục, đào tạo của các nhà trường.

Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác động, trong đó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quyết định. Vì vậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Đây được xem như một khâu chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, một chiến lược về đầu tư phát triển con người (người thầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.

Đối với các nước tiên tiến, việc đào tạo GVTH đã có các quy định về chuẩn trình độ chuyên môn, chuẩn trình độ sư phạm rất cụ thể. Trong khi đó ở Việt Nam việc xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn chức danh giáo viên cho GVTH còn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc sử dụng GVTH chưa đạt chuẩn như hiện nay đòi hỏi công tác bồi dưỡng càng cần được quan tâm nhiều hơn.

2


Qua khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Các trường đại học sư phạm kỹ thuật và cao đẳng sư phạm kỹ thuật hiện không cung cấp đủ GVTH cho các trường, các trung tâm đào tạo nghề do số lượng các cơ sở đào tạo ngày càng được tăng lên và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng nhanh. Đội ngũ GVTH chủ yếu được tuyển dụng từ một số nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học, cao đẳng kỹ thuật không chính quy...được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để làm GVTH. Tuy nhiên, những GVTH này còn thiếu và yếu về NLDH.

Việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH được tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ GVTH, đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, NLDH của đội ngũ GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc chưa đáp ứng được đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực. Nếu các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng trên cơ sở lý luận về phát triển NLDH, các tiêu chí NLDH và phù hợp với nhu cầu thực tế về bồi dưỡng NLDH của GVTH thì sẽ giúp các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022