quản lý nhà nước, kinh nghiệm thực tiễn... Trên cơ sở đó xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng của công chức và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia để xây dựng các chương trình bồi dưỡng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chức, phù hợp với xu hướng hiện nay.
- Thứ ba, Trung tâm chính trị huyện tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm thực tế để tham gia giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, mang đến cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm thực tế để họ vận dụng và làm tốt các nhiệm vụ được giao.
- Thứ tư, Trung tâm chính trị huyện phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ huyện thực hiện tốt trong việc quản lý công chức được cử đi bồi dưỡng, từ đó giúp các công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức trong quá trình học tập. Điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách và khuyến khích động viên công chức tham gia bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ trong thực thi công vụ, gắn bồi dưỡng với bố trí, sử dụng công chức một cách hiệu quả.
- Thứ năm, chuẩn bị cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, trường, lớp, trang thiết bị giảng dạy, điều kiện học tập; tạo thuận lợi để bồi dưỡng đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana ngày càng tốt hơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả tìm hiểu về mục tiêu, phương hướng bồi dưỡng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana và trên cơ sở lý luận về BDCC ở chương 1 và thực trạng BDCC các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác BDCC các CQCM thuộc UBND cấp huyện như sau: Công tác xác định nhu cầu BDCC cần được đổi mới, chú trọng đến khâu điều tra xã hội học nhằm xác định nhu cầu BDCC; Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, tập trung vào các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, nhất là bồi dưỡng cho đội ngũ công chức trẻ; Xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng công chức; Đầu tư kinh phí, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức; Đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng công chức; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng công chức.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Đội Ngũ Giảng Viên, Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng
- Mục Tiêu, Phương Hướng Tăng Cường Công Tác Bồi Dưỡng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk Hiện Nay
- Đa Dạng Hóa Hình Thức, Phương Pháp Bồi Dưỡng Công Chức
- Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 15
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Từ đó có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan ở Trung ương, ở tỉnh, ở huyện nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế kinh tế tri thức như hiện nay, đội ngũ công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội. Đội ngũ công chức nhà nước cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy với công vụ; có trình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền hành chính nhà nước. Chính vì vậy công tác BDCC là một trong những nội dung quan trọng mà mỗi quốc gia cần phải ưu tiên thực hiện.
Công tác bồi dưỡng CBCC nói chung, BDCC tại các CQCM thuộc UBND cấp huyện nói riêng đã và đang ngày càng khẳng định rõ vai trò trong việc hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công việc, vị trí việc làm của từng cán bộ công chức trong thực tiễn hiện nay. Trong 03 năm qua, với việc thường xuyên quan tâm đội ngũ công chức được tham gia các khóa (lớp) đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, các kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng tham mưu quản lý phù hợp với từng chức vụ, chức danh, vị trí công tác của CBCC đã giúp cho đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana ngày càng nâng cao hơn về năng lực và kỹ năng xử lý các công việc trong thực tiễn đặt ra. Các kết quả nêu trên đã đóng góp rất to lớn, tích cực đối với sự phát triển về mọi mặt của huyện Krông Ana nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Mức độ hài lòng của người dân đối với đội ngũ công chức cấp huyện ngày càng cao.
Tuy nhiên, so với mục tiêu và các quy định tiêu chuẩn chung đối với từng đối tượng cụ thể cũng như yêu cầu thực tiễn đặt ra thì đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana vẫn còn những hạn chế nhất định trên một số mặt công tác như: mức độ thành thạo, xử lý các tình huống phát sinh, phức tạp trong công
việc chưa thật sự tốt, còn thụ động, thiếu linh hoạt, nhạy bén. Công tác đánh giá đối với công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ này bên cạnh những kết quả đã đạt được góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công tác cán bộ ở cơ sở như đã trình bày ở trên, vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót nhất định cần phải được khắc phục kịp thời, hiệu quả như: vấn đề nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành, cơ quan có liên quan và của chính đội ngũ công chức ở huyện; nội dung, chương trình, hình thức tổ chức các khóa (lớp) đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này còn chưa thật sự đổi mới, cũng như cơ chế, chính sách còn có những bất cập nhất định. Chính những điều này, đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức tại các CQCM trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích định hướng chung của Đảng, Nhà nước, phân tích thực trạng đối với công tác này ở địa phương, với mục tiêu đề ra của tỉnh, của huyện, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các CQCM trong thời gian tới liên quan đến tất cả các vấn đề như nhận thức, chủ thể thực hiện, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế, chính sách. Việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng của trong công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong tình hình hiện nay, góp phần rất tích cực và rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng huyện Krông Ana trở thành huyện phát triển khá vào năm 2025.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của nghị định số 101/2017/NĐCP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 36/2018/TT-BTC, ngày 30 tháng 3 năm 2018: hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
7. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Sách chuyên khảo, Nxb. Lao động, Hà Nội.
8. Ngô Thành Can (2015), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Trang thông tin Viện khoa học tổ chức nhà nước, ngày 23 tháng 5 năm 2020.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
12. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
13. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
14. Chính phủ (2021), Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
15. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 quy định quy chế công chức Việt Nam, Hà Nội.
16. Mai Ngọc Đức (2016), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời kỳ mới”,
Tạp chí tuyên giáo, số 3.
17. Nguyễn Đình Hoa (2021), “Bồi dưỡng công chức các cơ quan hành chính Thành phố Hà Nội”, Tạp chí tổ chức Nhà nước, ngày 15 tháng 01 năm 2021.
18. Nguyễn Duy Hoàng (2015), “Chất lượng công chức UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia.
19. Hồ Chí Minh (2010), Về đạo đức cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
24. HĐND huyện Krông Ana (2015), Nghị quyết số 103/2015/NQ-HĐND ngày 31/5/2015 về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015-2020, Krông Ana.
25. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2018), Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 về việc quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.
26. Huyện ủy Krông Ana (2020), Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Krông Ana lần thứ X nhhiệm kỳ 2020-2025, Krông Ana.
27. Nguyễn Hữu Khiển (2020), “Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 23 tháng 5 năm 2020, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị La (2015), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính”, Tạp chí Cộng sản, ngày 04 tháng 9 năm 2015.
29. Đặng Thị Lý (2013), Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước theo nhu cầu tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.
30. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Hà Nội.
31. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019, Hà Nội.
33. Nguyễn Anh Tài (2020), Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.
35. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025, Hà Nội.
36. Trịnh Việt Tiến (2018), “Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối với hoạt động thực thi công vụ”, Tạp chí Công thương, ngày 12 tháng 6 năm 2018.
37. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
39. Đào Thị Tùng (2014), “Kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 7/5/2014.
40. UBND huyện Krông Ana (2007), Quyết định số 2645/2007/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện, Krông Ana.
41. UBND huyện Krông Ana (2015), Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Krông Ana giai đoạn 2015 - 2020, Krông Ana.
42. UBND tỉnh Đắk Lắk (2016), Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020, Đắk Lắk.
43. UBND huyện Krông Ana (2017), Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 29/12/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 và Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018, Krông Ana.