với những ai biết cải tà quy chính, trọng thưởng những ai biết lập công chuộc tội. Trong “Tám điều mệnh lệnh” của Chính phủ do Người ký đã nêu rò chính sách: “Bọn phản quốc đại gian, đại ác sẽ bị trừng trị, những người bị giặc bắt ép phải theo chúng, nay không chống lại chính quyền và quân đội nhân dân sẽ được chính phủ khoan hồng”.
Hồ Chí Minh tin tưởng vào khả năng làm cho người lầm lỗi trở thành người tốt nếu có phương pháp giáo dục thích hợp “người đời ai cũng có khuyết điểm, có việc làm thì có sai lầm” và “sai lầm là vì không hiểu, không biết”. Trách nhiệm của chúng ta phải giúp họ sửa chữa sai lầm để trở thành người tốt. Xuất phát từ quan điểm “hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì “ai cũng có thể trở thành người tốt” “không ai là người bỏ đi”. Từ niềm tin đó, Bác khẳng định sự cần thiết phải làm tốt công tác giáo dục, cải tạo. Người nhắc nhở lực lượng Công an: “Phải kiên quyết làm thật tốt việc giáo dục cải tạo những người trước kia là tề nguỵ và phỉ, những người trước kia đã tham gia các đảng phái phản động. Việc này phải làm kiên quyết, nhưng phải hết sức cẩn thận và khôn khéo”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho tư tưởng chủ đạo “biến quá trình giáo dục cải tạo thành tự cải tạo” Người nhấn mạnh: “Muốn họ thành tâm sửa chữa phải giải thích rò ràng, làm cho họ trông thấy, tự nhìn vào sai lầm đó, làm cho họ vui lòng sửa đổi, chứ không phải bị cưỡng bức mà sửa đổi”. “Trong cuộc vận động này giáo dục là chính, làm cho những người phạm tội có dịp để thật thà, cải quá tự tân”. Quan điểm này cũng đã được Hồ Chủ tịch khẳng định trong thư gửi cho nguỵ binh ngày 20/8/1951 là: “Nặng về giáo dục, nhẹ tay xử phạt để dìu dắt các người bỏ đường tà theo đường chính”.
Một trong những phương pháp giáo dục rất quan trọng mà Hồ Chí Minh nêu ra là “phải làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở để đẩy
lùi phần ác, giống như ánh sáng đẩy lùi bóng tối”. “Cái ánh sáng đó nhiều khi chỉ còn là đốm lửa leo lét, chập chờn trong cái màn vô minh của tâm hồn đã bị rượu, ma tuý, các tham vọng cá nhân lệch lạc, bệnh hoạn che phủ”. Tiếp thu lời Bác những người làm công tác giáo dục lại, phải biết giáo dục những người lầm lỗi để họ tích cực cải tạo để trở thành người lương thiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò trong Di chúc: “Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì nhà nước phải vừa dùng giáo dục vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một nguyên tắc rất quan trọng của giáo dục lại là kết hợp giữa giáo dục và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật đối với đối tượng tập trung giáo dục cải tạo - chỉ có trên cơ sở đó mới có thể làm cho đối tượng TTGDCT tiến bộ.
1.2. Chủ trương của Đảng và quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo.
1.2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an.
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 1
- Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 2
- Công Tác Lập Hồ Sơ Và Bắt Giữ Đối Tượng Ttgdct
- Công Tác Quản Lý, Giáo Dục Cải Tạo
- Bộ Công An Thực Hiện Chủ Trương Của Đảng Về Tập Trung Giáo Dục, Cải Tạo Những Phần Tử Nguy Hại Cho Xã Hội Giai Đoạn 1965 - 1975.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954 thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền: Miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước lúc này, được các thế lực đế quốc bên ngoài tiếp tay, số phản cách mạng và tội phạm hình sự các loại ở miền Bắc, đặc biệt là các đối tượng phản động trong đạo Thiên chúa ra sức dụ
dỗ, mua chuộc kích động, cưỡng ép đồng bào, nhất là giáo dân di cư vào Nam và gia tăng các hoạt động cướp bóc, trộm cắp tài sản của nhân dân. Chúng tung ra các tin bịa đặt: “Chính phủ Việt Nam cấm đạo”, “Chúa vào Nam”, “ở lại miền Bắc sẽ bị rút phép thông công”, “ở lại với Cộng sản sẽ bị mất linh hồn, sẽ bị trả thù”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc, “vào miền Nam sẽ được Chúa che chở”... Vừa dùng giáo lý để lừa bịp đồng bào di cư, vừa dùng vũ lực để ép đồng bào di cư, điển hình là ở Quảng Bình, Quảng Trị… Mặc dù đó là các hoạt động trái phép, song khi chính quyền can thiệp thì chúng liều lĩnh, công khai, trắng trợn chống lại, gây ra các vụ bạo loạn lớn như ở Ba Làng (Thanh Hóa), Phát Diệm (Ninh Bình), Diễn Tiến (Nghệ An).
Một số đối tượng là ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động, địa chủ đã chôn giấu vũ khí, cấu kết với gián điệp cài lại, ra sức xây dựng lại cơ sở, điều tra thu thập tin tức tình báo, chuẩn bị vũ khí để khi có điều kiện sẽ phá hoại các công trình kinh tế - quốc phòng, ám sát cán bộ và tung tin bịa đặt, nhân dân hoang mang lo lắng, không yên tâm sản xuất, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các đối tượng trong các đảng phái phản động như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng, Phục quốc… lập các nghiệp đoàn giả hiệu để lôi kéo quần chúng và thành lập tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền.
Ở nông thôn, địa chủ cường hào gian ác, số đối tượng thuộc tầng lớp phú nông chưa cải tạo cũng ngóc đầu dậy, cùng số phần tử phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ, ngấm ngầm hoặc công khai chống phá phong trào hợp tác hóa, chống chính sách nghĩa vụ quân sự, dân công, lương thực của Nhà nước. Khi Đảng phát hiện tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất, số đối tượng này cấu kết với gián điệp, tề, ngụy, phỉ, đảng phái phản động cũ, số lưu manh côn đồ, lôi kéo một số người bị oan sai, tổ chức các cuộc vây bắt, đánh đập cán bộ cốt cán và đoàn cán bộ cải cách ruộng
đất để trả thù. Lợi dụng những sai lầm và công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức của Đảng, những biến chuyển xấu ở một số nước XHCN.
Số gián điệp, biệt kích đã tìm cách xâm nhập vào vùng dân tộc miền núi, cấu kết với các đối tượng phản động tiếp tục hoạt động phá hoại, ám sát cán bộ, cưỡng bức tài sản nhân dân, gây rối an ninh trật tự. Số này đã lôi kéo được một số phần tử phản động trong tầng lớp trên của đồng bào dân tộc miền núi, lợi dụng những thiếu sót, sơ hở của cán bộ trong việc thi hành chính sách của Đảng để tuyên truyền xuyên tạc Hiệp định đình chiến, xuyên tạc những thắng lợi của cách mạng, chống các chính sách, đặc biệt là chính sách dân công, thuế nông nghiệp, xây dựng quân đội. Lợi dụng sự giác ngộ của quần chúng ở một số vùng dân tộc thiếu số còn hạn chế, đời sống vật chất văn hóa chưa cao, tập quán lạc hậu, tâm lý thật thà để lừa bịp, gây ra những vụ “xưng vua, đón vua”, thành lập các tổ chức phản động, tiến hành bạo loạn vũ trang… Hoạt động này đã làm thiệt hại nhiều đến tính mạng, tài sản của nhân dân và của Nhà nước, phá hoại nghiêm trọng tình hình an ninh trật tự ở địa phương1.
Số gián điệp cài lại cũng hoạt động mạnh, tăng cường thu thập tin tức tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý và phá hoại cơ sở vật chất hòng gây khó khăn cho đất nước trong việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc. Trong khi đó, gián điệp các nước đế quốc và tư bản chủ nghĩa đều tăng cường hoạt động thu thập tình báo, phá hoại tinh thần và vật chất, gây cơ sở hoạt động lâu dài hòng ngăn cản công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội và làm suy yếu miền Bắc nước ta. Các đối tượng này phối hợp với các lực lượng thù địch, gián điệp đã thu thập tin tức tình báo để tiến công phá hoại miền Bắc, ngăn cản công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội và làm suy yếu miền Bắc nước ta.
1 Từ 1954-1975, các tỉnh dân tộc miền núi phía Bắc đã xảy ra 26 vụ xưng vua, đón vua.
Các đối tượng lưu manh, đối tượng xấu cũng lợi dụng tình hình phức tạp của miền Bắc lúc này để hoạt động ráo riết, vì vậy phạm pháp hình sự cũng diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng lưu manh hoạt động nhiều trên các phương tiện tàu hỏa, từ thành phố ra các tỉnh Phú Thọ, Lạng Sơn… Ngoài ra còn có thêm số ngụy binh, con cháu địa chủ… cũng tham gia các hoạt động tội phạm này.
Để xây dưn
g thành công CNXH và củng cố trâṭ tư,
an ninh vững chắc ơ
miền Bắc , làm cơ sở vững chắc cho c uôc
đấu tranh ở miền Nam , ngày
17/02/1960, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 186- CT/TW về mấy công tác lớn phải làm để đẩy mạnh công tác đấu tranh, chống bọn phản cách mạng, nhằm bảo vệ công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong Chỉ thị có nêu lên “Những bọn phản cách mạng ở miền Bắc nước ta bao gồm: những bọn gián điệp của các nước đế quốc, các nước tư bản và của bọn Diệm, bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa; và các lực lượng phản động khác có tổ chức hoặc cá nhân chưa có tổ chức chống đối lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp thống nhất nước nhà” [38, tr.1]. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu cần phải: Tích cực giáo dục, cải tạo bọn tề, ngụy, phỉ cũ, tổ chức phản động cũ và các cơ sở xã hội khác mà bọn phản cách mạng dễ dàng lợi dụng “Đi đôi với việc giáo dục chung của Đảng về chủ nghĩa xã hội, đối với nhân dân yêu cầu của việc cải tạo các tầng lớp này chủ yếu là làm cho bọn họ nhận rò trước kia họ có tội với nhân dân, nay đã được Chính phủ và nhân dân khoan hồng, thì cần phải tích cực cải tạo thành người làm ăn lương thiện, tuân theo pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện các chính sách, ủng hộ cách mạng xã hội chủ nghĩa, không được có những lời nói phản động hoặc hành động phá hoại” [38].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 đã đề ra nhiệm vụ “đi đôi và kết hợp với phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc
phòng, tăng cường trật tự, an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. Đại hội III của Đảng xác định cả nước có hai nhiệm vụ chiến lược “một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước” [37]. Bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), đất nước phải đương đầu với bao khó khăn thử thách.
Trong quá trình xây dựng CNXH, các đối tượng phản cách mạng trước đây đã từng làm tay sai cho địch gây nhiều tội ác với nhân dân, không phải đã hoàn toàn khuất phục mà các đối tượng này vẫn tìm mọi cách chống đối quyết liệt. Vì vậy, Đảng xác định muốn xây dựng thành công CNXH và củng cố trật tự, an ninh thật vững chắc ở miền Bắc làm cơ sở cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam thì cần phải trấn áp kịp thời mọi hành động chống đối của các đối tượng phản cách mạng, đồng thời tiến hành giáo dục cải tạo những phần tử có hành động phương hại đến an ninh, trật tự. Một trong những biện pháp chuyên chính là TTGDCT những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên, đi đôi với trấn áp còn cần phải tiến hành giáo dục cải tạo xóa bỏ tư tưởng hận thù giai cấp, xóa bỏ tư tưởng ăn bám của những đối tượng này, sớm đưa họ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Đây vừa là chủ trương, vừa là chính sách của Đảng, Nhà nước.
Về việc bảo vệ an ninh trật tự, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III năm 1960 chỉ rò: Động viên và tổ chức quần chúng tích cực tham gia giữ gìn trật tự trị an, đấu tranh nhằm trừng trị bọn phản cách mạng và cải tạo những phần tử lạc hậu… Nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam trong tình hình mới, ngày 23/01/1961, Ban Chấp hành Trung ương cục miền Nam quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam thay xứ ủy Nam Bộ. Tháng 10/1961, Ban Bảo vệ an ninh Trung ương cục ra đời. Sau
đó, tổ chức an ninh miền Nam lần lượt hình thành ở các địa phương từ khu, tỉnh, huyện, nhiều nơi có cả bảo vệ an ninh xã.
Ngày 01/03/1961, Ban Chấp hành Trung ương có Chỉ thị số: 13- CT/TW về tăng cường công tác đấu tranh chống cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh trong đó có nêu lên công tác TTGDCT: “Đối với những phần tử phản cách mạng nguy hiểm cho trật tự an ninh chung để ở ngoài xã hội không có lợi, nhưng hiện nay đưa ra Tòa án xử cũng không có lợi thì cần phải cưỡng bức tập trung lao động cải tạo lâu dài để chủ động ngăn chặn những hoạt động phá hoại của chúng và làm cho chúng trở thành người lao động lương thiện”[39, tr.3].
Quán triệt tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) và các Chỉ thị của Đảng , ngày 20/06/1961 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 49/NQ/TVQH về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội, quy định những đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên, có hành động nguy hại cho xã hội, đã được giáo dục nhiều lần mà
không chịu hối cải, nhưng xét thấy không cần đưa ra tòa án nhân dân để xử phạt, đối tượng TTGDCT gồm 2 loại sau: Những phần tử phản cách mạng ngoan cố có hành động phương hại đến an ninh chung và những phần tử lưu manh chuyên nghiệp. Việc TTGDCT thực hiện theo phương châm giáo dục chính trị kết hợp với cải tạo bằng lao động nhằm khuyến khích người được giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện.
Ngày 09/08/1961, Hội đồng Chính phủ ra thông tư 121/CP hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 49/NQ/TVQH, cụ thể hóa các loại đối tượng cần TTGDCT. Hội đồng chính phủ đã quy định cụ thể các loại đối tượng trong đó những phần tử lưu manh chuyên nghiệp phải đưa đi tập trung giáo dục cải tạo gồm các đối tượng cụ thể là:
“1. Những tên cầm đầu lưu manh và những tên chuyên sống bằng nghề oa trữ và tiêu thụ những thứ trộm cắp của người khác, đã qua nhiều lần giáo dục cải tạo mà vẫn không chịu sửa chữa.
2. Những tên lưu manh trộm cắp đã tái phạm nhiều lần và không có nghề nghiệp hoặc chỉ có nghề nghiệp ngụy trang chuyên sống bằng nghề trộm cắp, lừa đảo và những tên chủ chứa, bọn gái điếm hiện đang hoạt động.
3. Những tên có nghề nghiệp nhưng quen thói trộm cắp đã nhiều lần được nhân dân phê bình giáo dục hoặc chính quyền cảnh cáo mà vẫn không chịu sửa chữa.
4. Những tên chuyên phá rối trật tự trị an, có hành động côn đồ, ngang ngược, không tôn trọng pháp luật của Nhà nước qua nhiều lần giáo dục và chính quyền cảnh cáo vẫn không chịu sửa chữa.
5. Những tên đã bị quản chế nhưng ngoan cố không chịu tuân theo kỷ luật quản chế.
6. Những tên lưu manh đã hết hạn tù nhưng không chịu cải tạo”[29].
Đồng thời Thông tư cũng quy định các đối tượng không dùng biện pháp đưa đi TTGDCT mà phải dùng các biện pháp trừng trị hoặc biện pháp hành chính thích hợp khác đó là:
- Những phần tử phản cách mạng và lưu manh chuyên nghiệp cần trừng trị thì phải đưa ra tòa án nhân dân xét xử.
- Những phần tử phản cách mạng và lưu manh chuyên nghiệp đang hoạt động ngấm ngầm mà Công an đang theo dòi thì phải tiếp tục công tác điều tra để tìm ra toàn bộ âm mưu tổ chức và hoạt động của chúng.
- Những phần tử phản cách mạng và lưu manh chuyên nghiệp có tội nhẹ có thể cải tạo ở địa phương được thì phải dựa vào nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các hợp tác xã mà tiến hành giáo dục, cải tạo hoặc quản lý tại địa phương.