- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và đúc rút những bài học kinh nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo.
- Các kế hoạch, biện pháp của Bộ Công an trong công tác tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
- Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tập trung giáo dục, cải tạo trong những năm 1961 - 1975.
- Quá trình Bộ Công an quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo và tiến hành tổ chức thực hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 1
- Chủ Trương Của Đảng Và Quá Trình Thực Hiện Của Bộ Công An Về Tập Trung Giáo Dục, Cải Tạo.
- Công Tác Lập Hồ Sơ Và Bắt Giữ Đối Tượng Ttgdct
- Công Tác Quản Lý, Giáo Dục Cải Tạo
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Về thời gian: Từ năm 1961 đến năm 1975 Về không gian: Ở miền Bắc Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, tổng hợp…
Nguồn tư liệu:
- Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác tập trung giáo dục, cải tạo.
- Các Nghị quyết, kế hoạch, báo cáo tổng kết của Bộ Công an về công tác tập trung giáo dục cải tạo.
- Các công trình, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về tập trung giáo dục, cải tạo.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống lại quá trình Bộ Công an chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tập trung giáo, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975.
- Chỉ rò ưu điểm, hạn chế và nêu lên một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác tập trung giáo dục, cải tạo trong giai đoạn tiếp theo.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1. Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội giai đoạn 1961 - 1964.
Chương 2. Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội giai đoạn 1965 - 1975
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm.
Chương 1. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ
NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1961 - 1964.
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục cải tạo.
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập trung, giáo dục cải tạo.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội nảy sinh từ quá trình lao động của loài người, thực chất của nó là truyền thụ cho người khác những kinh nghiệm về lao động sản xuất những tri thức khoa học tự nhiên và xã hội đã được hình thành.
V.I.Lênin cho rằng: Giáo dục là một hiện tượng xã hội biến đổi theo sự biến đổi của quan hệ xã hội của phương thức sản xuất cho nên giáo dục cũng là một hiện tượng lịch sử, không có một nền giáo dục chung chung trên tất cả các giai cấp mà giáo dục bao giờ cũng bị chi phối bởi nền kinh tế và chính trị của một xã hội nhất định. Như vậy giáo dục có tính chất giai cấp rò ràng.
Theo C.Mác “Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” [28, tr.662]. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội có nguyên nhân sâu xa là tình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất.
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng” [76, tr.17-18].
Như vậy, thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn đến việc “tập đoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác”. Do vậy V.I.Lênin khẳng định “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” [76, tr.18]. Sự phân hóa những con người trong một cộng đồng đó chính là sự phân hóa giai cấp. Thực chất trong lịch sử đã chứng minh sự phân hóa giai cấp thành những giai cấp đối kháng nhau như chủ nô và nô lệ thời kỳ cổ đại, giai cấp tư sản và vô sản thời kỳ cận đại đến nay.
Thực tiễn đã chứng minh giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đồng thời có khả năng chiếm được địa vị là chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiện được việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp.
Theo V.I.Lênin, đấu tranh giai cấp dùng để chỉ “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp lực và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công dân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” [75, tr.237-238]. Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những người lao động làm thuê, những người nô lệ bị áp bức về chính trị - xã hội và bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột, tức là nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích về kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau.
Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ nhằm duy trì và thực hiện sự bóc lột, các giai cấp thống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp.
Vì vậy, vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào nếu chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ quyền lực nhà nước thì chưa thể giải quyết được những vấn đề căn bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều xác định vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm, chỉ có sự phát triển của đấu tranh giai cấp đạt đến trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trở thành vấn đề trung tâm và cơ bản của nó. Đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cách mạng xã hội với tư cách mà đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai cấp.
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòng một “trật tự” theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được.
Khác với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới, là “nửa nhà nước”, “nhà nước không còn nguyên nghĩa đen của nó”, tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhà nước ta mang tính chất xã hội chủ nghĩa, vì vậy nhà nước được tổ chức để làm công cụ quản lý - kinh tế. Nhà nước ta cũng tổ chức những lực lượng vũ trang bảo vệ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị của mình. Lực lượng đó bao gồm tổ chức trấn áp những đối tượng chống phá cách mạng, chống phá chế độ chính trị, làm mất ổn định trật tự xã hội.
Công cụ vũ trang của Nhà nước không chỉ trấn áp và bắt giữ những đối tượng chống lại Đảng, Nhà nước, làm rối trật tự an ninh trật tự mà còn giáo dục lại để họ có nhận thức đúng đắn hơn, không còn có những hành vi sai trái, để trở thành người tin tưởng vào Đảng, vào chính sách của nhà nước.
Giáo dục đối tượng tập trung giáo dục cải tạo: Là giáo dục để cải tạo nhằm làm cho người phạm tội nhận rò tội lỗi của họ và xóa bỏ được những tư tưởng phản động, chống phá cách mạng tư tương ăn bám bóc lột và những tư tưởng đồi trụy lạc hậu của đối tượng phạm tội khác để họ thấy được cách mạng là chính nghĩa làm cho họ thêm tin tưởng vào đường lối chính sách giáo dục của Đảng ta đối với họ. Họ thấy được sự cần thiết phải tích cực cải tạo để sớm trở thành người công dân lương thiện xã hội chủ nghĩa. Đối với việc cải tạo đối tượng TTGDCT là giáo dục lại có nghĩa là hoặc trước kia chưa làm ta phải làm, xây dựng lại về nhận thức tư tưởng về đạo đức phẩm chất nhân cách con người nơi họ.
Như vậy, giáo dục mang tính chất đấu tranh giai cấp rò ràng nó thể hiện cuộc đấu tranh giai cấp ở trong lĩnh vực chính trị tư tưởng của một giai cấp của một xã hội nhất định (ở xã hội nào thì nền giáo dục đó sẽ phục vụ cho bản chất xã hội đó. Giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT mang đầy đủ hai chức năng bạo lực tổ chức xây dựng của nhà nước chuyên chính vô sản và giáo dục cải tạo những người phạm tội để họ trở thành người công dân làm ăn lương thiện.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục, cải tạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc đó là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là tâm niệm, nỗi khát khao, mục tiêu phấn đấu là lẽ sống mà Người suốt đời theo đuổi. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người mà lại không nghiên cứu tư tưởng của Bác về giải phóng một bộ phận những người phạm phải sai lầm, khuyết điểm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên nhân sai phạm của con người ở khía cạnh xã hội: Con người không có ai bẩm sinh đã là hiền hay dữ, lớn lên họ trở nên tốt xấu chủ yếu do được hưởng một sự giáo dục đúng hay sai. Các loại tệ nạn, tội phạm như buôn lậu, trộm cắp, gái điếm... chỉ là nạn nhân của chế độ xã hội cũ mà thôi. Trên tinh thần “nhân vô thập toàn” Người khẳng định “không có ai là người bỏ đi, ai cũng có mặt tốt, mặt xấu” và tất yếu con người không ai giống ai, có người thế này có người thế khác, như bàn tay phải có ngón ngắn ngón dài. Tuy nhiên, ai cũng có lòng yêu nước. Nếu có ai đó chống lại Tổ quốc là do lầm đường, chứ đâu phải sinh ra họ đã là kẻ phản bội, làm tay sai cho ngoại bang. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 13/6/1946, Người nhấn mạnh: “ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn”, cái vụ lợi nhỏ đó đâu có gì khác là do điều kiện sống đưa đẩy, do thiếu tiếp thu giáo dục ở mỗi con người.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối xử với người lầm lỗi là trấn áp kết hợp khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ: Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ, Người chỉ rò:
“Trong mấy triệu con người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dòi của tổ tiên ta... vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”.
Biết tha thứ cho người lầm lỗi cũng là biện pháp để đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh của dân tộc. Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ có nhắc nhở đồng bào “Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắc sẽ vẻ vang”.
Với con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá cho dù họ có tội đi chăng nữa. Bác nhắc nhở lực lượng Công an phải kiên quyết tránh bắt bừa, bắt ẩu, mớm cung, nhục hình, Người cho rằng “những điều đó chỉ tỏ rò cái yếu, cái dốt, cái vụng của mình” mà “dùng nhục hình là dã man chỉ có bọn phong kiến, đế quốc mới dùng nhục hình”[33, tr.19]. Không chỉ có thái độ khoan hồng với con dân Việt Nam mà người còn khoan hồng với cả binh lính xâm lược Việt Nam khi bị bắt, Người đã gửi thư cho binh lính đối phương bị bắt ngày 24/12/1946 như sau: “Tôi mong một ngày rất gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu hạnh phúc cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm; giữa trấn áp và khoan hồng; giữa trừng trị và giáo dục “nghiêm khắc với kẻ ngoan cố, đối với người thực sự chịu sự cải tạo thì khoan hồng”. Cùng với tinh thần này, trong “Thư chúc tết” ngày 22/01/1949, Người khẳng định: “Đối với những kẻ cố ý hại dân, cam tâm phản quốc, phép nước sẽ không khoan hồng, quốc dân sẽ không tha thứ. Còn những người vì một cớ gì mà đi lầm đường như đi lính hoặc làm công cho giặc chẳng hạn, tôi tha thiết kêu gọi những người này mau mau quay về với tổ quốc”. Chính phủ sẽ luôn luôn rộng lượng