Công Tác Lập Hồ Sơ Và Bắt Giữ Đối Tượng Ttgdct


Thông tư của Chính phủ nêu rò những người bị TTGDCT không bị coi như phạm nhân có án phạt tù, được hưởng chế độ sinh hoạt và lao động như được cấp tiền ăn, quần áo, chăn màn, thuốc chữa bệnh và phải tham gia lao động sản xuất ngày 8 giờ.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, việc TTGDCT phải được tiến hành đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được nhân dân đồng tình. Cần quán triệt phương châm kiên quyết và thận trọng không để lọt một phần tử nguy hiểm nào đáng đưa đi TTGDCT mà không đưa đi hoặc đáng gia hạn TTGDCT mà không gia hạn. Tuyệt đối không được nhầm lẫn đưa đi tập trung cải tạo những người vô tội, những người còn khả năng giáo dục hoặc quản chế ở địa phương, những người đang phải điều tra. Cần tránh khuynh hướng lệch lạc muốn dùng biện pháp tập trung giáo dục cải tạo để đưa tất cả những phần tử phức tạp ra khỏi địa phương, gây nên tình hình căng thẳng không cần thiết ở địa phương.

Thông tư 121/CP là văn bản pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quy định việc TTGDCT, là cơ sở pháp lý để cơ quan Công an tăng cường trấn áp, giáo dục những phần tử phản cách mạng và lưu manh chuyên nghiệp ngoan cố, nguy hiểm chưa chịu cải tạo.

Nhằm chủ động đấu tranh chống âm mưu hoạt động gián điệp biệt kích của Mỹ và tay sai, ngày 08/09/1961 Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng đoàn Bộ Công an đã họp bàn về công tác đấu tranh chống gián điệp biệt kích. Sau khi nghe báo cáo của Đảng đoàn Bộ Công an về tình hình công tác, Ban Bí thư xác định: Đấu tranh chống gián điệp biệt kích là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là trách nhiệm chính của ngành Công an. Vấn đề chiến lược là phải dựa vào quần chúng, phải nắm vững tình hình từng gia đình, từng bọn phản động trong đạo Thiên chúa, trong dân tộc ít người và trong ngụy quân ngụy quyền cũ. Đẩy mạnh công tác TTGDCT những phần tử phản cách mạng


và tội phạm hình sự nguy hại cho an ninh xã hội, quét sạch bọn phản động “bên dưới” để làm mất chỗ dựa của bọn gián điệp biệt kích. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Phải quét sạch nhà để sẵn sàng đón loại khách không mời mà đến.

Để công tác TTGDCT đạt kết quả tốt, ngày 04/10/1961, Ban Bí thư có Chỉ thị số 27-CT/TW về lãnh đạo công tác TTGDCT những phần tử nguy hiểm cho an ninh xã hội. Chỉ thị nêu rò “vấn đề tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội là một công tác rất quan trọng và phải tiến hành một cách khẩn trương. Làm tốt công tác này góp phần củng cố trật tự trị an ở miền Bắc và làm cho ta chủ động được trong mọi tình huống bất trắc do kẻ địch có thể gây ra. Ngược lại, làm không tốt, để xảy ra sai lầm, thiếu sót, sẽ gây ảnh hưởng chính trị không tốt”, “đối tượng chủ yếu của việc tập trung giáo dục cải tạo là bọn phản cách mạng” với phương châm “kiên quyết và thận trọng”. Không rụt rè để lọt một phần tử nào đáng đưa đi TTGDCT, nhưng cũng không quyết định một cách thiếu thận trọng, lầm vào người lương thiện. Những người có thể giáo dục quản chế tại chỗ hoặc những người đáng đưa ra tòa án xét xử thì không đưa đi TTGDCT.

Tiếp đó, tháng 01/1962 Nghị quyết số 39/NQTW của Bộ Chính trị về việc tăng cường đấu tranh chống phản cách mạng để phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Nghị quyết xác định đường lối công tác cơ bản trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng là “Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với công tác nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn” [42, tr.12]. Với nguyên tắc cơ bản là “Nâng cao cảnh giác, không để lọt một kẻ địch; đề phòng lệch lạc, không làm oan người ngay” về lĩnh vực TTGDCT đối với các phần tử nguy hiểm: Bảo đảm duyệt đúng đối tượng, tiến hành tốt công tác giáo dục cải tạo những phần tử bị tập trung và làm tốt công tác chính trị trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

quần chúng và đối với gia đình họ, tránh gây thêm phức tạp “Đối với bọn hết hạn tù hoặc hết hạn bị tập trung được tha về các địa phương, cũng cần tiếp tục giáo dục cải tạo và giúp đỡ cho chúng có nghề nghiệp, lao động để sinh sống”. Chính sách của Đảng là “trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Đồng thời, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TW về tăng cường xây dựng lực lượng Công an nhân dân, nêu rò: Cần kiên quyết và khẩn trương tăng cường lực lượng Công an nhân dân thành một công cụ chuyên chính tuyệt đối trung thành với Đảng, có liên hệ mật thiết với quần chúng, thành một lực lượng chiến đấu vững mạnh, có tính chất vũ trang, có tổ chức chặt chẽ, thông thạo về nghiệp vụ và có trình độ khoa học kỹ thuật.

Nghị quyết số 39-NQ/TW và số 40-NQ/TW của Bộ Chính trị là hai văn kiện quan trọng đã đề ra chủ trương cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong công tác TTGDCT và xây dựng lực lượng Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 4

1.2.1.2. Phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an.

Nghị quyết Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 15 (tháng 01/1961) chủ trương đẩy mạnh công tác cải tạo những phần tử phản cách mạng và những cơ sở xã hội mà kẻ địch dễ dàng lợi dụng “Đối với những phần tử phản cách mạng nguy hiểm cho trật tự an ninh chung, để ở ngoài xã hội không có lợi, thì sau khi Chính phủ có văn bản, cần tiến hành cưỡng bức tập trung cải tạo bằng giáo dục chính trị và bằng lao động trong một thời gian cần thiết để tước điều kiện hoạt động phá hoại của chúng và tạo điều kiện cho chúng cải tạo thành người lao động lương thiện”[18, tr.2]. Cần phải giáo dục đối với đối tượng TTGDCT “Đối với những phần tử phản cách mạng và tội phạm về hình sự đang bị giam giữ trong các trại giam và trại cải tạo, ngoài việc tăng cường công tác canh gác cho nghiêm ngặt, không để xảy ra trốn tù phá trại cần phải rất chú trọng cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, giảng dạy cho sát với từng


loại đối tượng đồng thời thực hiện tốt việc cải tạo bằng lao động để đạt mục đích cải biến chúng thành những người lao động lương thiện” [18, tr.3].

Ngày 01/6/1961, Đảng đoàn Bộ Công an kiểm điểm 3 năm công tác đấu tranh phản cách mạng, giữ gìn trật tự xã hội. Qua kiểm điểm nghiêm túc, Đảng đoàn Bộ nhận thấy: Đảng đoàn đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đấu tranh chống gián điệp, chống phản động lợi dụng đạo Thiên chúa. Về trừng trị những phần tử phá hoại hiện hành cũng được chú ý đẩy mạnh hơn. Để làm tốt công tác TTGDCT, Bộ chủ trương “Khẩn trương tiến hành công tác tập trung giáo dục cải tạo đối với các phần tử nguy hiểm, làm thành từng đợt, đảm bảo hết tháng 6 năm 1962 căn bản hoàn thành công tác tập trung giáo dục cải tạo”[19].

Ngay sau khi có Chỉ thị 13/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 49-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư 121/CP của Chính phủ, ngày 14/08/1961, Bộ Công an nhận định: TTGDCT những phần tử gây nguy hại cho an ninh xã hội là một chủ trương rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để tăng cường bảo vệ trật tự an ninh chung, bảo vệ lợi ích Nhà nước và của nhân dân, bảo vệ công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc, chủ động đối phó với tình hình bất trắc do kẻ địch có thể gây ra. Khi thực hiện phải nắm vững mục đích, chính sách, tiêu chuẩn để xét và quyết định đối tượng cần TTGDCT.

Ngày 14/8/1961, Bộ Công an có Chỉ thị số 427/VP-P4 về việc hướng dẫn thi hành quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư của Hội đồng Chính phủ về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội, trong Chỉ thị đã xác định trong công tác TTGDCT cần: Nắm vững tiêu chuẩn để xét duyệt các đối tượng cần phải TTGDCT; nắm vững các đối tượng cần phải TTGDCT; chính sách đối với những phần tử


phải TTGDCT; kế hoạch tiến hành chủ trương TTGDCT và phải phân công các ngành nghiệp vụ trong công tác TTGDCT.

Để khẩn trương đẩy mạnh hơn nữa công tác TTGDCT, ngày 25/10/1961 Bộ Công an có Chỉ thị số 551-VP/P4, Chỉ thị khẳng định công tác TTGDCT là công tác quan trọng, vì vậy cần phải dự thảo ngay kế hoạch tiến hành công tác TTGDCT bao gồm các công tác cụ thể phải làm, lực lượng phải huy động để thực hiện công tác TTGDCT và sự phối hợp của Công an với các ngành trong công tác này để đạt kết quả tốt.

Tháng 02/1962, Đảng ủy cơ quan Bộ Công an tổ chức cho toàn Đảng đoàn Bộ học tập quán triệt thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 20/01/1962 của Bộ Chính trị về tăng cường đấu tranh chống các bọn phản cách mạng, Đảng đoàn Bộ chủ trương trong thời gian tới phải động viên toàn Đảng, toàn dân tiến hành trấn áp phản cách mạng một cách kiên quyết, chủ động, khẩn trương, tích cực hơn, kịp thời đập tan mọi âm mưu gây bạo loạn, phá hoại hoặc khiêu khích của kẻ địch, giữ vững an ninh trật tự ở miền Bắc và phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Trong bối cảnh Mỹ ngụy tăng cường các phương thức, thủ đoạn hoạt động gián điệp, biệt kích hết sức thâm độc xảo quyệt mà nổi nhất là các phần tử này sử dụng phương thức gián điệp ẩn nấp và biệt kích phá hoại công cuộc xây dựng miền Bắc. Tháng 10/1962, Bộ Công an chỉ thị cho các đơn vị nghiệp vụ, các cấp Công an xây dựng kế hoạch đề phòng chiến tranh gọi tắt là “kế hoạch 69”. Với chủ trương “giữ dưới đất là chính, giữ bên trong là chính”2.

Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 17 (tháng 02/1963) xác định: Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hiểm cho trị an xã hội, nhằm thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Chính trị

2 Lời đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư BCH TW ở hội nghị chuyên để phòng chống gián điệp biệt kích (02/1962)


đã đề ra trong Nghị quyết số 39 là đảm bảo cuối năm 1963 “Căn bản quét được bọn phản cách mạng bộc lộ và tương đối bộc lộ”.

Để đẩy mạnh công tác TTGDCT và đảm bảo công tác TTGDCT đúng đối tượng, ngày 29/4/1963 Bộ Công an có Chỉ thị số 06/VP-P4 về đẩy mạnh công tác tập trung cải tạo những phần tử phản cách mạng ngoan cố có hành động phương hại đến an ninh chung, Chỉ thị yêu cầu “Trước hết cần tổ chức nghiên cứu lại các Chỉ thị của Trung ương Đảng, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thông tư của Hội đồng Chính phủ và các Chỉ thị của Bộ về công tác tập trung cải tạo, nhằm làm cho cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và mức độ khẩn trương của công tác này, hiểu được đúng thế nào là đối tượng nguy hiểm cần đưa đi tập trung cải tạo, vận dụng được đúng tiêu chuẩn trong khi xét duyệt đối tượng tập trung cải tạo, thấy được tác dụng và sự liên quan của tác tập trung giáo dục cải tạo đối với các mặt công tác khai thác để xác minh cho mình một thái độ quyết tâm tích cực thực hiện” [8, tr.2].

Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 18 (tháng 01/1964) đã khẳng định trong công tác TTGDCT “Cần phải kiên nhẫn, thường xuyên tích cực tiến hành công tác giáo dục cải tạo, cảm hóa những người trước kia là tề, ngụy, phỉ, phản động làm cho họ thực lòng đi theo cách mạng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, công tác cải tạo, cảm hóa những người trước kia là tề, ngụy, phỉ, phản động là một công tác hết sức quan trọng cấp thiết, nhằm xóa bỏ cơ sở xã hội mà địch dễ dàng lợi dụng và xóa bỏ diện bất mãn chống đối chế độ ta, tăng cường sự nhất trí về chính trị trong xã hội ta”[21].

1.2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an

1.2.2.1. Công tác lập hồ sơ và bắt giữ đối tượng TTGDCT

Bộ Công an đã chỉ đạo các cấp nhanh chóng thu thập tài liệu, lập hồ sơ để xét TTGDCT những đối tượng. Đối với những đối tượng trong giai cấp


bóc lột cũ và những phần tử phản cách mạng khác: Lập danh sách, hồ sơ để xét những phần tử ngoan cố, căm thù sâu sắc chế độ XHCN và luôn có hành động chống đối.

Đối với các đối tượng phản động lợi dụng đạo Thiên chúa: Bộ Công an lập hồ sơ để xét những đối tượng phản động giữ các chức vụ trùm họ, chánh trưởng, quản giáo, tu sĩ v.v... cấu kết với địch, có nhiều tội ác, vẫn còn hoạt động chống đối cách mạng và những đối tượng cốt cán, tay sai đắc lực của các phần tử đầu sỏ phản động, có nhiều tội ác, vẫn còn ngoan cố chưa chịu cải tạo.

Về tư sản, địa chủ: Lập danh sách và hồ sơ những đối tượng đã cấu kết với đế quốc chống lại cách mạng, có nhiều tội ác và những đối tượng vẫn căm thù sâu sắc chế độ, còn biểu hiện chống đối, không chịu cải tạo.

Tại các địa bàn chiến lược, xung yếu như: Thủ đô, thành phố quan trọng và các tỉnh xung quanh thủ đô; các khu vực quan trọng về quốc phòng và kinh tế, các đường giao thông chiến lược; các khu vực biên giới, giới tuyến và bờ biển, trước hết là biên giới Việt - Lào và giới tuyến Vĩnh Linh, bờ biển Liên khu IV cũ, Bộ Công an đã có kế hoạch khẩn trương tập trung lực lượng tiến hành lập hồ sơ, xét duyệt TTGDCT các loại đối tượng.

Để thực hiện mục tiêu hết năm 1964 “căn bản quét được các lực lượng phản cách mạng bộc lộ và tương đối bộc lộ ở miền Bắc” và nhằm khắc phục các tồn tại và khuyết điểm trong công tác phân loại, xét duyệt đối tượng cần đưa đi TTGDCT, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu các Khu, Sở, Ty: Trong mỗi hồ sơ cần phải ghi rò tên người lập hồ sơ, tên người xác minh tài liệu, tên người duyệt ở Khu, Sở, Ty và ở Đảng đoàn chính quyền để nâng cao trách nhiệm trong việc lập hồ sơ, duyệt đối tượng và đề nghị truy cứu trách nhiệm sau này nếu xảy ra những việc tập trung nhầm phải những người không đáng tập trung.


Với đối tượng hình sự: Lực lượng tiến hành thu thập tài liệu để lập hồ sơ là cấp cơ sở như Công an xã, phường, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự. Hồ sơ đối tượng đề nghị xét duyệt đưa đi TTGDCT dựa vào các nguồn: Biên bản, phạm pháp, hồ sơ sưu tra, trích lục tiền án... Văn bản phê duyệt của Bộ Công an là văn bản cuối cùng là quyết định của UBND tỉnh, thành phố đưa đối tượng đi TTGDCT.

Công an các địa phương không chỉ lập hồ sơ xét duyệt đối tượng cư trú ở địa phương mà còn lập hồ sơ đề nghị xét duyệt TTGDCT đối tượng không có nơi cư trú nhất định (ở địa phương khác đến, có nhiều hành vi vi phạm trật tự xã hội). Những trường hợp này chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Khi hồ sơ đối tượng đề nghị TTGDCT được Bộ Công an duyệt, UBND tỉnh, thành phố ra quyết định và khi có quyết định thì tiến hành bắt theo đợt để phát động phong trào đấu tranh chống tội phạm, đây là cách làm phổ biến.

Các thành phố lớn hoặc địa phương có phức tạp về trật tự trị an, việc củng cố tài liệu, lập hồ sơ được tiến hành thường xuyên nhưng thường tổ chức xét duyệt và bắt làm hai đợt trong năm (trước Quốc khánh 2 - 9 và trước Tết Nguyên đán). Khi tổ chức đưa đối tượng đi TTGDCT, những tội lỗi của đối tượng được công bố công khai để nhân dân biết, mặt khác, thông qua đó để răn đe đối tượng khác. Nhìn chung, việc tổ chức bắt đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nên diễn ra an toàn, đa số các đối tượng có quyết định bắt đã bị bắt.

Sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 39 và 40 của Bộ Chính trị về công tác đấu tranh chống phản cách mạng và củng cố, tăng cường lực lượng công an, ngày 29/12/1962, Đảng đoàn Bộ Công an tiến hành tổng kết công tác. Đảng đoàn Bộ kết luận về công tác tập trung cải tạo: Trong năm 1962 đã tập trung cải tạo 2600 đối tượng, nơi bắt nhiều nhất là Hà Nội, Tây Bắc, Nam

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí