Thực Tiễn Áp Dụng Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản,

dưỡng, thời hạn hưởng bồi thường, cấp dưỡng trong từng trường hợp bị thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; còn đối với tài sản bị hư hỏng, mất sẽ căn cứ vào kết luận giám định, kết luận định giá tài sản hoặc các tài liệu chứng cứ khác (Điều 608 đến Điều 612 BLDS năm 2005).

Mặt khác, khi ấn định mức bồi thường thiệt hại ngoài phụ thuộc vào yếu tố lỗi của các bên, Tòa án còn căn cứ vào khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại: "Người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" (khoản 2 Điều 605 BLDS năm 2005). Theo tinh thần điều luật này, nếu là thực hiện do lỗi cố ý thì không được giảm mức bồi thường hoặc nếu thiệt hại xảy ra không quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mà không cần xét đến yếu tố lỗi là vô ý hay không.

Xã hội ngày càng phát triển, bồi thường có thể được kéo dài trong nhiều năm vì vậy pháp luật có quy định: "Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường" [29, khoản 3 Điều 605].

Như vậy, các quy định của pháp luật dân sự về các hình thức và mức bồi thường vừa mang tính bao quát, vừa mang tính chi tiết, xét về cơ bản đã đảm bảo được quyền lợi của các bên đồng thời thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Các quy định này là chuẩn mực pháp lý để Tòa án áp dụng khi giải quyết trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự nói chung.


2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TƯ PHÁP "TRẢ LẠI TÀI SẢN,

SỬA CHỮA HOẶC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH


2.2.1. Tình hình chung

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố lớn (Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định và Hưng

Yên), giao thông khá thuận tiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tình hình tội phạm những năm gần đây diễn biến phức tạp, số lượng án hình sự mà ngành Tòa án phải thụ lý giải quyết không có chiều hướng giảm, đặc biệt là một số nhóm tội phạm có chiều hướng tăng đột biến cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân của việc gia tăng các loại tội phạm nghiêm trọng trong thời gian qua là do các quan hệ trong nhân dân phát sinh ngày càng phức tạp; trong công tác quản lý Nhà nước còn những hạn chế, bất cập, bọn tội phạm lợi dụng kẽ hở để phạm tội; trong quản lý tài sản một số gia đình và cá nhân còn sơ hở, mất cảnh giác.

Sau đây là số liệu thống kê hoạt động xét xử của ngành Tòa án Thái Bình trong 5 năm gần đây 2009 - 2013.

Bảng 2.1: Thống kê xét xử các loại tội phạm của ngành Tòa án Thái Bình từ năm 2009 đến năm 2013


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số thụ lý

674 vụ

1062 bị cáo

644 vụ

1011 bị cáo

774 vụ

1185 bị cáo

846 vụ

1488 bị cáo

830 vụ

1433 bị cáo

Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người

73 vụ

94 bị cáo

42 vụ

61 bị cáo

93 vụ

127 bị cáo

92 vụ

138 bị cáo

100 vụ

172 bị cáo

Tội phạm xâm phạm sở hữu

282 vụ

474 bị cáo

453 vụ

735 bị cáo

275 vụ

428 bị cáo

244 vụ

463 bị cáo

259 vụ

403 bị cáo

Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng

126 vụ

271 bị cáo

36 vụ

59 bị cáo

135 vụ

294 bị cáo

216 vụ

508 bị cáo

166 vụ

505 bị cáo

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

7 vụ

8 bị cáo

4 vụ

11 bị cáo

15 vụ

33 bị cáo

29 vụ

50 bị cáo

11 vụ

15 bị cáo

Tội phạm về tham nhũng

5 vụ

7 bị cáo

6 vụ

12 bị cáo

3 vụ

10 bị cáo

6 vụ

10 bị cáo

3 vụ

3 bị cáo

Tội phạm về ma túy

160 vụ

177 bị cáo

102 vụ

132 bị cáo

235 vụ

268 bị cáo

248 vụ

281 bị cáo

279 vụ

314 bị cáo

Tội phạm xâm phạm quản lý hành chính

0 vụ

0 bị cáo

1 vụ

1 bị cáo

18 vụ

25 bị cáo

15 vụ

31 bị cáo

12 vụ

20 bị cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 10


Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình.

Từ bảng thống kê trên cho thấy tình hình tội phạm các năm qua trên địa bàn tỉnh Thái Bình có một số đặc điểm sau:

Các tội phạm không ngừng tăng về số lượng các vụ và số lượng người phạm tội. Cụ thể: năm 2011 tăng 130 vụ - 174 bị cáo (tăng gần 20% cả số vụ, số bị cáo) so với năm 2010; năm 2012 tăng 72 vụ - 303 bị cáo (số vụ tăng 9%, số bị cáo tăng 25%) so với năm 2011; năm 2013 số vụ án và số bị cáo có giảm so với 2012 nhưng tỉ lệ không đáng kể (giảm 2% số vụ án và giảm 4% số bị cáo).

Trong từng nhóm tội phạm cũng không ngừng tăng về số lượng và thể hiện tính đồng phạm ngày càng nhiều. Cụ thể:

- Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (chủ yếu tập trung các tội giết người, tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm): năm 2011 tăng đột biến từ 42 vụ - 61 bị cáo ở năm 2010 tăng lên 93 vụ

- 127 bị cáo (số vụ tăng 122%, số bị cáo tăng 108%). Từ năm 2012 nhìn chung số vụ án, số bị cáo năm sau có tăng, giảm hơn năm trước nhưng tỉ lệ tăng, giảm không đáng kể (năm 2012 số vụ giảm 1 vụ = 1,1% so với năm 2011 nhưng số bị cáo lại tăng 8% so với năm 2011, năm 2013 số vụ tăng 8%, số bị cáo tăng 24% so với năm 2012).

- Nhóm tội xâm phạm sở hữu tài sản (chủ yếu tập trung các tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản): năm 2010 tăng đột biến từ 282 vụ - 474 bị cáo năm 2009 tăng lên 453 vụ - 735 bị cáo (số vụ tăng 60%, số bị cáo tăng 55%). Từ năm 2011 số vụ án có giảm nhưng số bị cáo thì tăng và ngay trong từng năm số bị cáo nhiều hơn gần gấp đôi số đầu vụ chứng tỏ các vụ đồng phạm nhiều.

Như phân tích trong phần lý luận, biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" thường được áp dụng trong các nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền sở hữu tài sản; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; xâm phạm

an toàn công cộng, trật tự công cộng. Sau đây là bảng thống kê tính tỉ lệ các nhóm tội phạm này trong tổng số các vụ án thụ lý trong mỗi năm:

Bảng 2.2. Thống kê xét xử 3 nhóm tội phạm có khả năng áp dụng cao biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng số thụ lý

674 vụ

644 vụ

774 vụ

846 vụ

830 vụ

Tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người

73 vụ

11%

42 vụ

7%

93 vụ

12%

92 vụ

11%

100 vụ

12%

Tội phạm xâm phạm sở hữu về tài sản

282 vụ

42%

453 vụ

70%

275 vụ

35%

244 vụ

29%

259 vụ

31%

Tội phạm xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng

126 vụ

19%

36 vụ

6%

135 vụ

17%

216 vụ

26%

166 vụ

20%

Tổng

72%

83%

64%

66%

63%


Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Thái Bình.

Từ bảng thống kê trên cho thấy các vụ án có khả năng áp dụng biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao, đặc biệt trong năm 2010 chiếm đến 83% tổng số vụ án Tòa án thụ lý. Điều này cho thấy vai trò của biện pháp tư pháp này trong thực tiễn là rất lớn nhưng hiện nay việc thống kê áp dụng biện pháp này chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Do vậy để đánh giá mức độ áp dụng thường xuyên của biện pháp tư pháp này trong thực tiễn tác giả không có được con số chính xác tuyệt đối mà chỉ có thể đưa ra một số liệu mang tính tương đối trên cơ sở một mặt tác giả dựa vào số liệu thống kê các nhóm tội phạm có khả năng cao áp dụng cao biện pháp tư pháp này trong quá trình giải quyết vụ án đồng thời là các nhóm tội phạm có tỉ lệ thụ lý giải quyết của Tòa án cao nhất, mặt khác tác giả đã chọn 150 vụ án hình sự mang tính ngẫu nhiên theo tỉ lệ các nhóm tội phạm trên để xác thực số liệu.

Bằng phương pháp thực nghiệm 150 vụ án này, tác giả nhận thấy 100% các vụ án liên quan đến các nhóm tội phạm kể trên đều áp dụng biện

pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" khi giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự, có vụ án tài sản bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu ở giai đoạn truy tố, có vụ được Hội đồng xét xử tuyên tại phiên tòa nhưng hầu hết được Cơ quan điều tra tiến hành xử lý ngay tại giai đoạn điều tra. Có khoảng 30% số vụ án được nghiên cứu là tài sản bị chiếm đoạt không thể thu hồi do người phạm tội đã đem đi tiêu thụ do đó những vụ án này đều áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại (có khoảng 18% số vụ đó người phạm tội và người bị thiệt hại thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường ngay tại giai đoạn điều tra, chỉ có khoảng 12% trong số vụ án đó vấn đề bồi thường thiệt hại do Tòa án quyết định).

Từ phương pháp nghiên cứu trên, tác giả có thể khẳng định để xác định con số tương đối chính xác về thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2013 chúng ta có thể sử dụng số liệu thống kê ở bảng 2.2 trên.

Trong quá trình nghiên cứu các vụ án thực tế, tác giả nhận thấy hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng đúng các quy định của khoản 1 Điều 42 BLHS năm 1999 bảo đảm quyền đối với tài sản của các chủ sở hữu cũng như các quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong quá trình áp dụng biện pháp này.

2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế trong áp dụng biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Trên cơ sở nghiên cứu hơn 150 bản án sơ thẩm, phúc thẩm về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản (chủ yếu là các tội: Tội cướp tài sản - Điều 133, Tội cướp giật tài sản - Điều 135, Tội trộm cắp tài sản - Điều 138, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Điều 139, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Điều 140, Tội hủy hoại tài sản - Điều 143), các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín của con người (chủ yếu là các

tội Tội giết người - Điều 93, Tội cố ý gây thương tích - Điều 104, Tội hiếp dâm - Điều 111, Tội chống người thi hành công vụ - Điều 257), các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng (chủ yếu là các tội: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - Điều 202, Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ - Điều 232) để tìm hiểu kỹ hơn về việc áp dụng biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" theo khoản 1 Điều 42 BLHS năm 1999 chúng tôi thấy bên cạnh một số cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự nói chung và Điều 42 nói riêng như trả lại tài sản đúng chủ sở hữu, hình thức, phương thức và mức bồi thường thiệt hại phù hợp, đúng căn cứ, đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời thì vấn đề áp dụng Điều 42 còn một số tồn tại sau.

* Tồn tại chung trong áp dụng điều luật:

Thứ nhất, trong phần trách nhiệm dân sự của một số bản án tuyên bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại nhưng lại không ghi căn cứ áp dụng Điều 42 BLHS năm 1999 mà chỉ căn cứ vào các Điều luật của BLDS năm 2005.

Thứ hai, lúng túng trong áp dụng Điều 41, Điều 42 BLHS năm 1999 và Điều 76 BLTTHS năm 2003.

Trong quá trình tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã lúng túng khi xác định trường hợp nào áp dụng Điều 41, trường hợp nào áp dụng Điều 42 BLHS và trường hợp nào áp dụng Điều 76 BLTTHS vì cả ba điều luật này đều có quy định về việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Theo chúng tôi, để xác định áp dụng điều luật nào để trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nên căn cứ vào việc tài sản đó khi ra quyết định trả lại đã bị tịch thu hay đang bị người phạm tội quản lý trái phép. Tuy nhiên trong mọi trường hợp đều áp dụng điểm b khoản 2 Điều 76

BLTTHS vì các quy định trong BLHS là các quy định trong luật nội dung còn các quy định trong BLTTHS là các quy định trong luật hình thức, do vậy khi quyết định bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giải quyết vụ án hình sự cơ quan tiến hành tố tụng cũng đều phải căn cứ vào cả hai loại luật trên là phù hợp. Theo đó:

Khi tịch thu tài sản cơ quan có thẩm quyền chưa có căn cứ để xác định được tài sản nào là đối tượng của tội phạm, tài sản nào là phương tiện, dụng cụ dùng vào việc phạm tội nên đã áp dụng biện pháp tịch thu tài sản đối với tất cả theo Điều 41 BLHS. Sau khi xác định được chính xác trong các tài sản đã tịch thu tài sản nào là tài sản do người phạm tội đã chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào khoản 2 Điều 41 BLHS và Điều 76 BLTTHS ra quyết định trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Khi tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chưa bị cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tịch thu mà vẫn đang trong sự quản lý của người phạm tội hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền tạm giữ thì khi ra quyết định trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 42 BLHS và điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS.

Có quan điểm cho rằng, căn cứ để áp dụng Điều 41, Điều 42 BLHS và điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS là xác định tài sản đó có phải là vật chứng của vụ án hay không. Nếu là tài sản bị chiếm đoạt nhưng không xác định là vật chứng thì áp dụng Điều 41, Điều 42 BLHS còn nếu nó là vật chứng thì áp dụng điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS để trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp [41, tr. 6]. Theo chúng tôi nếu căn cứ như vậy chưa thật chính xác vì tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép được xác định là đối tượng của tội phạm, mà theo Điều 74 BLTTHS quy định về vật chứng thì đối tượng của tội phạm cũng là một loại vật chứng. Do vậy không thể lấy một yếu tố giống nhau để làm tiêu chí khi phân biệt sự khác nhau giữa các việc áp dụng các điều luật được.

* Một số tồn tại, hạn chế khi áp dụng quy định về trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp:

Thứ nhất, tài sản bị chiếm đoạt đã không được trả lại cho chủ sở hữu.

Đoàn Năng Dụng và Nguyễn Thanh Thủy là chủ doanh nghiệp tư nhân Thái Dương. Trong quá trình kinh doanh vợ chồng Dụng - Thủy đã dùng các thủ đoạn chiếm đoạt tiền của nhiều cá nhân lên đến 2 tỷ đồng, sau đó Dụng - Thủy đã dùng số tiền này thanh toán nợ 1 tỷ đồng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thành rồi bỏ trốn. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Năng Dụng và Nguyễn Thanh Thủy mỗi bị cáo hai năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 139 BLHS. Buộc hai bị cáo phải liên đới bồi thường cho những người bị hại số tiền 2 tỷ đồng nhưng không buộc Công ty An Thành giao nộp lại số tiền 1 tỷ đồng mà hai bị cáo đã dùng để trả nợ là không đúng. Vì khoản tiền 1 tỷ đồng Dụng - Thủy đã dùng trả cho Công ty An Thành là tiền do hành vi lừa đảo để chiếm đoạt của những người bị hại do vậy số tiền này phải được thu hồi để trả lại cho những người bị hại theo khoản 1 Điều 42 BLHS mới phù hợp.

Thứ hai, tài sản bị chiếm đoạt chưa được điều tra làm rõ để trả cho chủ

sở hữu.

Vụ Nguyễn Bá Hoàn, Nguyễn Bá Lâm và Nguyễn Thị Tố với nhiều

thủ đoạn tinh vi, cấu kết với người nước ngoài lừa đảo đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động làm cho gần 300 công dân bị thiệt hại với số tiền rất lớn. Hoàn là người chủ mưu, sau khi chiếm đoạt được số tiền đó Hoàn đã chia cho Lâm và Tố 1 tỷ đồng và trả cho Lâm 300 triệu đồng Hoàn đã vay nợ trước đó. Tòa án sơ thẩm đã xét xử với mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo. Tuy nhiên, số tiền 300 triệu Hoàn khai đã đưa trả nợ Lâm, Lâm thừa nhận có cầm của Hoàn 300 triệu nhưng không nói rõ là tiền gì và trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện việc Hoàn đã trả số tiền này cho Lâm. Đây là tài sản bị chiếm đoạt mà có nên cần phải điều tra, xác minh làm rõ để có biện pháp thu hồi trả cho người bị hại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023