quản lý hợp pháp chiếc xe sau khi anh K chết được. Vì vậy, chiếc xe sẽ được tịch thu xung quỹ Nhà nước mà không trả lại cho vợ anh K.
Theo chúng tôi nếu xác định vợ anh K là người quản lý hợp pháp chiếc xe mô tô thì vô hình chung thừa nhận anh K là người quản lý hợp pháp đối với chiếc xe trong khi đó anh không có giấy tờ hợp pháp chứng minh cho quyền này của mình. Như vậy trả lại xe cho vợ anh K là không có cơ sở. Mặt khác, nếu không trả lại xe cho vợ anh K do xác định anh K không phải là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản thì sẽ "không công bằng" với anh K trong trường hợp anh đã mua và sử dụng chiếc xe đó từ lâu, do trình độ pháp luật thấp lại thêm suy nghĩ anh là người làm ăn lương thiện sẽ không vi phạm pháp luật, chiếc xe chỉ là phương tiện đi lại nên anh không biết và cũng không nghĩ đến việc phải đăng ký quyền sở hữu. Do vậy cả hai quan điểm xử lý trên đều chưa thực sự thuyết phục.
Hiện nay số lượng phương tiện giao thông đường bộ ngày một nhiều, số phương tiện nhập lậu, làm lại số khung số máy… mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đăng ký, quản lý được ngày một gia tăng. Trong khi đó số vụ án xâm phạm trật tự xã hội nói chung và các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng cũng như các vụ án mang tính chiếm đoạt có chiều hướng gia tăng, vì vậy thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự sẽ gặp những tình huống tương tự ví dụ trên. Để việc xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thống nhất, đúng quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý đối với những vật chứng không phải là công cụ, phương tiện phạm tội trong vụ án mà là tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại không có giấy tờ hợp pháp.
Như phần trên đã phân tích bản chất của biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại" là giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Nếu vấn đề này được giải quyết cùng với vụ án hình
sự thì tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng căn cứ vào quy định của BLTTHS năm 2003, nhưng nếu trường hợp vấn đề dân sự được tách ra giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì họ có phải làm đơn khởi kiện không (vì theo luật tố tụng dân sự Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi có đơn khởi kiện) và trong trường hợp nào thì Tòa án được tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết riêng? Hướng dẫn để thống nhất giải quyết những vấn đề này Công văn của Tòa án nhân dân tối cao số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ đã hướng dẫn như sau:
Theo tinh thần quy định tại Điều 42 BLHS năm 1999 thì khi xét xử một vụ án hình sự cùng với việc quyết định TNHS đối với người phạm tội, Tòa án buộc người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Tòa án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết trong một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu. Thông thường Tòa án chỉ tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết trong một vụ án dân sự khác khi chưa xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc đã xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự nhưng khi xét xử không biết họ ở đâu hoặc đã xác định được người bị hại, nguyên đơn dân sự, nhưng họ chưa có yêu cầu trả lại những vật, tiền bạc đã bị người phạm tội chiếm đoạt, chưa có yêu cầu phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, chưa chứng minh được đầy đủ thiệt hại do tội phạm gây ra. Đối với các trường hợp này, Tòa án chỉ thụ lý để giải quyết phần dân sự khi đương sự có yêu cầu (có đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện) và vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
2.1.3. Quy định về "Sửa chữa tài sản"
Người phạm tội phải sửa chữa tài sản đã chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép là một trong những quy định của biện pháp tư pháp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Trong
trường hợp tài sản đó sau khi bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép mà bị hư hỏng cho dù ở bất kỳ mức độ nặng, nhẹ nào thì về nguyên tắc người phạm tội phải thực hiện việc sửa chữa. Nếu vì những lý do nhất định mà việc sửa chữa không thực hiện được thì phải bồi thường cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại để giải quyết.
Sửa chữa tài sản theo quy định của biện pháp tư pháp có quan điểm nhận định chỉ áp dụng đối với trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép tài sản: "Đối với người sử dụng trái phép tài sản của người khác vào việc thực hiện tội phạm, nếu tài sản bị hỏng thì họ phải sửa chữa. Nếu vì những lý do nhất định mà việc sửa chữa không thực hiện được thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp" [43, tr. 197] Theo chúng tôi ngay cả trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản mà làm hư hỏng tài sản thì ngoài trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì họ còn phải buộc sửa chữa tài sản đó (tự mình sửa chữa hoặc thanh toán cho phía chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản giá trị của việc sửa chữa), nếu tài sản không còn hoặc không thể sửa chữa được thì phải bồi thường thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Lịch Sử Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Quy Định Biện Pháp "trả Lại Tài Sản, Sửa Chữa Hoặc Bồi Thường Thiệt Hại"
- Những Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản, Sửa Chữa Hoặc Bồi Thường Thiệt Hại" Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999
- Quy Định Về "trả Lại Tài Sản"
- Biện pháp tư pháp - Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ luật hình sự năm 1999 - 9
- Thực Tiễn Áp Dụng Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản,
- Những Nguyên Nhân Của Tồn Tại, Hạn Chế Trong Áp Dụng Biện Pháp Tư Pháp "trả Lại Tài Sản, Sửa Chữa Hoặc Bồi Thường Thiệt Hại"
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Ví dụ: Ngày 25 tháng 4 năm 2012, lợi dụng thời điểm buổi trưa vắng người, Đỗ Văn Thanh lẻn vào nhà bà Lưu Thị Thơ lấy đi một chiếc máy tính xách tay của con gái bà Thơ là chị Hoàng Thị Mai Lan trị giá 11 triệu đồng. Đang trèo tường thoát ra ngoài thì bị bà Thơ phát hiện, hoảng sợ Thanh nhảy vội và làm vỡ màn hình và hỏng một số con chíp của chiếc máy tính. Thanh là người sửa chữa đồ điện tử nên đã đề nghị với chị Lan cho mình sửa chữa máy tính lại như cũ, chị Lan đồng ý. Tòa án tuyên phạt Thanh 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS và buộc Thanh phải sửa chữa những hư hỏng của chiếc máy tính cho chị Lan.
Rõ ràng trong trường hợp này người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu nhưng lại làm hư hỏng tài sản trong quá trình tẩu thoát và phải
có trách nhiệm sửa chữa phần tài sản bị hư hỏng. Vấn đề đặt ra là giả sử trong trường hợp này người bị hại là chủ sở hữu không đồng ý cho người phạm tội sửa chữa tài sản mà yêu cầu tự sửa chữa và người phạm tội phải bồi thường khoản tiền cho việc sửa chữa ấy, cơ quan tiến hành tố tụng có thể chấp nhận không? Theo chúng tôi cơ quan tiến hành tố tụng có thể không thể chấp nhận yêu cầu này của người bị hại trong trường hợp người phạm tội có khả năng sửa chữa, khắc phục được hậu quả những hư hỏng đưa tài sản về trạng thái ban đầu (ví dụ: tài sản bị hư hỏng là đối tượng mà người phạm tội thường xuyên sửa chữa, thay thế, làm mới hoặc trường hợp người phạm tội không có khả năng kinh tế để thanh toán phần bồi thường do làm hư hỏng tài sản mà chỉ có thể khắc phục bằng cách sửa chữa...).
Biện pháp buộc người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài sản phải sửa chữa tài sản là một trong những biện pháp quan trọng góp phần khắc phục những hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra. Tuy nhiên, trong thực tế khi tài sản bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép có bị hư hỏng thì giữa các bên thường thỏa thuận phía bên làm hư hỏng tài sản không trực tiếp sửa chữa tài sản mà sẽ bồi thường cho phần tổn thất đó và phía bên chủ sở hữu sẽ sử dụng số tiền bồi thường đó để khắc phục những hư hỏng. Ưu thế của việc thỏa thuận này thường giúp cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản chủ động hơn trong việc sửa chữa tài sản và trong những trường hợp người phạm tội bị tạm giam thì khả năng sửa chữa sẽ rất khó khăn, không đảm bảo được tính nhanh chóng, kịp thời. Chính vì vậy, so với biện pháp bồi thường thiệt hại thì biện pháp sửa chữa tài sản ít được áp dụng trong thực tế hơn.
2.1.4. Quy định về "Bồi thường thiệt hại"
Bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp đồng thời cũng là biện pháp có tính chất dân sự, vì vậy trong trường hợp nó được áp dụng ở giai đoạn điều tra, truy tố thì mức độ, hình thức và phương thức bồi thường phải được sự thỏa thuận của người phạm tội và người bị thiệt hại. Nếu không có sự thỏa
thuận này, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không được ra quyết định miễn TNHS cho người phạm tội mà phải chuyển hồ sơ sang Tòa án theo thủ tục tố tụng chung.
Như vậy, đối với trường hợp một người thực tế có tham gia thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu TNHS (do chưa đến tuổi phải chịu TNHS về tội phạm đã thực hiện) hoặc được miễn TNHS, thì họ không những có thể là người làm chứng mà còn có thể là bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vì vậy, nếu xét thấy sự có mặt của họ tại phiên tòa là cần thiết để khai báo và đối chất với các bị cáo trong vụ án.
Để giải quyết các vụ án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung một cách có lý, có tình thường rất khó đối với các cơ quan tiến hành tố tụng bởi tính chất phức tạp của việc xác định các căn cứ để quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người phạm tội. Căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được áp dụng là các quy định của pháp luật dân sự.
* Cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Pháp luật dân sự của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại đặc biệt là vấn đề bồi thường do tội phạm gây ra. Ở nước ta Điều 604 BLDS năm 2005 xác định: "người nào do lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Đây là những thiệt hại được giải quyết theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở các dấu hiệu mang tính điều kiện. Một trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại là "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời" để đảm bảo được tính toàn bộ và kịp thời pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 cơ sở cơ bản mang tính điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại nói chung là những hậu quả bất lợi ngoài ý muốn về tài sản hoặc phi tài sản do một sự kiện hoặc một hành vi nào đó gây ra. Tuy nhiên chỉ những thiệt hại khách quan do tội phạm gây ra mới là đối tượng của việc áp dụng Điều 42 BLHS năm 1999 còn những thiệt hại do suy diễn trong mọi trường hợp đều không được chấp nhận.
Hiện nay các vụ án xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và tài sản của con người ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc phải chịu TNHS người phạm tội phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại những tổn thất mà tội phạm gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung bao gồm: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần" [29, khoản 1 Điều 307].
* Về thiệt hại về vật chất: Khoản 2 Điều 307 BLDS năm 2005 quy định: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc khục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút" [29]. Ngoài ra, tại điểm a Mục 1.1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) có giải thích:
Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự [38].
Cũng tại Mục II Nghị quyết này quy định chi tiết xác định từng loại thiệt hại kể trên. Có một điểm đáng chú ý trong nghị quyết hướng dẫn khi xác
định các thiệt hại đó là "chi phí hợp lý", cho dù đó có là tiền chữa trị hay tiền làm tang lễ thì cũng đều phải căn cứ vào các khoản chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Vì vậy, trong trường hợp người bị thiệt hại đưa ra mức yêu cầu bồi thường quá lớn so với thực tế sẽ không thể được chấp nhận.
Tuy nhiên, pháp luật quy định khá đầy đủ như vậy nhưng trên thực tế việc xác định chính xác thiệt hại lại không hề đơn giản và thông thường vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại là vấn đề rất phức tạp trong một vụ án hình sự (sẽ được đề cập trong Chương 3 của luận văn).
Những thiệt hại về vật chất cũng như về tinh thần phải được tính toán và quy đổi thành một khoản tiền nhất định. Vì vậy, những thiệt hại phải là những thiệt hại thực tế và chưa được bồi thường.
Thiệt hại thực tế là những thiệt hại phải có thực được chứng minh bằng các hóa đơn chứng từ thanh toán những khoản chi phí điều trị, mai táng, đăng tin cải chính hoặc thông qua bản kết luận định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị hư hỏng, mất mát phải bồi thường… Mặt khác thiệt hại đó phải tính toán được mặc dù có những trường hợp thiệt hại đó không bắt buộc đã phải xảy ra. Ví dụ: hoa màu đến ngày thu hoạch chắc chắn thì bị đốt cháy, xe ô tô đã ký xong hợp đồng thuê khoán nhưng đến ngày đó lại bị hủy hoại nên không thể thực hiện được...
Như vậy, nhà làm luật không chỉ quy định những thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra mà còn có những thiệt hại gián tiếp. Tuy nhiên việc xác định những thiệt hại gián tiếp phải hết sức thận trọng, cân nhắc và cần lưu ý những lợi ích này phải gắn với các quyền nhân thân của mỗi cá nhân cụ thể và nó phải chắc chắn thu được nếu như không có tội phạm xảy ra.
* Về thiệt hại về tinh thần: Bên cạnh việc phải bồi thường những thiệt hại về vật chất pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại về tinh thần:
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại [29, khoản 3 Điều 307].
Có thể nói tổn thất về tinh thần là một phạm trù rất rộng và trừu tượng không thể cân đo đong đếm như tổn thất về vật chất, nó bao gồm nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội loài người như sự đau đớn do thương tích, đau khổ về tình cảm do mất người thân hoặc nỗi khổ tâm khi không thể tham gia vào các hoạt động xã hội do bị tội phạm gây ra tàn tật mù, câm, điếc… hoặc sự xấu hổ khi bị xâm phạm đến những điều sâu kín của bản thân, bị làm nhục… Vì vậy về nguyên tắc thiệt hại này không thể trị giá được bằng tiền theo cách quy đổi ngang giá và không thể phục hồi một cách tuyệt đối được. Điều này cũng giải thích tại sao pháp luật nhiều nước trên thế giới cũng không quy định rõ thế nào là thiệt hại về tinh thần.
Các quy định của pháp luật nước ta về thiệt hại về tinh thần đều là những quy định mang tính "tùy nghi" để Tòa án trong từng trường hợp cụ thể buộc người gây thiệt hại phải đền bù một khoản tiền cho người bị tổn thất về tinh thần. Theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1.5 Mục II Nghị quyết 03 thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào mực độ tổn thất về tinh thần nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Tuy nhiên theo chúng tôi nhà làm luật cần làm rõ giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần xác định dựa trên tiêu chí cụ thể nào.
Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật hình sự. Thông thường khi đứng trước một thiệt hại xảy ra dù là do tội phạm hay dân sự chúng ta đều đặt ra câu hỏi tại sao lại có thiệt hại đó? Đối với trách nhiệm bồi thường theo