Biện Pháp Tạo Động Lực Phấn Đấu Của Giảng Viên


thể bị đào thải, một số giá trị văn hóa mới cần được tạo lập.

b) Những nội dung cơ bản của việc “xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường”

Xuất phát từ mục tiêu phát triển, thực trạng các hoạt động của trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, tác giả đề xuất một số nội dung cơ bản trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường như sau:

* Xây dựng và phát triển văn hóa quản lý

Văn hóa nhà trường chỉ có thể được xây dựng và phát triển khi ở đó có văn hóa quản lý. Văn hóa quản lý phải bắt đầu từ việc chọn lọc, bổ nhiệm. Người được bổ nhiệm phải là người được chọn lọc trong số các thành viên giỏi về chuyên môn, mẫu mực về nhân cách; có uy tín, có khả năng lãnh đạo, hội tụ quần chúng thành một khối đoàn kết cùng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tiếp đó, người quản lý phải được bồi dưỡng kỹ năng, văn hóa ứng xử, văn hóa quản lý một cách có hệ thống; được rèn luyện và được kèm cặp giúp đỡ bởi những người có kinh nghiệm, thành công trong quản lý.

- Văn hóa quản lý đóng vai trò quan trọng số một để tạo lập văn hóa nhà trường. Vì vậy, người quản lý không thể là người thiếu hụt về văn hóa ứng xử, yếu kém trong văn hóa quản lý. Để có được đội ngũ nhà quản lý có văn hóa quản lý, lãnh đạo nhà trường cần đặc biệt quan tâm từ khâu phát hiện, bồi dưỡng để tạo nguồn quy hoạch và không ngừng củng cố, khích lệ để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ này. Những trường hợp bất thường, không thể khắc phục cần mạnh dạn điều chỉnh, không để ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường.

Trong nhà trường, người quản lý bên cạnh việc sử dụng tri thức như một công cụ then chốt để xây dựng và phát triển văn hóa quản lý còn phải là người luôn biết dẫn dắt, duy trì sự tin cậy, lòng trung thành và sự tôn trọng của người khác. Điều này đòi hỏi cá nhân người quản lý phải có nghị lực, có lòng kiên trì và sự hy sinh cá nhân.


Cho dù kinh tế xã hội ngoài nhà trường có sôi động, cách mạng thông tin có làm cho công nghệ dạy học, phương pháp dạy học phát triển đổi mới mạnh mẽ thì vẫn còn tồn tại một điều bất biến là văn hóa quản lý nhà trường phải xây dựng theo phương châm: người quản lý nhà trường mới trong mối quan hệ với giảng viên, với HS-SV, với cộng đồng phải là người biết thuyết phục, biết tư vấn, biết động viên chứ không phải chỉ biết ra lệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Việc bồi dưỡng văn hóa quản lý là cần thiết, thường xuyên và mang tính hiệu quả. Nội dung của văn hóa quản lý, tác giả xin đề xuất mười yêu cầu xuất phát từ ý tưởng của Phillip Yeo, nhà giáo dục nổi tiếng của Singapore và một số lời bàn khác (Mục 1.3.2.7)

* Xây dựng một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý nói chung và quản lý đội ngũ giảng viên nói riêng

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 12

Lãnh đạo nhà trường cần phải coi trọng đúng mức nhân cách trí thức của người giảng viên. Do đó, cần xác định các nguyên tắc ứng xử giao tiếp trong quản lý đội ngũ giảng viên:

+ Nhà trường phải có được những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; phải thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề giáo dục.

+ Phải tôn trọng nhân cách người giao tiếp . Khi tiếp xúc vớ i ngườ i khác, cần có sự thiện cảm, nhìn nhận cái tốt là cơ bản. Ở mỗi người đều có lòng tự trọng, nhân cách, nhu cầu được tôn trọng cho nên không được xúc phạm đến nhân cách của họ.

+ Phải tin tưởng vào đối tượng giao tiếp. Phải biết tự khẳng định, tự tin vào chính mình và tin vào khả năng của người khác. Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi vươn lên đối với mỗi người. TS. Randy Pausch trường ĐH Carneigie Mellon đã cho rằng: “Hãy tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người. Không ai hoàn toàn xấu xa. Mỗi người đều có mặt tốt, hãy chờ đợi, nó sẽ xuất hiện” [Dẫn theo 13].


+ Vô tư, không vụ lợi vì mục đích giáo dục. Không thành kiến, định kiến; không vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.

+ Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lý của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Biết đặt địa vị của mình vào địa vị của người giao tiếp để có sự cảm thông, đồng cảm. Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối tượng.

Để tạ o đượ c mố i quan hệ quả n lý tố t đẹ p đò i hỏ i cả từ phí a nhà quả n lý và từ phía đố i tượ ng quả n lý .

Vì thế, ngược lại, trong mối quan hệ với lãnh đạo nhà trường, khi giao tiếp, các giảng viên viên cũ ng cầ n lưu ý mộ t số điể m có tính nguyên tắc sau:

+ Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo.

Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý.

+ Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình.

+ Hãy làm tốt công tác của mình, tinh thông trong công việc nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo. Trong công việc cần chăm chỉ, thật thà. Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ. Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu.

+ Tích cực tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Thẳng thắn trình bày những ý kiến cá nhân đóng góp cho công việc chung. Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi khả năng và chức trách của mình.

+ Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị.

+ Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.

+ Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai lãnh đạo sau lưng.

+ Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người


lãnh đạo.

Thiết lập được các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp quản lý là điều kiện tiên quyết để xây dựng các mối quan hệ trong môi trường văn hoá tốt đẹ p. Điề u đó có ý nghĩ a rấ t lớ n trong việ c tạ o dự ng văn hoá nhà trường (thường được gọi là môi trườ ng sư phạ m) lành mạnh có tác động tích cực tới việ c hoà n thà nh sứ mệ nh giá o dụ c củ a ĐNGV.

* Xây dựng và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên nhà trường, trong đó các giảng viên làm nòng cốt

Trước hết, nhà trường cần giúp các thành viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giảng viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.

Để xây dựng tốt mối quan hệ giữa các thành viên cần phải làm nhiều việc, bằng nhiều cách. Phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo nhà trường có chủ trương, có kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá

- đó là điều kiện tiên quyết. Tiếp đến, đội ngũ nhà giáo phải ý thức được đây là nhân tố rất quan trọng. Và tất nhiên, phải toàn trường, đến từng người học, ai cũng phải chú trọng đến mối quan hệ cần thiết này. Một số nội dung đề xuất như sau:

+ Mọi thành viên trong nhà trường cần có trách nhiệm nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau;

+ Mỗi cán bộ, giảng viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học; coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người;

+ Giảng viên được khuyến khích trong các hoạt động: cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia đóng góp ý kiến trong mọi


họat động của nhà trường; đối thọai và hợp tác, làm việc nhóm; chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm, chia sẻ tầm nhìn;

+ Trong hoạt động chuyên môn, cần khuyến khích và tạo cơ hội để tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giảng viên. Khi đó, giảng viên sẽ cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

+ Tạo bầu không khí tin cậy, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là động lực thúc đẩy giảng viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy; cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường.

+ Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hóa) trong nhà trường cần phải sớm được khắc phục: sự buộc tội đổ lỗi cho nhau; sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc; trách mắng đồng nghiệp, HS-SV vì không có sự tiến bộ; thiếu sự động viên khuyến khích, cởi mở, tin cậy, hợp tác, chia sẻ học hỏi lẫn nhau; mâu thuẫn nội bộ không được giải quyết kịp thời, ...

+ Đối với người học, cần tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất để HS-SV cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. HS-SV được tôn trọng, được thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị; thấy rõ trách nhiệm của mình để tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực trao đổi với GV, nhóm bạn, nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.

Hãy quan tâm tạo ra môi trường thân thiện cho HS-SV để các em cảm thấy an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi giữa thầy và trò.

* Xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa nhà quản lý với các giảng viên

Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý nhà trường cầ n thự c hiệ n mộ t số


nguyên tắ c ứ ng xử đượ c đá nh giá là có í ch trong việ c xây dự ng mố i quan hệ quản lý tốt đẹp với các giảng viên:

+ Hãy niềm nở và lịch thiệp. Hãy tươi cười với mọi người. Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.

+ Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh. Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý. Hãy biết hài hước đúng lúc.

+ Hãy lắng nghe ý kiến của cấp dưới, nó sẽ có nhiều tác dụng giúp nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của đơn vị, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lý; biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định. Từ đó nhà quả n lý có thể khai thác , phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể, khuyến khích tính tích cực sáng tạo của cấ p dướ .i

+ Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp. Hãy chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của từng người trong công tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều người đó đã làm. Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, đề bạt bổ nhiệm… tùy theo điều kiện của nhà trường.

+ Hãy nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới. Nếu không có sự đòi hỏi và cũng không có yêu cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ dễ chán nản, không thích làm việc. Nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống, sức khỏe của bản thân nhân viên và gia đình nhân viên.

+ Hãy biết phê bình và tự phê bình. Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điề u chủ yế u là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyế t điể m .

+ Đừng bao giờ quên lời hứa. Hãy tin tưởng vào nhân viên, giảng viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ.


+ Đối xử với mọi người một cách công bằng. Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ.

+ Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hoàn thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý.

Có thể nói , văn hóa nhà trường là một nội dung quan trọng trong tiến trình phát triển. Một tập thể đoàn kết, thương yêu, đề cao giá trị con người là một tài sản vô giá cho sự trường tồn, đặc biệt đối với một cơ sở đào tạo nhân lực ngành y tế. Văn hóa quản lý, văn hóa nhà trường là cơ sở nền tảng vững chắc để có được một đội ngũ CB-CNV đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ đào tạo ra những thế hệ "lương y như từ mẫu", "biết yêu thương người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau như chính mình bị đau" (Bác Hồ)

3.1.5.3. Điều kiện thực hiện

Để hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực, cần có một số điều kiện sau:

- Sự vào cuộc của các cấp quản lý vĩ mô: Bộ, ngành quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. Việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay giúp các nhà trường xác định đúng các giá trị văn hóa, lựa chọn các biện pháp hiệu quả trong quá trình triển khai.

- Lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong trường cần tập trung nghiên cứu, coi việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để tạo lập thương hiệu; phối kết hợp chặt chẽ, cùng chung sức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng, khích lệ mọi thành viên tham gia tích cực vào hoạt động này.

- Các thành viên nhà trường cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm mỗi cá nhân cũng như những lợi ích được thụ hưởng từ văn hóa nhà trường và tự giác thực hiện các nhiệm vụ được giao, chia sẻ khó khăn với nhà quản lý, với các đồng nghiệp để cùng đạt mục tiêu chung.


3.2.6. Biện pháp tạo động lực phấn đấu của giảng viên

3.2.6.1. Quan tâm đến đời sống của giảng viên:

Qua thăm dò đối với cán bộ hiện đang làm việc tại một số trường cao đẳng trong tỉnh thì thu nhập của trường thuộc diện trung bình, nhưng so với các Bệnh viện trong thành phố thì mức thu nhập của trường thấp hơn (có nơi cao gấp hơn 2 lần). Đây cũng là vấn đề mà trường đang gặp khó khăn về việc thu hút nguồn nhân lực. Vì vậy, để đảm bảo tương đối ổn định mức sống của GV, trường cần quan tâm một số nội dung sau:

- Nghiên cứu, tìm kiếm để tăng các nguồn thu: hợp đồng, liên kết đào tạo với các đơn vị; phát triển các dịch vụ liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, khám chữa bệnh, …

- Quản lý tốt công tác tài chính: chi tiêu hợp lý có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả ở tất cả các bộ phận.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và chăm lo đời sống tinh thần người lao động.

- Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với nguyện vọng của đông đảo cán bộ, giảng viên, nhân viên, nhất là ĐNGV trẻ; khuyến khích người lao động tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ:

+ Cách tính đang áp dụng:

Tổng số tiền xác định trong tháng chi toàn cơ quan * [3/4 / Tổng (Hệ số lương + Hệ số PCCV) toàn cơ quan*(Hệ số lương + Hệ số PCCV) của cá nhân + 1/4 /Tổng (Hệ số trách nhiệm + Hệ số trình độ) toàn cơ quan* (Hệ số trách nhiệm + Hệ số trình độ) của cá nhân]. [32]

+ Đề xuất cách tính mới:

Tổng số tiền xác định trong tháng chi toàn cơ quan * [1/2 / Tổng (Hệ số lương + Hệ số PCCV) toàn cơ quan *(Hệ số lương + Hệ số PCCV) của cá nhân + 1/2 /Tổng (Hệ số trách nhiệm + Hệ số trình độ) toàn cơ quan* (Hệ số trách nhiệm + Hệ số trình độ) của cá nhân].

3.2.6.2. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí