Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ HUÂN


BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Hình SựMã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Quốc Toản


Hà Nội – 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Huân

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I

MỤC LỤC II

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT IV

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3

6. Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 5

1.1. Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người và bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự 5

1.1.1. Quan niệm về biện pháp bắt người trong luật tố tụng hình sự5

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các nguyên tắc của biện pháp bắt người phạm tội quả tang10

1.1.3. Phân biệt với bắt người trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã 16

1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Luật TTHS Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 19

1.3. Các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong luật tố tụng hình sự một số nước 28

CHƯƠNG 2 33

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 33

2.1. Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 33

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 45

2.2.1. Tình hình bắt người phạm tội quả tang trong thời gian từ 2008 đến 2012 45

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo Bộ luật TTHS năm 2003 52

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang 62

CHƯƠNG 3 69

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 69

3.1. Yêu cầu và định hướng công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta hiện nay 69

3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay

.................................................................................................................................... 69

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả về công tác bắt người đang phạm tội quả tang trong giai đoạn hiện nay 71

3.2. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang 74

3.3. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới ở Việt Nam 81

3.3.1. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang phạm tội quả tang 81

3.3.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các lực lượng then chốt trong công tác bắt người phạm tội quả tang 84

3.3.3. Nâng cao vai trò của quần chúng và đảm bảo kinh phí trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm 85

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BCA Bộ công an

BLHS Bộ luật hình sự

BNV Bộ Nội vụ

BPNC Biện pháp ngăn chặn

CSND Cảnh sát nhân dân

CTTP Cấu thành tội phạm

HĐND Hội đồng nhân dân

HĐXX Hội đồng xét xử

QĐND Quân đội nhân dân

TAND Tòa án nhân dân

TNHS Trách nhiệm hình sự

TTHS Tố tụng hình sự

UBNDỦy ban nhân dân

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


STT

Tên Biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ số 2.1: Số lượng người bị bắt từ năm 2008 - 2012

47

2

Biểu đồ số 2.2: Tỷ lệ giải quyết xử lý hình sự từ năm 2008 - 2012

48

3

Biểu đồ số 2.3: Số lượng bắt, tạm giữ theo các hình thức bắt từ

2008 - 2012

48

4

Biểu đồ số 2.4: Tương quan các hình thức bắt từ 2008 - 2012

49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam - 1

LỜI MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng đúng đắn, chính xác các BPNC đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động TTHS để phát hiện nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Trong những BPNC thì biện pháp bắt người chiếm vị trí quan trọng nhất và được áp dụng thường xuyên để đấu tranh và phòng chống tội phạm. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Qua thực tiễn 9 năm thực hiện Bộ luật TTHS 2003 thì những quy định về BPNC, trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội, cho thấy có nhiều vấn đề còn bất cập, đặc biệt là những quy định về việc áp dụng BPNC bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau cũng làm phát sinh các vi phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang. Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02-01-2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08- NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của TTHS cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật

TTHS, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.

Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận đối với quy định của pháp luật về BPNC bắt người nói chung và quy định BPNC bắt người phạm tội quả tang nói riêng nhằm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, xác định những nguyên nhân tồn tại để đưa ra các kiến nghị giải pháp hoàn thiện về pháp luật và thực tiễn áp dụng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng mang tính cấp thiết. Trong phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi xin trình bày đề tài: “Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự Việt Nam”.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bắt người đang phạm tội quả tang, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang;

- Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các BPNC bắt người phạm tội quả tang trong TTHS qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong TTHS và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua;

- Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm những nội dung sau: Những vấn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023