vậy chúng ta có thể tiếp thu những thông tin mới; (3) và nó giúp chúng ta đưa thông tin vào bộ nhớ dài hạn…
(6) Học bằng cách thực hành
Giáo dục, dạy hoc sẽ không hiệu quả nếu lý thuyết và thực hành bị tách rời. Do đó hãy cố gắng học bằng cách thực hành – hành động với những vấn đề đã được học.
Nếu chúng ta học nói tiếng Pháp thì hãy nói tiếng Pháp. Nếu
chúng ta học về
máy tính hãy sử
dụng chúng. Nếu chúng ta học nấu các
món ăn Châu Á hãy nấu các món ăn Châu Á cho các bạn của chúng ta. Nếu chúng ta học cách viết tắt, hãy viết và tranh luận, diễn thuyết trước công chúng. Nếu chúng ta muốn học tốt môn Giáo dục học hãy bắt tay vào những vấn đề xung quanh nó.
Và hãy nhớ một câu nói trong thể thao: Đó không phải là lỗi lầm, đó là sự luyện tập.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Giáo Viên Về Mức Độ Tích Cực Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Hải Dương.
- Nhóm Biện Pháp Dành Cho Giảng Viên Giảng Dạy Bộ Giáo Dục Học.
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 9
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 11
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 12
- Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(7) Ôn tập và kiểm tra lại.
Khi mà chúng ta học một kỹ năng vừa đòi hỏi trí tuệ lẫn thể lực, như đánh máy hay nấu ăn, chúng ta có thể luyện tập nó bằng hành động. Nhưng để thu thập thêm kiến thức, hãy ôn tập lại thường xuyên. Hãy nhìn lại bản phác học lý tưởng của chúng ta, hay bản phác thảo hệ thồn hình cây môn Giáo dục học và hãy ôn lại những điểm chính ngay sau khi chúng ta làm xong. Làm lại bản phác thảo vào buổi sáng hôm sau và làm lại một lần nữa vào tuần sau và thêm một lần nữa vào tháng sau. Ôn lại kiến thức và thông tin liên quan trước khi chúng ta cần nó cho mục đích cụ thể: cho một kỳ thi; cho buổi thảo luận…Hãy luôn ôn tập và kiểm tra lại bản phác thảo các môn học.
(8) Học nghệ thuật của sự tỉnh táo và thư giãn
Cho đến thời điểm này, hầu hết các điểm mà chúng ta tóm tắt thuộc về logic, chúng nằm ở bên trái của não bộ. Nhưng để sử dụng thêm phần năng lượng bên phải não bộ và tiềm thức của chúng ta thì chìa khóa thực sự cho hiệu quả học tập thật tốt đó là tỉnh táo thư giãn đó là vị trí thư giãn của trí óc chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn trước khi chúng ta bắt đầu học một phần nào đó.
Não chúng ta như đài phát thanh với 4 loại tần số sóng:
Beta: Chúng ta đang thức tỉnh bộ não đang tỉnh táo và sóng đang dao động với tần số 13 – 25 vòng trong 1 giây.
Alpha: Thời gian lý tưởng cho việc học: sóng dao động với tần số từ 8 đến 12 vòng trong 1 giây.
Theta: Giai đoạn trước khi ngủ, sóng não dao động với tần số từ 4 đến 7 vòng trong 1 giây.
Delta: Ngủ giây.
sâu, sóng não dao động với tần số
từ 0,5 – 3 vòng tropng 1
Sóng Beta dao động rất nhanh và rất hữu dụng để đưa ta qua một
ngày, nhưng chúng ta bị ngăn trở truy cập vào sâu trong bộ nhớ. Chỉ có sóng
dưới dạng Alpha và Theta là có thể truy cập vào sâu trong bộ nhớ và là
sóng lý tưởng cho việc học tập, cái mà chúng ta chỉ có khi chúng ta cảm thấy thoải mái, tỉnh táo và khỏe mạnh.
Làm thế
nào có thể
đạt được trạng thái đó? Hàng ngàn người tập
thiền hàng ngày, hay làm động tác thư
giãn và đặc biệt là tập thở
sâu.
Chúng cũng đem lại hiệu quả nhất định song càng nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng một số thể loại âm nhạc có thể giúp chúng ta đạt được trạng thái đó nhanh hơn và dễ dàng hơn. Bởi một số giai điệu âm nhạc giúp cơ thể chúng ta thư giãn, làm đều nhịp thở, làm dịu tiếng động và làm cho
chúng ta trở về
trạng thái êm dịu của sự
thư
giãn, ở
trạng thái đó bộ óc
chúng ta tiếp thu các thông tin rất nhanh.
(9) Hãy vui lên và hãy chơi
Hãy hỏi mọi người rằng trong óc họ sẽ nghĩ gì khi chúng ta nói đến giáo dục hay việc học tập. Tomy Buzan nhà giáo dục Mỹ đã làm cuộc điều tra với 30 người và ông đã rút ra được 10 khái niệm mà người học thường sử dụng khi nói đến giáo dục: buồn tẻ, các kỳ thi, bài tập, tốn thời gian, vô ích, một chỗ, chán ghét và sợ.
Nhìn xem đứa trẻ hai tuổi chúng nhận thức thế giới xung quanh và bắt chước rất nhanh khi tiếp xúc qua đồ chơi, sự vận động. Hay nếu chúng ta hỏi một cô bé bốn tuổi ở một trường mẫu giáo tốt thì bé sẽ kể cho chúng
ta nghe những điều thú vị
mà chúng ta có. Do vậy
ở trường học, những
người làm công tác giảng dạy tốt cần phải biết lấy niềm vui thú trong học tập cho các học sinh. Sự hài hước là con đường học tốt nhất. Do vậy hãy
tạo ra sự
hài hước trong học tập. Hãy nghĩ tới những trò chơi để
nhấn
mạnh các ý chính với ai đó học cùng môn, thậm chí việc tạo các câu đố vui bình thường cũng có tác dụng lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quá trình dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa hai mặt dạy và học. Do đó, bên cạnh việc người giáo viên phải làm thế nào để có phương pháp dạy học tốt nhằm tạo hứng thú đối với môn học cho người học, phát huy tính tích cực học tập cho sinh viên thì bản thân mỗi sinh viên cũng cần có phương pháp và biện pháp học tập đúng đắn, hiệu quả. Nếu sự kết hợp này diễn ra hài hòa, cân đối thì kết quả học tập môn Giáo dục học sẽ tốt hơn, sinh viên sẽ ngày càng thêm hứng thú yêu thích môn học, qua đó hình thành ở sinh viên hệ thống những tri thức lý luận, kỹ năng sư phạm, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp
và những chuẩn mực về phẩm chất và thái độ cần thiết của người thầy
giáo tương lai. Đặc biệt là nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Tìm hiểu thực trạng việc học tập môn Giáo dục học và một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập môn học là một việc làm rất cần thiết. Bởi từ đó ta mới tìm được biện pháp cần thiết, cụ thể để nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên.
Với khả năng và thời gian có hạn, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học ở trường Cao đẳng Hải Dương. Thông qua khảo sát, điều tra chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên còn có nhiều hạn chế như: nhận thức của sinh viên về môn học còn chưa đầy đủ và sâu sắc, sinh viên chưa có hứng thú học tập môn học, việc sinh viên đầu tư thời gian và sức lực còn mang tính hình thức đối phó.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do: Nội dung môn học chủ yếu là lý thuyết, mảng thực hành còn ít; kiến thức mang tính khái quát cao; hầu hết giảng viên trong quá trình giảng dạy chưa đầu tư cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Về phía bản thân sinh viên thì chưa ý thức được vai trò của môn học nên chưa tạo được cho mình hứng thú với môn học và đặc biệt là sinh viên chưa có phương pháp học tập phù hợp.
Từ thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng
Hải Dương. Từ việc tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên. Dựa vào đặc điểm nhận thức của sinh viên, dựa vào điều kiện dạy học hiện có, dựa vào đặc điểm môn học. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáu biện pháp thuộc hai nhóm biện pháp về phía giảng viên giảng dạy và về phía sinh viên nhằm phát huy tính tích cực học tập, nâng cao chất lượng học tập đối với môn Giáo dục học. Hệ thống đó bao gồm các biện pháp sau:
Nhóm biện pháp dành cho giảng viên giảng dạy bộ môn:
Biện pháp 1: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên.
Biện pháp 2: Dạy sinh viên phương pháp học tập đặc trưng môn học.
Biện pháp 3: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy môn Giáo dục học.
Nhóm biện pháp dành cho sinh viên:
Biện pháp 4: Sử dụng hợp lý nguồn giáo trình và tài liệu khác.
Biện pháp 5: Học tập môn học theo hệ thống “hình cây”.
Biện pháp 6: Thực hành 9 bước khởi đầu để học nhanh hơn, tốt hơn và dễ dàng hơn.
Sáu biện pháp kể trên có mối quan hệ thống nhất hữu có với nhau.
Trong quá trình giảng dạy và học tập môn Giáo dục học có thể sử dụng
lồng ghép các biện pháp. Việc sử dụng các biện pháp này một cách nghiêm túc sẽ bước đầu nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương.
Để thực hiện được sáu biện pháp nói trên cần phải có những điều kiện mà chúng tôi cho rằng phải được chuẩn bị trước:
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trên để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đó.
Dần tăng bước bồi dưỡng cho giảng viên theo phương pháp dạy học đã cải tiến cho những khóa sinh viên kế tiếp.
Luôn cung cấp, thảo luận, đưa ra những phương pháp học tập mới để sinh viên cập nhật, lựa chọ sử dụng trong quá trình học tập nhằm thu được kết quả học tập cao.
Chuẩn bị cơ sở vật chất và thời gian cho việc thực hiện các biện pháp trên.
Từ những điều kiện này chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau đây với tổ bộ môn nhà trường và các cấp ngành có liên quan.
2. Kiến nghị
Nhà trường và tổ bộ môn tạo điều kiện vè thời gian và tài chính để chúng tôi có thể tiến hành thực nghiệm các biện pháp nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp đó.
Tổ bộ môn Tâm lý – giáo dục của Nhà trường từng bước vận dụng
phương pháp dạy học đã được cải tiến để giảng dạy cho các lớp sinh viên kế tiếp.
Tổ bộ môn và Nhà trường cần cân đối lại gữa việc dạy và học lý thuyết với việc dạy và học thực hành môn Giáo dục học cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn bằng các chuyến đi thực tế, thực hành tại các cơ sở giáo dục, các trường phổ thông…
Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên và sinh viên.
Thư viện, các phòng tự học và phòng internet của nhà trường cần được mở rộng thường xuyên, tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tìm tài liệu và nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu trên đây đã đạt được mục đích nghiên cứu
của luận văn. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rõ rằng: đây chỉ
là kết quả
bước
đầu rất nhỏ bé so với yêu cầu thực tế đang đặt ra. Với thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ và kinh nghiệm còn hạn hẹp, luận văn khoa học này không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được những nhận xét, góp ý quý báu của bạn đọc để bổ sung và hoàn thiện đề tài nghiên cứu tất cả đều nhằm mục đích: làm sao nâng cao hơn nữa chất lượng học tập các môn học nói chung và môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng, Đại học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hà – “ Giáo dục là chất lượng” – Báo nghiên cứu giáo dục TC.1, 1985.
2. Nguyễn Kế Hào – “ Chất lượng giáo dục” Báo nghiên cứu giáo dục số 5, 1992.
3. Nguyễn Minh Chính, Biện pháp phát huy tính tích cực học tập môn Giáo
dục học của sinh viên trường Cao đẳng sư Thạc sĩ Giáo dục học, 2005.
phạm Kiên Giang, Luận văn
4. Vũ Huấn Học – “ Triết học MácLêNin” – NXBS GD Mác – LêNin, 1987.