Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 13

trên 50% tổng số các tàu ĐBXB gặp khó khăn, làm ăn không hiệu quả, việc đầu tư các dự án này bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém dẫn tới hiệu quả không cao: tỷ lệ trả nợ vốn vay của các dự án rất khiêm tốn, có những dự án đến nay không trả được đồng vốn nào cho Nhà nước.

- Nhanh chóng triển khai chương trình “Đánh bắt xa bờ bằng công nghệ vũ trụ”. Trung tâm Địa Tin học thuộc Đại học Quốc gia TP HCM đã có ý tưởng sử dụng ảnh viễn thám vệ tinh để xác định vị trí đàn cá. Không chỉ giúp ngư dân nâng cao hiệu quả của những chuyến đánh bắt xa bờ và giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tàu thuyền trên biển, công nghệ viễn thám còn có thể ứng dụng để khảo sát xói lở - bồi tụ dải ven biển và thành lập bản đồ bề mặt đại dương; nghiên cứu rất nhiều yếu tố hải dương học và nguồn lợi hải sản như dòng chảy, nước trồi, nhiệt độ, độ mặn, phân bố phù dung, hải sản... cung cấp thông tin cho công tác quản lý nuôi trồng thủy sản ven bờ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một đất nước có tới 3.000 km bờ biển với hàng triệu km2 thềm lục địa và hơn

3.000 hòn đảo, quần đảo như Việt Nam.

- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trông – nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; Nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao.

- Xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0-0,5%.

- Đẩy mạnh việc cho vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản đối với người dân và doanh nghiệp qua Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá

thành hạ. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng đi đôi với việc giảm thủ tục hành chính đối với nguyên liệu nhập khẩu.

2.3.2. Một số giải pháp cho ngành gạo

Một số giải pháp:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có chung đường biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gạo và các loại nông sản. Hiện nay cơ chế của nhà nước về việc này đã khá rõ ràng nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập trung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm) nên cần kết hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung với các hợp đồng thương mại để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá kịp thời có lợi cho người sản xuất.

- Cơ chế điều hành xuất khẩu cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo cơ chế thị trường.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 13

- Tổ chức tốt công tác dự báo tình hình mùa vụ, thị trường. Đồng thời, nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đại từ nguồn ngân sách nhà nước để nâng cao khả năng dự trữ, đảm bảo cân đối cung cầu và an ninh lương thực trong nước.

2.3.3. Một số giải pháp cho ngành cà phê

- Nhà nước cần thực hiện những giải pháp cho ngành cà phê mà chỉ có Nhà nước mới có thể làm được. Đó là: Tổ chức lại ngành cà phê Việt nam, trong đó xây dựng được các hình thức tổ chức thích hợp như hợp tác xã; nhóm hộ sản xuất v.v… tránh hình thức phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay.

- Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp dùng để đầu tư nhằm đổi

mới trang thiết bị công nghệ, hộ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học.

- Tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất cà phê như đường xá, hồ đập thủy lợi, điện, nước v.v…

- - Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ một các toàn diện đối với cây và ngành cà phê.

- Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam: xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động và khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng TCVN 4193-2005.

- Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê, sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.

- Một hướng đi quan trọng để mở rộng thị trường cà phê trong nước, lâu nay chưa được quan tâm, là khuyến khích người dân tiêu dùng cà phê. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng lượng tiêu dùng cà phê lại vô cùng nhỏ bé. Trong khi đó, Brazil sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), và đứng đầu trong các nước sản xuất cà phê. Các nghiên cứu khoa học nghiêm túc của Brazil cho thấy, uống cà phê rất có lợi cho sức khoẻ. Việt Nam cần quan tâm đầu tư cho một chương trình xúc tiến tiêu dùng cà phê như Brazil đã làm có hiệu quả.

- Không chỉ cà phê mà ngành hồ tiêu, ca cao, hạt điều của Việt Nam cũng đặc biệt cần được chú trọng ở khâu chất lượng. Đặc biệt là, mặt hàng hồ tiêu từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn chiếm ngôi vị số 1 thế giới về số lượng xuất khẩu, với mức bình quân 70.600 tấn/năm, chiếm 31,2% thị phần thế giới.

2.3.4. Một số giải pháp cho ngành cao su

- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, giảm tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, từng bước nâng cao hàm lượng chế biến. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm (sản xuất các loại mủ LATEX, CV, SVR10, RSS...) cho thích ứng với một số thị trường khác như EU, Bắc Mỹ để thâm nhập sâu vào khu vực thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc và thị trường Trung Quốc.

- Tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp, găng tay, phao cứu sinh, dụng cụ bằng cao su... để nâng cao giá trị gia tăng.

2.3.5. Một số giải pháp chung cho ngành dệt may, da giầy

Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày.

Tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được.

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của ngành, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ để giảm thiểu lao động. Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp như tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động thì chính quyền địa phương cũng như chính các doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân.

Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang.

2.3.6. Một số giải pháp cho ngành Điện tử và linh kiện máy tính:

+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các

yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu ở lĩnh vực này.

+ Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

+ Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.

+ Tăng cường công tác xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ và doanh nghiệp theo hướng thu hút các tập đoàn sản xuất điện tử lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam.

2.3.7. Một số giải pháp cho ngành Gỗ

- Về các giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ, Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN đề nghị, trong giai đoạn trước mắt, Chính phủ tạm thời không thu thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ; dãn nợ đối với các khoả n nợ đến hạn trả những hàng hoá của các doanh nghiệp chưa bán được hàng; giảm và cho chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; kéo dài thời hạn trả nợ gốc vay để mua gỗ nguyên liệu thêm 65 ngày (thời hạn cũ là 275 ngày).

- Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống.

- Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm…

- Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ; đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến. Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỷ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất.

Nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp sẽ có nhiều khả năng để có thể tăng tốc phát triển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 năm gần đây tăng mạnh, triển vọng về mở rộng thị trường, phát triển những mặt hàng mới mà thế giới có nhu cầu cao là rất lớn. Trong năm 2008 và các năm tiếp theo, chắc chắn các dự án này sẽ đem lại nguồn lực sản xuất to lớn để đóng góp vào hoạt động mở rộng xuất khẩu của khu vực công nghiệp. Trong nhóm hàng này, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tập trung vào yếu tố gia tăng qui mô xuất khẩu.

Các mặt hàng mới có tốc độ phát triển cao, không bị hạn chế về cơ cấu và thị trường như: sản phẩm nhựa, túi xách - vali - mũ - ô dù… sẽ trở thành những mặt hàng chủ lực trong giai đoạn tới.

KẾT LUẬN


Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường xuất khẩu đã và đang bị thu hẹp mạnh, nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm, sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á gia tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, điện tử; năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản như lúa gạo, cà phê, cao su, dầu thô đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao về sản lượng như những năm trước; một số mặt hàng công nghiệp có kim ngạch lớn như dệt may và da giày chịu tác động của một số quy định mới từ năm 2009 như Mỹ bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc, EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam...; nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện đang gặp phải rào cản thương mại liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm...; giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng tiếp tục đứng ở mức thấp và khó có thể tăng trong năm 2009; đối với doanh nghiệp FDI ngoài những khó khăn nêu ở trên còn có những bất cập khác như một số cơ chế chính sách cần được cụ thể hơn, các vấn đề về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng...

Tuy nhiên “trong Nguy có Cơ”, có những khó khăn về giá cả và thị trường nhưng xuất khẩu năm 2009 cũng có những cơ hội: Lãi suất cho vay giảm mạnh và điều kiện tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn năm 2008. Chính phủ giành sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, cụ thể: ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, Chính phủ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế; áp dụng nhiều chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thời gian nộp

thuế...., chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, áp dụng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh đồng thời chỉ đạo quyết liệt việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Chúng ta tin rằng, bằng sự phối hợp và nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, xuất khẩu của Việt Nam sẽ thực hiện được những mục tiêu đề ra trong thời gian tới, và đó sẽ là điều kiện tiên quyết để nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020.

Xin chân thành cám ơn!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022