Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khắc Phục Tình Trạng Học Sinh Bỏ Học Các Trường Ptdtbt Thcs Huyện Si Ma Cai

Bảng 2.15: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai

Quy định điểm cho mức độ ảnh hưởng: Nhiều 3 điểm; ít 2 điểm; không ảnh hưởng 1 điểm


Điểm trung bình X (1≤ X ≤3)


TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

X

Thứ

bậc

Nhiều

ít

Không

I. Các yếu tố chủ quan


1.

Ý thức trách nhiệm, năng

lực tham mưu quản lý của CBQL và giáo viên


123


25



419


2.83


1

2

Môi trường giáo dục của

trường PTDTBT THCS

103

15

32

371

2.5

2

3

Các văn bản pháp quy, các

văn bản chỉ đạo cấp THCS

45

36

67

273

1.84

3

II. Các yếu tố khách quan

1

Điều kiện phát triển kinh

tế- xã hội của địa phương

73

26

49

293

1.97

3

2

Trình độ dân trí, quan niệm

học tập của người dân

117

29

2

411

2.77

1

3

Tâm lý, tập quán thói quen

của dân cư

109

39


405

2.73

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai - 9

Qua bảng thống kê ta thấy các yếu tổ chủ quan và khách quan có ảnh hưởng rất nhiều đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai.

Trong các yếu tố chủ quan thì yếu tố Ý thức trách nhiệm, năng lực tham mưu quản lý của CBQL và giáo viên ( x = 2.83) được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học xếp thứ bậc 1.

Thực tế cho thấy các đơn vị trường chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp

với các lực lượng giáo dục, chưa chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực giáo viên trong

đó có năng lực chuyên môn và năng lực vận động quần chúng. Còn nhiều giáo viên chưa thực sự tâm huyết nhiệt tình; giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đến hoàn cảnh, tâm lý học sinh.

Tiếp đến là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư nhưng chỉ đáp ứng được bước đầu nên Môi trường giáo dục của trường PTDTBT THCS ( x = 2.5) được đánh giá đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng. Đây lã những vấn đề ảnh hưởng

không nhỏ đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Các yếu tố khách quan như Trình độ dân trí, quan niệm học tập của người dân ( x = 2.77) và Tâm lý, tập quán thói quen của dân cư ( x =2.73) là 2 yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất đến khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Đại đa số học sinh tại các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai là con em các dân tộc thiểu số ít người, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn của phụ huynh thấp nên sự nhận thức, quan tâm đến việc học hành của con cái là hầu như không có. Người dân nơi đây quan niệm chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ, bên cạnh đó một số thói quen và hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại nơi đây như nạn tảo hôn dẫn đến không tránh khỏi dẫn đến tình trạng bỏ học.

Những yếu tố chủ quan và khách quan trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai.

2.6. Đánh giá chung về các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Thành công

Các đơn vị trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời những chủ trương, văn bản, kế hoạch của cấp trên về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học đến tập thể giáo viên, cán bộ và nhâ viên trong nhà trường.

CBQL, giáo viên đều có những nhận thức sâu sắc về vấn đề học sinh bỏ học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhà trường.

Hàng năm các đơn vị trường đều tổ chức xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh, giao chỉ tiêu cụ thể và ký cam kết trách nhiệm với giáo viên, là tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.

Cơ sở vật chất các nhà trường đã từng bước được đầu tư hoàn thiện, tạo môi trường xanh- sạch- đẹp an toàn cho học sinh vui chơi và học tập.

Nền nếp dạy học được thực hiện tốt, cơ bản học sinh ngoan lễ phép và ý thức

tự học.

Có được sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục để khắc phục tình trạng

học sinh bỏ học.

Tỷ lệ học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS trong ba năm trở lại đây ngày một giảm dần tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng.

Giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; chủ động xây dựng kế hoạch giúp đỡ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho học sinh đi học không chuyên cần; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh đến và ở lại trường; thường xuyên quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của học sinh.

2.6.2. Tồn tại

Các đơn vị trường chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp mà chủ yếu thực hiện các giải pháp theo ý chủ quan, rời rạc, chưa kết hợp được các biện pháp thành một thể thống nhất. Chưa vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp vào đơn vị.

Chưa có biện pháp cụ thể và hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, một số trường mới chỉ dừng lại ở mức độ tổ chức, chỉ đạo theo hình thức.

Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc phụ đạo học sinh yếu kém, không có kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp các lực lượng giáo dục; chưa chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Một số trường chưa thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh, chưa nhiệt tình tận tâm giúp đỡ những học sinh có ý định bỏ học.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về năng lực, trình độ; một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình.

Phương pháp dạy học của giáo viên còn đơn điệu, chưa gây được hứng thú học tập đối với học sinh; giáo viên chưa quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa.

Chưa chú ý đến các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để kích thích học sinh hứng thú với họ tập.

Tỉ lệ đi học của học sinh thường rất thấp vào những thời điểm như sau nghỉ hè, nghỉ tết nguyên đán, vào mùa vụ, những đợt mưa rét kéo dài.

Tỉ lệ đi học giữa các khối lớp của học sinh trong một trường không đều (học đều ở khối 6,7, nghỉ nhiều ở khối 8,9)

Học sinh nghỉ và bỏ học nhiều nhất ở những đơn vị trường mà ở đó hiệu trưởng không làm tốt công tác tham mưu; cấp ủy chính quyền không vào cuộc.

2.6.3. Nguyên nhân

Có được sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của sở GD&ĐT, UBND huyện Si Ma Cai.

Được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các trường PTDTBT THCS cơ bản đã có đủ phòng học 2 buổi/ ngày; đội ngũ CBQl, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, một số nhiệt tình, quan tâm đến học sinh.

CBQL, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là cơ sở để nâng cao và phát triển nhà trường.

Bước đầu có được sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Các trường đã xây dựng được kế hoạch duy trì tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần ngay từ đầu năm học.

Học sinh người dân tộc nên phần lớn đều ngoan, có ý thức tự lập.

Một số trường CBQL trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo.

Công tác tham mưu đôi lúc chưa kịp thời dẫn đến hiệu quả không cao.

Các đơn vị trường chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục học sinh bỏ học.

Sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.

Đời sống, tập quán, thói quen ảnh hưởng đến việc học sinh bỏ học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua khảo sát đánh giá thực trạng, chúng tôi nhận thấy vấn đề học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang có nhiều biến động; biến động bởi tỷ lệ học sinh bỏ học có chiều hướng giảm, nhưng không phải giảm đều ở tất cả các trường, mà chỉ giảm ở một số trường, còn những trường còn lại thì tỷ lệ học sinh bỏ học lại tăng một cách đột biến. Nhìn chung hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS vẫn còn rất lúng túng trước thực trạng này, mặc dù đã có sự chỉ đạo từ các cấp, các ban ngành.

Trước tình hình học sinh bỏ học vẫn đang biến động như hiện nay, đòi hỏi hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai phải bắt tay ngay vào việc xây dựng cho được một hệ thống các biện pháp toàn diện, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, hiệu trưởng phải tận dụng và phát huy những điều kiện hiện có của nhà trường, đồng thời tranh thủ được các yếu tố ngoại lực, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phòng chống tình trạng học sinh bỏ học. Đặc biệt phải chú ý đến việc kết hợp các biện pháp với nhau nhằm phát huy thế mạnh tổng hợp từ các biện pháp riêng lẻ để có thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khắc phục tình trạng này.

Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ‌

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Đòi hỏi tất cả các hoạt động giáo dục đều phải được thực hiện theo mục đích của quá trình dạy học nhằm hướng đến mục đích của giáo dục nói chung. Từ mục đích giáo dục cụ thể, quản lý các nhà trường sẽ xây dựng các mục tiêu giáo dục cho nhà trường phù hợp với thực trạng của từng đơn vị và cho từng tình huống cụ thể. Nhà quản lý khi xây dựng các hoạt động giáo dục từ việc xác định nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức hoạt động... đều phải hướng đến mục đích, mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học; vừa phù hợp với nội dung, với mục tiêu chung, vừa phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi đòi hỏi các biện khắc phục tình trạng bỏ học được đề xuất phải dễ dàng thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các trường PTDTBT THCS, địa phương, phải nằm trong khả năng huy động tài chính của trường, phù hợp với năng lực quản lý của CBQL, trình độ của GV ở các trường THCS. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nhưng phải đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính toàn diện, hệ thống và tính khả thi để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDT bán trú THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đạt được kết quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS thì các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính đồng bộ. Sự đồng bộ đó thể hiện ở việc chỉ đạo lập kế hoạch; chỉ đạo việc phối kết hợp nhà trường, gia đình, tổ chức chính trị xã hội..v.v. Các hoạt động này phải nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng tham gia vào khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Muốn vậy, phải

chú ý đến các yếu tố tác động tham gia đồng bộ vào các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV các lực lượng giáo dục hậu quả học sinh bỏ học; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học; đầu tư cơ sở vật chất; tổ chức các HĐNGLL; phối hợp chặt chẽ nhà trường- gia đình- xã hội trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Đồng thời, chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy các thế mạnh của từn g biện pháp trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp khắc phục mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa có chọn lọc các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là toàn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn mà không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn về quản lý phải thấy được những ưu điểm vượt trội của biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng là biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Khi đó nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDT bán trú THCS đặt ra.

3.2. Các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về ảnh hưởng của tình trạng học sinh bỏ học

* Mục tiêu của biện pháp

Từng bước làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên về nguy cơ và hậu quả tình trạng học sinh bỏ học, thấy được lợi ích và sự cần thiết

của việc đi học và đi học đều, những tác hại trước mắt cũng như lâu dài nếu học sinh bỏ học.

Nâng cao ý thức, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên “tất cả vì học sinh thân yêu” xây dựng trường học “kỷ cương văn hóa” “chất lượng giáo dục thực chất

Phấn đấu để “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xã hội tin tưởng.

* Nội dung của biện pháp

Xác định rõ vai trò của từng thành phần trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Người hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trò của mình trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và giúp cho cán bộ quản lý cấp dưới, giáo viên trong nhà trường thấy được những tác hại do tình trạng học sinh bỏ học gây ra. Từ đó tạo được động lực làm việc, cho hành động với mục tiêu đặt ra.

Cần làm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường hiểu rõ rằng: những học sinh chán học, bỏ học việc học sinh bỏ học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các em, gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường, xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Đối với những em bỏ học không chỉ mất đi cơ hội học tập và sau đó là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để sau này các em bước vào cuộc sống. Khi học sinh bỏ học các em có nguy cơ rất cao mắc vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác sau đó sẽ gây mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, gây bất an cho mọi người.

Học sinh bỏ học sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng với một nguồn lực lao động kém chất lượng trong tương lai, làm cho đất nước chậm phát triển.

Tình trạng học sinh bỏ học đó một phần là trách nhiệm của nhà trường: Đối với nhà trường, khi học sinh bỏ học thì nhà trường sẽ không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; đó cũng chính là hậu quả một phần của việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kỹ năng sư phạm, thiếu lương tâm nghề nghiệp, hạn chế kiến thức chuyên môn của đội ngũ. Từ đó giúp đội ngũ giáo viên phải thường xuyên trau

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí