Đánh Giá Thực Trạng Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2001-2008

1.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2008

1.5.1. Những thành tựu chủ yếu

Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Vai trò của xuất khẩu tiếp tục được khẳng định là một động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế hiện nay và trong tương lai. Việt Nam đang mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu và vươn lên xuất siêu vào năm 2010 Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng được qui mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo...; nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa...

Thứ ba, công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có.

Thứ tư, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.5.2 Những hạn chế cơ bản

Thứ nhất, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam là 63.5 tỷ USD và dân số là khoảng 86.1 triệu người. Vậy trung bình mức xuất khẩu của 1 người Việt Nam là 737.5 USD.

Bảng 2.6: So sánh KNXK của Việt Nam với các nước trong khu vực năm 2008



Thái Lan

Malaysia

Phillipin

Indonesia

Singapore

KNXK (tỷ USD)

174.900

195.700

50.990

141.000

235.800

So với VN

2.750

3.080

0.800

2.220

3.710

Dân số (triệu người)

63.038

27.730

90.500

237.500

4.839

So với VN

0.700

0.300

1.100

2.800

0.100

KNXK/người (USD)

2775.000

7057.000

563.000

594.00

48,729

So với VN

3.800

9.600

0.800

0.800

66.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 9

(Nguồn: tổng hợp trên wikipedia)


Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới

hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu của nhân loại, tuy nhiên những rào cản thương mại không những không biến mất mà ngày càng trở nên tinh vi hơn. Nhằm bảo hộ nền sản xuất của nước mình, các quốc gia đưa ra nhiều rảo cản thuế quan, hạn ngạch và đặc biệt là yêu cầu về kỹ thuật.

Và thậm chí ngay trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, làn song bảo hộ thương mại nội địa có xu hướng tăng trên toàn cầu. Làn sóng bảo hộ tăng vọt là bóng tối ám ảnh hội nghị thượng định những nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn của thế giới được tổ chức tại London – Anh vào ngày 02/04 vừa rồi. Ngân hàng Thế giới tuần trước công bố từ hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2008 cho đến nay, các nước thuộc G20 đã áp dụng 47 biện pháp

hạn chế thương mại. Ngay cả Mỹ là nước mang tư tưởng tự do thương mại nhất, chính phủ tổng thống Obama đã đưa ra khẩu hiệu “Buy American” tiếng Việt có nghĩa là “Hãy mua hàng của Hoa Kỳ”.

Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện:

(1) Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể;

(2) Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiện máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công;

(3) Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Thứ tư, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc. Trong giai đoạn mới, khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, chắc chắn là Chính phủ sẽ thực hiện nhiều Hiệp định đàm phán song phương/ đa phương ngày càng nhiều. Đó chính là các cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nếu biết tận dụng triệt để.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.‌

Thứ sáu, công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại, ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.

Thứ bảy, nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư...

2. Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Trong giai đoạn 2001-2008, Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu. Xin được liệt kê ra một số biện pháp hỗ trợ như sau:

2.1. Đổi mới về cơ chế, chính sách

Những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường... cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001-2008. Trong đó sự kiện nổi bật là việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành và cải cách:

Luật đầu tư 2005 được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Luật đầu tư 2005 thay thế Luật đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.

Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, gồm 9 chương, 324 điều (so với Luật Thương mại năm 1997 có 6 chương, 264 điều), trong đó có 96 điều trong Luật Thương mại năm 1997 được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều được bổ sung mới.

Tuy nhiên, nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý chưa được thực hiện triệt để và chưa đem lại những tác dụng mạnh mẽ như mong muốn trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Có thể kể ra một số hạn chế chủ yếu như sau:

Thứ nhất, tính định hướng và hướng dẫn đầu tư của chính sách chưa cao khiến cho quá trình chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu còn chậm, hạn chế khả năng nâng cao giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương còn hạn chế nhất định trong việc gắn thị trường trong nước với phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước chưa thực sự được coi là hậu phương, giúp "nâng đỡ" xuất khẩu trong những giai đoạn thị trường ngoài nước gặp khó khăn.

Thứ hai, năng lực dự báo, nhận biết các chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại.) của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn (xe đạp, thủy sản.).

Có thể lấy ví dụ gần đây nhất về năng lực dự báo chưa sát với thực tế của chúng ta ở việc bỏ lỡ hai cơ hội kiếm hàng trăm triệu USD năm 2008:

Cơ hội thứ nhất là xuất khẩu gạo với giá cao 1.100- 1.200 USD/tấn (với việc Việt Nam dự kiến xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 8/2008, giá chênh

lệch giảm gần 500 USD/tấn, làm thiệt hơn 200 triệu USD).

Cơ hội thứ hai là khi giá phôi thép lên mức kỷ lục 1.150 USD/tấn. Nhờ trữ hoặc có được những hợp đồng mua giá thấp hơn, doanh nghiệp thép ồ ạt xuất sang các nước Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan nhưng cũng chính Bộ Công thương lên tiếng đề nghị Chính phủ có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn việc xuất khẩu phôi thép. Hiện giờ, giá phôi rớt chỉ còn bằng 50% (650 USD/tấn) còn doanh nghiệp trong nước thì "điêu đứng" bởi hàng tồn.

Ngoài ra, các cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động một số lĩnh vực, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ vẫn chưa cởi mở, chưa cho phép và huy động được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Tình trạng độc quyền, sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, tín dụng, đất đai, lao động vẫn còn khá nặng nề ở một số lĩnh vực.

2.2. Các biện pháp về tài chính tiền tệ

Các nhóm đòn bảy khuyến khích xuất khẩu đều thuộc các biện pháp của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu và các nhà xuất khẩu. Thực tế ở nước ta đã sử dụng các biện pháp của chính sách tài chính bao gồm: Khuyến khích về thuế đối với đầu tư, giảm thuế các phương tiện kho tàng và khu chế xuất, hoàn thuế. Các biện pháp tiền tệ bao gồm: Các phương tiện chiết khấu (lãi suất) tín dụng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái... Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều biện pháp không phù hợp đã bị loại bỏ. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển thường sử dụng ba nhóm khuyến khích xuất nhập khẩu. Nhóm thứ nhất là nhóm thuế, hoàn trả lại thuế và giảm thuế áp dụng đối với các sản phẩm trung gian nhập khẩu. Thuế và hoàn thuế, giảm thuế cũng được áp dụng đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Nhóm thứ 2 bao gồm tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tăng vốn lưu động phục vụ xuất khẩu. Nhóm thứ ba bao gồm các quỹ phục vụ các đoàn

công tác đi nước ngoài của các quan chức chính phủ và các doanh nghiệp, các nhà ngoại giao, thương vụ nhằm khuyếch trương xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới. Tựu trung lại, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu ở bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm vào hai đối tượng chính là các nhà sản xuất, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và các doanh nghiệp làm chức năng xuất nhập khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Nghị định của Chính phủ số 151/2006/NĐ- CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, trong đó quy định rõ các khoản cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nguồn vốn được huy động để thực hiện bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động. Vốn ngân sách nhà nước chủ yếu là vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, còn vốn ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ đầu tư và vốn ngân sách nhà nước cấp cho các chương trình mục tiêu của Chính phủ.

Điều quan trọng là Nghị định này đã quy định, doanh nghiệp muốn vay vốn có hợp đồng xuất nhập khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu phải thuộc danh mục mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu.

Do sự biến động về giá cả hạn mức tín dụng cho xuất khẩu nên cần phải có sự nghiên cứu điều chỉnh thích hợp. Danh mục các hàng hóa được vay vốn cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, giảm nhập siêu, góp phần đẩy lùi lạm phát do Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan đề xuất, công văn số 481/TTg-KTTH ngày 31/3/2008 trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thúc đẩy xuất khẩu, điều tiết nhập khẩu, cân đối bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân... Thủ tướng cũng yêu cầu việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là các giải pháp về tài chính – tín dụng không được trái với các nguyên tắc của WTO.

Hiện nay, nhiều nước đã sử dụng hữu hiệu công cụ “bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, đây thực chất là một loại dịch vụ có vai trò rất tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của các tổ chức tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ này chưa phát triển, một phần do các doanh nghiệp chưa hiểu, chưa thấy hết vai trò quan trọng của loại hình bảo hiểm này. Mặt khác, quy mô và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp chưa lớn, hình thức bán hàng chủ yếu theo giá FOB, cho nên ngay cả việc bảo hiểm hàng hóa, xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng ở mức rất thấp, các doanh nghiệp thường “quên” tham gia loại hình bảo hiểm này. Hiện nay, rủi ro tài chính trong giao dịch buôn bán quốc tế là rất dễ xảy ra, trong khi công tác tìm hiểu đối tác và dự báo giá cả, tỷ giá... của Việt Nam còn yếu kém. Vì vậy, việc áp dụng các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, là rất cần thiết và cấp bách.

Công tác tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chưa được cải tiến; thủ tục hỗ trợ còn rườm rà, khó tiếp cận; các hình thức hỗ trợ chậm được đổi mới để phù hợp với những qui định chung của quốc tế. Theo kết quả điều tra năm 2007 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 30 tỉnh phía Bắc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng cho thấy, trong tổng số 32.225 doanh nghiệp được điều tra thì có tới 67% trả lời thường gặp khó khăn về tài chính do không có đủ tài sản thế chấp cho các tổ chức tín dụng để vay vốn.

2.3. Huy động một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam đã và đang huy động được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng qui mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có con số sơ bộ về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2008. Theo đó, tổng vốn FDI đăng năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Công tác huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí