Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 6

Xu hướng chung hiện nay trợ cấp xuất khẩu vẫn còn được sử dụng rộng rãi, nhất là trợ cấp cho những sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp có xu hương bị thu hẹp do sự đấu tranh giữa Chính phủ có quan hệ buôn bán với nhau. Ngược lại, trợ cấp gián tiếp ngày càng tăng lên và thường được che dấu.

* Quan điểm của WTO

Do trình độ của các nước thành viên khác nhau, do áp lực cả về kinh tế lẫn chính trị của các tập đoàn sản xuất, kinh doanh trong nước do vậy hầu hết các nước đều trợ cấp cho xuất khẩu kể cả nước giàu lẫn nước nghèo.

WTO không khuyến khích nhưng cũng không hoàn toàn cấm Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), đưa ra 3 loại trợ cấp: Hộp màu đỏ; Hộp màu vàng; Hộp màu xanh; hoặc Hiệp định nông sản (AoA) đưa ra Hộp màu hổ phách; Hộp Xanh da trời; Hộp xanh lá cây tương ứng với 3 mức độ Cấm – Được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện – Được phép trợ cấp.

3.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái

* Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán.

Ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB) công bố tỷ giá chính thức của đồng Việt nam với một số ngoại tệ áp dụng cho ngày 8/4/2009 như sau:


Mã NT

Mua vào

Bán ra

AUD

12,465.74

12,799.47

EUR

23,323.99

23,876.34

GBP

25,774.69

26,438.43

JPY

175.18

180.60

USD

17,760.00

17,786.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 6


Phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu không thể tách rời việc xem xét chế độ tỷ giá mà nước đó đang áp dụng. Chế độ tỷ giá trong

chính sách tiền tệ mà các quốc gia sử dụng hình thành và phát triển từ hệ thống tỷ giá cố định đến hệ thống tỷ giá thả nổi.

Trong hệ thống tỷ giá cố định, nước đó cố gắng duy trì giá trị tiền tệ của mình ở mức ít cơ động so với đồng tiền của nước khác (USD chẳng hạn). Giá trị đồng tiền của nước đó không đổi so với USD. Điều đó, được thực hiện nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý tiền tệ của Nhà nước vào thị trường tiền tệ và đòi hỏi phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đáng kể.

Ví dụ, vào tháng 4/2009, đồng tiền Việt Nam được ấn định mức tỷ giá là 17.500 đồng/ 1 USD. Và tỷ giá thị trường có thể sẽ biến đổi hàng ngày để phản ánh sự thay đổi về cung và cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, trong sự vận động của đồng vốn, nên Chính phủ phải chuẩn bị sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia để mua hoặc bán USD với tỷ giá 17.500 đồng/1 USD nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá.

Dưới chế độ tỷ giá thả nổi, các cơ quan quản lý ngoại tệ của Nhà nước để mặc cho thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước khác. Giữa hai cực của quá trình phát triển của chế độ tỷ giá (cố định và thả nổi), còn tồn tại một số khả năng lựa chọn dung hòa (sơ đồ).



A Tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định trong

x một thời kì nhất định x

Khung tỷ

giá B



Tỷ giá cố định có khả năng bị điều chỉnh

x Tỷ giá thay đổi có quản lý

Tỷ giá thả nổi

x tự do


Gần nhất với hệ thống tỷ giá thả nổi là hệ thống khung tỷ giá. trong đó tỷ giá được phép dao động trong một khung đã xác định trước, giả định từ

+800 đồng đến -1000 đồng/1 USD. Nhưng khi các điều kiện đã thay đổi có khả năng đẩy tỷ giá ra khỏi khung đó, thì các cơ quan quản lý ngoại tệ Nhà

nước can thiệp vào bằng cách mua vào hoặc bán ra đồng tiền nội tệ để giữ tỷ giá nằm trong khung đã định.

Tiếp theo là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý. Ở đây, không có một mức tỷ lệ cụ thể được Nhà nước cam kết giữ ổn định. Tuy vậy, Nhà nước luôn can thiệp một cách có cân nhắc.

Hai hệ thống tỷ giá khác có liên quan chặt chẽ với nhau đều chứa đựng sự pha trộn giữa chế độ cố định và thả nổi.

Hệ thống tỷ giá giữ ở mức cố định trong một thời gian nhất định bao gồm giữ ổn định tỷ giá đồng tiền trong nước so với một số đồng tiền của nước khác, và những thay đổi về tỷ giá được thực hiện từ từ, từng bước theo thời gian nhằm điều chỉnh sự chênh lệch nếu có giữa tỷ lệ làm phát ở trong nước và tỷ lệ lạm phát chung trên thế giới.

Gần với chế độ tỷ giá cố định là hệ thống tỷ giá cố định có khả năng bị điều chỉnh. Ở đây Chính phủ cam kết giữ ổn định ở mức tỷ giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài, nhưng vẫn giữ quyền thay đổi tỷ giá khi hoàn cảnh bên ngoài đòi hỏi phải làm như vậy.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu.

Cần chú ý rằng tỷ giá hối đoái chính thức (HĐCT) không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng có khả năng thương mại, đối với hàng nhập khẩu và trên các thị trường xuất khẩu. Vấn đề đối với nhà xuất khẩu và những người cạnh tranh với hàng nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ.

Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (HĐTT). Tỷ giá này cho phép các nhà xuất khẩu cạnh tranh một cách thành công.

Có thể dùng công thức đơn giản sau để tính tỷ giá hối đoái thực tế:


Tỷ giá =

HĐTT

Tỷ giá HĐCT x Chỉ số giá cả trong nước



Chỉ số giá cả nước ngoài


Một nước có thể có nhiều bạn hàng buôn bán, Cho nên đưa chỉ số giá cả nước ngoài vào tính toán tỷ giá HĐTT cần cân nhắc kỹ. Để có được hình ảnh hoàn chỉnh hơn về vị trí cạnh tranh của đất nước, có thể cần phải tính toán các tỷ giá hối đoái song phương đối với từng bạn hàng thương mại quan trọng nhất.

Nếu tỷ giá HĐCT là cố định và chỉ số giá cả trong nước tăng lên nhiều hơn so với chỉ số giá cả nước ngoài, thì tỷ giá HĐCT tăng lên hoặc lên giá. Khi đó đất nước được coi là có tỷ giá HĐCT được định giá cao.

Ví dụ: Năm 1991 tỷ giá hối đoái chính là 1 USD = 9.274 VNĐ. Chỉ số giá cả quốc tế biến động không đáng kể, còn chỉ số giá trong nước tăng 67.5%. Vậy tỷ giá hối đoái thực tế phải là: I USD đổi được 15.534, chứ không phải chỉ có 9.274 VNĐ. Thực tế là đồng tiền của ta đã mất giá do lạm phát, nhưng tỷ giá hối đoái chính thức lại không được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Do vậy, tỷ giá HĐCT quá cao.

Khi tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Ảnh hưởng của tỷ giá HĐTT tăng, trong trường hợp này có thể hiểu thực tế đồng tiền Việt nam mất giá so với ngoại tệ sẽ có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch. Tỷ giá HĐTT tăng có hai nguyên nhân xảy ra:

* Trường hợp 1: Khi chỉ số giá trong nước tăng nhưng chỉ số giá cả ngoài nước và tỷ giá HĐCT không thay đổi. Khi đó:

+ Nhập khẩu sẽ tăng do hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với sản phẩm nội địa vốn phải chịu chi phí tăng do lạm phát.

+ Xuất khẩu giảm do các nhà xuất khẩu phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Hàng xuất khẩu của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán lại cho các ngân hàng với tỷ giá HĐCT, không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn.

Riêng đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có thể tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm. Họ cũng có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối nhưng lợi nhuận sẽ thấp, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sẽ thấp.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm do chi phí của hàng hóa trong nước tăng, trong khi đó tỷ giá HĐCT vẫn giữ nguyên không được điều chỉnh. Ngược lại đầu tư ra nước ngoài lại tăng.

+ Tương tự như vậy dòng du lịch từ nước ngoài vào trong nước cũng giảm. Nhưng du lịch ra nước ngoài lại tăng.

* Trường hợp thứ hai: Chỉ số giá cả trong và ngoài nước không thay đổi nhưng tỷ giá HĐCT tăng (Chính phủ một quốc gia giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ). Trong trường hợp này tác dụng sẽ ngược lại. Nhập khẩu sẽ giảm, xuất khẩu, thu hút đầu tư, du lịch vào trong nước đều tăng.

Cách xử lý đối với tỷ giá HĐTT quá cao.

+ Tăng cường kiểm soát nhập khẩu.

Điều mà nhiều nước đã làm trong trường hợp tỷ giá HĐTT thay đổi là kiểm soát nhập khẩu và kiểm soát ngoại hối để hạn chế nhập khẩu. Đáng tiếc là biện pháp này không đem lại lợi ích gì cho xuất khẩu. Do vậy, có xu hướng là bắt nền kinh tế phải nhập khẩu ít đi khi nguồn thu xuất khẩu giảm, thậm chí còn đẩy giá cả lên cao do mức cung sản phẩm cho nền kinh tế giảm sút. Sự thiếu ngoại hối không chỉ làm giảm nhập khẩu, mà còn làm giảm mức sản xuất (vì còn thiếu các đầu vào nhập khẩu).

Việc kiểm soát nhập khẩu, do thiếu ngoại tệ, có thể dẫn đến việc bảo hộ một nền sản xuất kém hiệu quả. Điều này thường xảy ra trong các nền kinh tế nhỏ, không có đủ nhiều các nhà sản xuất về một loại sản phẩm nào đó để có thể tạo ra sự cạnh tranh nội bộ. Khi không có sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất sẽ hành động như các nhà độc quyền: họ tăng giá cả và trở thành những nhà sản xuất kém hiệu quả với chi phí cao.

Việc kiểm sóat nhập khẩu trong trường hợp này cũng thường dẫn đến nạn tham nhũng – hối lộ và các chợ đen. Nếu ngoại hối khan hiếm sẽ có nhu cầu trội lên về nó theo giá cả chính thức. Người muốn mua ngoại hối sẽ tăng cường mua chuộc các quan chức phụ trách kiểm soát nhằm có được sự phân phối. Nếu họ không có khả năng nhận được khoản ngoại hối này theo kênh chính thức, thì họ sẽ trả tiền nhiều hơn để mua nó trên chợ đen, Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với các giấy phép nhập khẩu.

Không thể ngăn ngừa những vấn đề này nếu thiếu những tác nhân kích thích đủ lớn, ngay cả khi các Chính phủ biết quản lý tốt. Thậm chí còn khó ngăn ngừa chúng nếu tình trạng tham nhũng không được khắc phục.

Vậy Chính phủ có thể làm gì để tránh điều này? Ta hãy trở lại công thức tính tỷ giá HĐTT.

Một đất nước không thể làm gì được với lạm phát ở nước ngoài. Do vậy, chỉ có những cách sau để duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu:

- Duy trì tỷ giá hối đoái chính thức được thị trường chấp nhận.

- Giảm tỷ lệ lạm phát trong nước xuống đủ nhiều và thời gian đủ dài để phục hồi tỷ giá chính thức sát với tỷ giá thực tế trên thị trường.

- Một khi lạm phát trong nước thường xuyên xảy ra, thì cần phá giá đồng nội tệ so với ngoại tệ để khôi phục lợi nhuận cho nhà xuất khẩu.

Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức

+ Phá giá tỷ giá hối đoái chính thức.

Định nghĩa một cách đơn giản, đồng tiền của một quốc gia bị phá giá hay chính xác hơn bị giảm giá, khi tỷ giá chính thức mà Ngân hàng Trung ương của nước đó sẵn sàng đổi nội tệ lấy ngoại tệ (ví dụ: USD) được tăng lên. Ví dụ, việc phá giá đồng Bạt Thái từ 25 Bạt xuống 45 Bạt đổi được 1 USD việc giảm giá VNĐ từ 11.000 đồng trở xuống 15.000 đồng đổi được 1 USD.

Việc phá giá tỷ giá HĐCT làm giảm tỷ giá HĐTT ngay lập tức, nhưng làm tăng giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ. Sự tăng giá này phụ thuộc vào mức độ phá giá. Kết quả của sự tăng giá này làm chi phí sản xuất tăng và có xu hướng đẩy giá lên cao hơn nữa. Tuy trước mắt phá giá tỷ giá hối đoái có thể khuyến khích được xuất khẩu, giảm nhập khẩu tăng cường thu hút vốn đầu tư và khách du lịch nước ngoài.

Nhưng trong thực tế một vòng luẩn quẩn giữa phá giá hối đoái – đồng lương trong nước giảm – uy tín quốc gia giảm – cán cân thanh toán mất cân đối – gánh nặng nợ nần tăng và những biện pháp đối kháng có thể diễn ra theo chiều hướng bất lợi.

Ví dụ: Giả sử năm 2004, Tỷ giá HĐCT được nhà nước công bố: 10.000 VNĐ/ 1 USD. Nhà xuất khẩu huy động được 100.000 chiếc làn mây xuất khẩu với chi phí là 8.000 triệu VNĐ thu xuất khẩu được 100.000 USD tương ứng bằng 1 tỷ VNĐ (1.000 triệu VNĐ) như vậy lợi nhuận sẽ là 200 triệu VNĐ.

Năm 2005 khi chỉ số giá cả trong nước và ngoài nước không thay đổi, nhưng nhà nước thực hiện phá giá hối đoái thành 14.000 VNĐ/ 1 USD để đẩy mạnh xuất khẩu. Lúc này thu xuất khẩu vẫn là 100.000 USD nhưng đổi qua ngân hàng được 1.4 tỷ VNĐ và lãi xuất khẩu sẽ là 600 triệu đồng. Với lãi cao như vậy sẽ kích thích xuất khẩu.

Nhưng để thực hiện được mục đích này cần ít nhất có 2 điều kiện cơ bản:

- Mất giá đối ngoại phải lớn hơn mất giá đối nội (Lạm phát phải nhỏ hơn phá giá hối đoái ví dụ sau sẽ chứng minh:

Giả sử hiện nay: tỷ giá là 14.000đồng/ 1 USD

1. Nhà xuất khẩu bán được USD 100.000

2. Tương ứng với một số nội tệ (triệu đồng) 1.400

3. Chi phí chi xuất khẩu (triệu đồng) 1.000

4. Lợi nhuận của xuất khẩu (triệu đồng) 400

Một năm sau lạm phát tích tụ trong nước là 40% (so với nước bạn hàng), tỷ giá HĐCT không thay đổi. Khi đó:

1. Nhà xuất khẩu bán cũng loại hàng đó vẫn thu 100.000

2. Tương ứng với số nội tệ 1.400

3. Nhưng chi phí của nhà sản xuất cao hơn 40% 1.400

4. Nên xuất khẩu không có lãi nữa 0

Nhưng nếu đồng tiền được phá giá 50% tức 21.000 VNĐ/ 1 USD thì:


1. Nhà sản xuất vẫn bán được

100.000

2. Tương ứng với số nội tệ

2.100

3. Chi phí xuất khẩu là

1.400

4. Lợi nhuận là

700

5. Trừ đi lạm phát 40% so với năm đầu lợi nhuận được khôi phục là 700 triệu VNĐ

- Các nước không dùng biện pháp đối kháng như: thuế, hạn ngạch, quản lý, ngoại hối… Khi một quốc gia cần giảm xuất khẩu để làm dịu tốc độ tăng kinh tế tránh phát triển quá nóng, nhà nước có thể nâng giá đồng tiền của mình so với ngoại tệ.

Về phân phối thu nhập, phá giá hối đoái sẽ có lợi cho một nhóm người đi kèm sự thiệt thòi của những nhóm khác. Nhìn chung những người lao động, các nhà sản xuất kinh doanh nhỏ, những người cung cấp dịch vụ… không tham gia vào khu vực xuất khẩu sẽ bị tổn thất về tài chính bởi lạm phát trong

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí