Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 12

181,11 triệu tấn trong năm 2007 (tăng 97% trong 6 năm). Dự báo rằng khối lượng hàng hóa này sẽ tăng lên 218 triệu tấn vào năm 2010, hơn gấp đôi vào năm 2015, và đạt tới 854 triệu tấn năm 2020. Mặc dù khối lượng container thông qua các cảng Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng nhưng trong giới kinh doanh xuất nhập khẩu và các chuyên gia về logistics đều cho rằng hàng hóa Việt Nam bị xếp dỡ 2 lần. Nếu là hàng xuất khẩu thì xếp dỡ 1 lần tại cảng Việt Nam, sau đó tàu container cỡ nhỏ vận chuyển tới cảng trung chuyển trong khu vực, thường là Singapore, xếp dỡ lần thứ 2 lên các tàu container cỡ lớn, sau đó mới ra thế giới. Xu hướng tàu container ngày càng có kích thước lớn để giảm chi phí vận tải biển được cho là tác động không tốt tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, khi hạ tầng cảng biển trong nước vẫn chưa đầu tư theo kịp đà phát triển này. Chúng ta đang thiếu những cảng nước sâu cho phép container trọng tải lớn đi qua.

- Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa...

- Sớm triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện còn đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán như Trung Quốc, Nga và các nước Trung Đông, châu Phi; đồng thời ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand. để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về

kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thuỷ sản.

- Các Bộ Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành đàm phán và ký mới các hiệp định về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau của các sản phẩm xuất khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường các nước.

2.1.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu

- Về chính sách tín dụng:

Đổi mới chính sách tín dụng theo hướng xoá bỏ bao cấp, thực hiện nguyên tắc lãi suất theo thị trường nhưng bảo đảm các chức năng sau:

+ Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có độ rủi ro cao với thời gian trả nợ dài hơn, điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

+ Bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu.

- Về chính sách thuế:

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 12

+ Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu trong nước.

+ Giảm 30% số thuế thu nhập phải nộp quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử.

+ Tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán và hoàn nốt 10% còn lại khi có chứng từ thanh toán.

+ Điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh.

+ Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tầu, sản xuất cơ khí…). Thực hiện linh hoạt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (từ 275 ngày lên 365 ngày) đối với hàng hóa, vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Về chính sách tiền tệ:

+ Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo tín hiệu thị trường; giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; giảm lãi suất cơ bản xuống dưới 10% đến cuối tháng 12/2008.

+ Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008QH12.

+ Tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn.

+ Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất các hợp đồng vay nợ xuống theo lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.

- Về chính sách đầu tư:

+Tiếp tục phát huy chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cần được thi hành một cách triệt để và nhất quán hơn.

+ Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước phải bằng hoặc cao hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

+ Đầu tư có trọng điểm vào các ngành hàng sản xuất hướng xuất khẩu

+ Phát triển hợp lý các khu công nghiệp và khu chế xuất

2.1.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu

+ Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quĩ Ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quĩ này trong hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu theo hướng chuyển giao việc quản lý Quĩ này từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại, tránh tình trạng người làm công tác xúc tiến thương mại trực tiếp là các tham tán thương mại thường phải bị động như hiện nay. Trên cơ sở đó, hàng năm Bộ Thương mại sẽ giao nhiệm vụ cho các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu vào thị trường sở tại và báo cáo Đại sứ thông qua chương trình này trước khi báo cáo Bộ Thương mại để tổng hợp, phân bổ kinh phí chung cho các thị trường theo từng năm.

+ Tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước vào tổ chức các chương trình lớn nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đặc biệt là tới các thị trường nhập khẩu lớn, thị trường nhập khẩu có nhiều tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam thông qua các kênh truyền thông lớn của quốc tế như CNN, BBC, The Economist...

+ Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.

+ Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ, tăng cường hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào...

+ Chủ động mời nhà nhập khẩu nước ngoài đến giao dịch tại các sự kiện xúc tiến thương mại ở Việt Nam là một trong những hình thức mới mà Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đang đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu.

2.1.4. Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu

“Con người là yếu tố quyết định sự thành đạt của một doanh nghiệp” chính vì vậy mà việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của từng ngành là rất cần thiết và cần được xây dựng một cách chiến lược:

- Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa. Ngoài ra chính phủ có thể phối hợp với ngân hàng trong việc cho người lao động vay tiền để học nghề, để tiến tới xã hội hoá việc dạy nghề, hàng năm.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động, nâng cao mức thu nhập và điều kiện sống cho người lao động.

2.1.5. Các giải pháp nhằm dự báo và nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng

Những bài học về công tác dự báo yếu kém chính là động lực để Chính phủ không ngừng phải tăng cường và giám sát chặt chẽ công tác dự báo và cảnh báo sớm tình hình xuất khẩu theo từng ngành hàng. Tuy có nhiều cơ quan dự báo và phân tích kinh tế, nhưng công tác này chưa thật sự được coi trọng đúng tầm, chưa được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả và thiếu cơ chế thích hợp để tranh thủ ý kiến các chuyên gia độc lập.

Ngoài ra Bộ công thương hoặc các cơ quan thực hiện công tác dự báo cần phải có tính trách nhiệm hơn khi đưa ra những nhận đinh và dự đoán cho xuất khẩu. Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ đối với thông tin do bộ đó đưa ra.

2.2. Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu là những người trực tiếp đứng trên mặt trận thương mại quốc tế, vì vậy mà các doanh nghiệp cần kịp thời tận dụng những điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước để đẩy mạnh sản xuất, đổi mới tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số kiến nghị đưa r acho doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới là:

2.2.1. Các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố mối liên kết với người cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất

- Các Bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của mình để chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, có vị thế trên thị trường như Tổng công ty Rau quả, Tổng công ty Cà phê... xây dựng phương án liên kết với người sản xuất nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, bảo đảm ổn định chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dựng mối liên kết với người nông dân.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, giày dép, đồ gỗ, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động tiến hành việc lập đề án xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu để được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển để xây dựng các trung tâm này.

2.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

- Đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hoá hoạt động tuyển dụng, đánh giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu.

- Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo. thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước cũng như chủ động yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam (bán phá giá, trợ cấp).

- Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như dịch vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý... để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3. Các giải pháp cho từng ngành hàng

2.3.1 Một số giải pháp cho ngành Thủy sản

Một số khó khăn đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản:

- Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20%, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến

- Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn.

- Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản còn phải đối mặt với những yếu kém trong khâu marketing, sử dụng internet để tiếp thị cũng như đội ngũ quản lý, lao động đáp ứng trình độ...

Một số giải pháp:

- Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ.

- Việc đánh bắt xa bờ là một định hướng đúng đắn tuy nhiên việc triển khai cần phải thận trọng hơn nữa. Vừa qua Dự án đầu tư đánh bắt hải sản xa bờ (ĐBXB) bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được đầu tư trong thời gian dài (từ 1997-2003). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí