Mục Tiêu Và Phương Hướng Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2009-2010

thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài vào Việt Nam, đã tạo ra nguồn lực vật chất đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, góp phần quan trọng làm gia tăng qui mô sản xuất và xuất hẩu hàng hoá của Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ trong đóng góp cho xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI liên tục tăng trưởng.

2.4. Công tác xúc tiến xuất khẩu

Việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng qui mô xuất khẩu. Điển hình là việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam . Hoa Kỳ cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Gần đây nhất là việc Việt Nam chúng ta ký kết Hiệp định đối tác kinh tế EPA hay VJEPA (tháng 12/2008) với Nhật Bản nhằm xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương toàn diện giữa hai nước trong vòng 10 năm, bao gồm các nội dung về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.

Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại đang được triển khai trên toàn quốc ngày một sâu rộng và dành được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp các ngành. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu. Có thể lấy ví dụ về các hình thức xúc tiến thương mại do các cơ quan xúc tiến thương mại thường xuyên tổ chức hướng tới các doanh nghiệp như là:

+ Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, liên tục có những hổi thảo bàn về xuất khẩu sản phẩm/ dịch vụ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

+ Xây dựng những trang web, cổng thông tin hữu ích cung cấp thông tin về thương mại các quốc gia như: http://www.vietrade.gov.vn/portal/.

+ Các lớp tập huấn về chiến lược xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực của cán bộ xúc tiến thương mại.

+ Các buổi hội thảo chuyên đề về những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như cà phê, gạo, ngành rau quả, chè, thủ công mĩ nghệ…

+ Mở các triển lãm với quy mô rộng lớn và thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Triển lãm Việt Nam EXPO là một điển hình được tổ chức hàng năm với quy mô ngày càng rộng lớn. Năm nay 2009, với chủ đề “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 19 - VIETNAM EXPO 2009 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức vào tháng 4 năm 2009 tại thủ đô Hà Nội là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng của ngành thương mại Việt Nam nhằm góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế Việt Nam. VIETNAM EXPO 2009 cũng có sự góp mặt của các doanh nghiệp từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Belarus, Malaysia, Hàn Quốc, Myanmar, Đài Loan, Cuba, Lào, Campuchia…. được tổ chức tập trung theo từng khu vực quốc gia, và lần đầu tiên có sự góp mặt cuả các doanh nghiệp đến từ Algeria.

CHƯƠNG III‌‌

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2009-2010


1. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010


* Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu


“Năm 2009 sẽ là thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam” đây là nhận định của hầy hết các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2009-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

* Các chỉ tiêu tăng trưởng:


1.1. Về hàng hoá xuất khẩu

Bảng 3.1 : Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %



Nội dung

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Tổng số

63.500

30,8

66.660

5,0

74.650

12,0

1. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản


12.500


31,7


7.980


- 36,2


7.500


- 6,0

2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản


12.666


27,7


12.140


- 4,2


13.270


9,3

3. Nhóm chế biến, CN và TCMN


38.334


31,5


46.540


21,4


53.880


15,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 10

(Nguồn: http://www1.mot.gov.vn/deanxk/download/dean.pdf)


Theo chỉ tiêu do Quốc hội đề ra: Mục tiêu phấn đấu tăng trưởng XK 13% trong năm 2009 - tương đương với kim ngạch xuất khẩu (XK) khoảng 72 tỉ USD. Tuy nhiên trong bối cảnh dự báo XK trong năm 2009 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thì doanh nghiệp và Bộ Công Thương đều nhận định rằng mục tiêu này rất khó thực hiện trong khi năm 2009 chưa phải là năm kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục. Mục tiêu tăng trưởng cho xuất khẩu được dư đoán sẽ dừng ở mức 5% cùng với việc đưa ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy XK và hạn chế nhập siêu. Đến năm 2010 khi mà nền kinh tế cả thế giới ổn định trở lại sẽ là cơ hội để xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh trở lại với mức ước đạt 12%.

Với mục tiêu „chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô, theo đó, tỉ trọng của các nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và nhiên liệu

khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. Quan điểm này dựa trên những nhận định quan trọng sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm cả về giá và lượng xuất khẩu dầu thô và than đá theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tới; đặc biệt là kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng nguồn dầu thô trong nước.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ có xu hướng giảm dần do hạn chế về khả năng mở rộng qui mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ. Đây cũng chính là nhóm hàng có điều kiện tăng trưởng để bù vào sự giảm sút của xuất khẩu dầu thô.

Thứ tư, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác, hàng mới sẽ có xu hướng tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm năng phát triển, chưa bị hạn chế về sản xuất và thị trường.

1.2. Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

1. 2.1. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản

Dự kiến, tổng KNXK nhóm nhiên liệu và khoáng sản sẽ giảm từ 12,5 tỷ USD năm 2008 xuống còn 7,5 tỷ USD năm 2010 với mức giảm tỷ trọng tương ứng là 19,7% năm 2008 xuống còn 10% năm 2010.

Bảng 3.2: KNXK nhóm nhiên liệu, khoáng sản giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %



Nội dung

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Tổng cả nhóm

12.500

34,7

7.980

-36,2

7.500

-6,0

Tỷ trọng / tổng KNXK

19,7

12,0

10,0

1. Dầu thô

10.900

28,4

6.480

-40,6

6.100

-5,9

2. Than đá

1.600

60,0

1.500

- 6,3

1.400

-6,7

(Nguồn: http://www1.mot.gov.vn/deanxk/download/dean.pdf)


Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu sẽ giảm từ 13,3 tỉ USD năm 2008 xuống còn 8,6 tỉ USD năm 2010 với mức giảm tỉ trọng tương ứng là 20,3% năm 2008 xuống còn 10,3% năm 2010.

Dầu thô: có thể nói, năm 2008 là năm cuối cùng của nước ta xuất khẩu toàn bộ dầu thô khai thác được từ năm 2009, một phần đáng kể dầu thô khai thác ở mỏ Bạch Hổ sẽ giành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến vận hành vào cuối tháng 2/2009. Trong giai đoạn đầu, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng toàn bộ dầu thô Bạch Hổ, sau đó sẽ sử dụng 85% dầu Bạch Hổ và 15% dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Nếu vận hành thành công, trong năm 2009, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng khoảng 4 triệu tấn dầu (khoảng 60 công suất thiết kế) và 6,5 triệu tấn trong năm 2010.

Đối với than là mặt hàng chiến lược của nền kinh tế , theo dự tính, thì đến năm 2012, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu than. Vì vậy mà

xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt xuất khẩu tài nguyên.

Nhìn chung, việc XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản có nhiều thuận lợi về thị trường và giá cả. Tuy nhiên, sản lượng XK sẽ ngày càng giảm đi. Việc tăng trị giá XK phụ thuộc rất nhiều vào giá. Do đó, công tác nghiên cứu dự báo thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo XK có hiệu quả hơn.

1.2.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản

Dự kiến, giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trưởng KNXK tăng bình quân 11%/năm; tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 19,9% năm 2008 xuống 17,8% năm 2010 với KN đạt 13,3 tỷ USD vào năm 2010. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3: KNXK nhóm nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %



Nội dung

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Tổng cả nhóm

12.666

27,7

12.140

- 4,2

13.270

9,3

Tỷ trọng / tổng KNXK

19,9

18,2

17,8

1. Thuỷ sản

4.500

19,6

5.100

13,3

5.700

11,8

2. Gạo

2.830

89,9

1.920

-32,2

2.060

7,3

3. Cà phê

1.930

0,9

1.750

-9,3

1.850

5,7

4. Rau quả

371

21,2

440

18,6

520

18,2

5. Cao su

1.650

18,4

1.470

-10,9

1.600

8,8

6. Hạt tiêu

320

18,1

340

6,3

360

5,9

7. Nhân điều

910

39,1

950

4,4

1.000

5,3

8. Chè các loại

155

18,3

170

9,7

180

5,9

(Nguồn: http://www1.mot.gov.vn/deanxk/download/dean.pdf)

a) Thủy sản

Việt Nam là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2008 xuất khẩu thủy sản đã đem lại cho đất nước 4,562 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 5,1 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,9% giai đoạn 2008-2010. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc, Nga, các nước ASEAN.

b) Gạo

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng lúa năm 2008tăng nhưng thị trường gạo sẽ giảm. Do đó xuất khẩu gạo năm 2009 sẽ có nhiều thay đổi, khó khăn hơn năm 2008 và “sẽ là một năm cạnh tranh quyết liệt”. Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại trong đó có mặt hàng gạo. Bên cạnh đó lượng gạo tạm trữ, tồn kho khá lớn cũng góp thêm gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009.

Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 4 - 4,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2009-2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm.

Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2009-2010 vẫn chủ yếu hướng tới các nước châu Á, châu Phi. Ngoài ra, để đa dạng hóa thị trường có thế hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

c) Cà phê

Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022