Đề Xuất Một Số Biện Pháp Hỗ Trợ Xuất Khẩu Để Thúc Đây Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2009-2010

lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008, và đến năm 2010 đạt trên 1,85 tỷ USD.

Trong vài năm vừa qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng có thể thấy, sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:

- Chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu.

- Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt dẫn đến đầu vụ người dân thường phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.

- Việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cà phê. Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lượng không cao. Tổn thất sau thu hoạch cà phê khá lớn, giá xuất khẩu thường thấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.

- Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch.

d) Cao su

Dự kiến, năm 2009 xuất khẩu 700 nghìn tấn đạt kim ngạch 1,47 tỷ USD, tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá so với năm 2007 do giá xuất khẩu giảm 20%. Phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu được 770 nghìn tấn, với mức giá trung bình khoảng trên 2000 USD/tấn và đạt kim ngạch khoảng 1,6 tỷ USD, kim ngạch tăng bình quân 5,5%/năm.

Hiện nay, tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, sơ chế còn cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá cao su và sản phẩm cao su đã qua chế biến thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao su xuất khẩu thô.

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó, lượng cao su xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm tới 59,9% lượng xuất khẩu cả nước năm 2007.

1.2.3. Nhóm chế biến, CN và TCMN

Bảng 3.4: KNXK nhóm chế biến, CN và TCMN giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %



Nội dung

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Trị giá

tăng

Tổng cả nhóm

38.334

27,3

46.540

21,4

53.880

15,8

Tỷ trọng trong tổng KNXK

60,4

69,8

72,2

1. Dệt may

9.200

18,7

10.300

12,0

11.500

11,7

2. Giày dép

4.550

13,9

5.000

9,9

5.400

8,0

3. Điện tử, linh kiện máy tính

2.750

27,7

4.100

49,1

5.500

34,1

4. Mây tre, cói và thảm

220

-0,5

250

13,6

285

14,0

5. Gốm, sứ

340

2,7

390

14,7

445

14,1

6. Sản phẩm đá quý, kim loại quý


800

193,

0


600

- 25,0


690


15,0

7. Sản phẩm gỗ

2.800

16,5

3.000

7,1

3.400

13,3

8. Sản phẩm nhựa

950

33,6

1.200

26,3

1.450

20,8

9. Xe đạp và phụ tùng

85

4,9

100

17,6

110

10,0

10. Dây điện, cáp điện

1.040

17,8

1.350

29,8

1.600

18,5

11. Túi xách, vali, mũ, ô dù

850

34,1

1.100

29,4

1.300

18,2

12. Sản phẩm cơ khí

2.120

54,6

2.800

32,1

3.500

25,0

13. Hàng hóa khác

12.629

55,8

16.350

29,5

18.700

14,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 11

(Nguồn: http://www1.mot.gov.vn/deanxk/download/dean.pdf)

a) Dệt may

Năm 2008 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Dự kiến, KNXK năm 2009 đạt 10,3 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 11,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm. Đối với mặt hàng này, bên cạnh yếu tố nâng cao giá trị tăng thêm của sản phẩm, việc mở rộng qui mô sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố cơ bản để có thể tăng KNXK trong thời gian tới.

Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam ngoài việc giảm về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, số lao động bị cắt giảm tạm thời cũng đã lên tới 100 nghìn người. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trường nội địa, việc tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp được nhiều doanh nghiệp dệt may triển khai.

Các thị trường trọng điểm vẫn là các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Anh…

Đối với thị trường Mỹ: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều hành hai chiều giữa Bộ Công Thương và Hải quan. Đồng thời triển khai hoạt động của Tổ kiểm tra cơ động. Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn để nắm rõ khả năng sản xuất, xuất khẩu luôn luôn nắm thế chủ động và đưa ra kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU và các thị trường nhập hàng dệt may lớn của Việt Nam đều giảm vì khủng hoảng tài chính- kinh tế thì hàng dệt may xuất sang Nhật lại tăng trưởng khá. Ngoài thuận lợi nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật giúp nhiều mặt hàng dệt may được giảm thuế, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam còn lợi thế khi vào Nhật nhờ đồng yên của nhật đang tăng giá so với đô la Mỹ. Vì vậy Nhật Bản

chính là thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu như: (1) Tổ chức, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may

(2) Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với thị trường EU: Nghiên cứu tác động của thị trường EU khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch dệt may để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu mà hàng dệt may có khả năng cạnh tranh cao.

Ngoài ra cần phải giảm tỉ lệ gia công hàng dệt may xuất khẩu và thực hiện “Thời trang hóa sẽ tạo ra thương hiệu cho dệt may Việt Nam. Đây cũng là xu hướng tất yếu và lâu dài của ngành công nghiệp dệt may thế giới, vì nó mang lại nhiều lợi ích và giá trị hơn so với làm gia công.

b) Giầy dép

Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép), riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do mẫu mã chưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia

kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn là lấy công làm lãi.

Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định cụ thể:

Thị trường EU: Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2008, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam.

Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ 1 tỉ USD, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ.

Thị trường các nước Đông Á:

Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2008, xuất khẩu vào: Nhật Bản đạt 137,6 triệu USD, Trung Quốc đạt 107,2 triệu USD, Hàn Quốc đạt 64,3 triệu USD.

c) Điện tử và linh kiện máy tính

Dự kiến năm 2009, KNXK đạt trên 4 tỷ USD và đến năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 37%/năm giai đoạn 2008-2010. Sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó EU là một trong những thị trường chủ lực. Ngoài các thị trường truyền thống trên, sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam còn được tiêu thụ mạnh ở một số thị trường mới như các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Ucraina, Nam Phi.

Theo đánh giá, đây là mặt hàng có nhiều khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu điện tử và linh kiện máy tính tăng mạnh là nhờ số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, trong đó có nhiều dự án quy mô vốn lớn. Đơn cử như dự án sản xuất máy in của tập đoàn Canon, nhà máy sản xuất chip điện tử và linh kiện máy tính của tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) sản xuất linh kiện điện tử (1 tỉ USD), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh (650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Trong khi đó tại các nước như Trung Quốc, Malaysia... giá thuê đất, giá nhân công tăng vì vậy Việt Nam trở nên có lợi thế.

Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Năm 2007, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỷ USD và tăng khá đều đặn khoảng 8-10%/năm trong 5 năm qua.

Về thị trường xuất khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhắm tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU.

d) Sản phẩm gỗ

Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định được vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây, với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm qua, cụ thể năm 2008 đạt 2,8 tỷ USD tăng 16,5% so với năm 2007. Phấn đấu, năm 2010 xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ đạt kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng bình quân 12%/năm.

Về thị trường xuất khẩu, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU (Pháp, Đức), xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn cho thấy những khả năng tăng trưởng cao trong những năm tới do Việt Nam có nhiều lợi thế về giá nhân công rẻ và thuế xuất nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ thấp.

2. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu để thúc đây xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010

* Nhận định chung về giai đoạn 2009 – 2010:

Tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới (với những điều khoản ngang nhau về sức mua) sẽ tiếp tục chậm lại trong năm 2009, xuống khoảng 3,2% từ 3,8% trong năm 2008, trước khi tăng trở lại vào năm 2010, khoảng 4%. Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, một thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, sẽ giảm xuống chỉ còn 0,5% vào năm 2009 do sự suy thoái tạm thời ở trong nước, nhưng sẽ lại được cải thiện đôi chút trong năm 2010. Mức tăng trưởng chậm hơn của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, châu Á (không kể Nhật Bản) không được dự báo là phải chịu sự suy thoái nặng, và như vậy nhu cầu trong khu vực sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu.

2.1. Về phía Nhà nước

Nhà nước có nghĩa vụ trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm huy động được các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển xuất khẩu. Trong thời gian tới, bên cạnh những cơ chế, chính sách đã và đang được triển khai thực hiện, Nhà nước cần tập trung vào một số hướng giải pháp lớn sau đây:

2.1.1. Các giải pháp nhằm giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu

- Mở rộng quyền kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt may, giày dép, nguyên liệu sản xuất đồ gỗ... cho các doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.

- Có chính sách để thúc đẩy sự hình thành các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.

- Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ hơn nữa của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ giao nhận, kho vận...; từng bước xoá bỏ tình trạng độc quyền trong kinh doanh ở một số lĩnh vực dịch vụ như bưu chính viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển... để nâng cao hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực này và từ đó giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong thương mại quốc tế. Về vấn đề này, có thể nói vấn đề bức xúc nhất là những con đường giao thông trên bộ và các cảng biển Việt Nam. Mỗi năm khoảng 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đi qua hệ thống cảng biển. Trong những năm gần đây, khối lượng hàng thông qua cảng đã tăng đáng kể, từ 91,4 triệu tấn năm 2001 đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022