Hình thức bảo lãnh trong hoạt động Ngân hàng ở nước ta chủ yếu do các Ngân hàng thương mại đảm bảo cho khách hàng tham gia các dự án xin vay ở các Ngân hàng khác hoặc bảo lãnh cho một Ngân hàng khác.
Bảo đảm đối vật
Bảo đảm đối vật là hình thức bảo đảm tín dụng mà trong đó Ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ được thừa hưởmg một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường họp con nợ không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ một phần hay toàn bộ khoản nợ vay.
Ngân hàng thực hiện việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản dưới hai hình thức: cầm cố và thế chấp.
* Cầm cố
Cầm cố tài sản vay vốn Ngân hàng là việc bên vay vốn (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay ( bên nhận tài sản cầm cố) để thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồn nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn). Nếu tài sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu hoặc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn gửi tài sản cầm cố và giao bản gốc giấy tờ quyền tài sản thế chấp để vay vốn.
* Thế chấp
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 1
- Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 2
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải Hà Nội.
- Tình Hình Nợ Nợ Khó Đòi Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải Cahi Nhánh Hà Nội
- Những Nhân Tố Làm Cản Trở Quá Trình Xử Lý Tài Sản Thế Chấp Thu Hồi Nợ Khó Đòi Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải Chi Nhánh Hà Nội
Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.
Thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng là việc bên vay vốn dùng tài sản của mình là bất động sản hoặc một số động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ ( bao gồm nợ gốc, lãi và lãi phạt quá hạn ) đối với bên cho vay.
Tài sản dùng để thế chấp là bất động sản hoặc một số động sản nhất định được quy định rõ với thời hạn bất kỳ (tàu biển, máy bay...). Đối với thế chấp Ngân hàng bao giờ cũng nắm giữ giấy tờ sở hữu gốc, mà không nắm giữ tài sản. Tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền nắm giữ và sử dụng của người vay. ở hình thức này chi phí lưu trữ bảo quản tài sản không có và Ngân hàng rễ ràng có thể thực hiện được hình thức này.
1.3.3 Quan điểm sử lý nợ khó đòi.
Việc xử lý nợ khó đòi là vấn đề khó khăn phức tạp đòi hỏi phải thận trọng, lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp trong từng trường hợp nhất định để xử lý. Để đảm bảo tính khả thi cao của các giải pháp đòi hỏi phải quán triệt các quan điểm.
* Các giải pháp phải có tính dân chủ và xã hội hoá cao. Dưới sự chỉ đạo của chính phủ các giải pháp phải thống nhất từ luật pháp, cơ chế, chính sách, đến tổ chức thực hiện. Điều đó đòi hỏi phải có sự hợp tác đầy đủ của các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành liên quan, sự thống nhất, nhất trí quyết tâm của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các nhóm khách hàng cũng như của nhân dân. Phá bỏ quan điểm cục bộ, thiếu trách nhiệm, các giải pháp phải có sự củng cố, tăng cường lòng tin của dân chúng.
* Các giải pháp xác định được phạm vi mục tiêu lâu dài để áp dụng và động viên thu hút sự tham gia xử lý ở phạm vi rộng.
* Các giải pháp phải mang tính đa dạng, có khả năng kết nối liên hoàn, tôn trọng quyền lựa chọn của các bên và xử lý được nhiều tình huống.
* Các giải pháp phải hướng tới việc tăng cường hiệu lực pháp lý Nhà nước đặc biệt là NHNN, quy định các điều kiện bảo đảm tính an toàn các nghiệp vụ và ổn định toàn hệ thống, khung giám sát và luật lệ cần được củng cố lại, giảm dần công cụ quản lý trực tiếp thay vào đó các công cụ quản lý gián tiếp.
1.3.4 Phương pháp xử lý nợ khó đòi.
Việc áp dụng phương thức nào xử lý nợ khó đòi phụ thuộc vào từng trường hợp, từng khoản nợ cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên các Ngân hàng đều phân chia nợ khó đòi thành các dạng khác nhau theo các căn cứ khác nhau. Từ đó đưa ra các phương thức xử lý khác nhau. Căn cứ vào khả năng có thể đòi được nợ thì ngân hàng chia nợ khó đòi thành:
- Nợ khó đòi còn tài sản đảm bảo và có khả năng thu hồi được nợ hoàn toàn hay một phần.
- Nợ khó đòi không còn tài sản đảm bảo, con nợ vay vốn vẫn còn tồn tại đang hoạt động, vẫn nhận nợ, tuy nhiên trong thời gian hiện tại không có khả năng trả đủ hay một phần nhất định cho Ngân hàng.
- Nợ khó đòi không còn tài sản đảm bảo, không có đối tượng để thu nợ (con nợ chết, mất tích, giải thể, phá sản....).
Trong trường hợp này khoản cho vay đã bị mất trắng, Ngân hàng không có nguồn nào nữa để thu nợ. Vì thế Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Việc trích dự phòng rủi ro để bù đắp làm cho Ngân hàng giảm lợi nhuận nhiều khi còn bị thua lỗ. Nếu dư nợ tín dụng bị rủi ro lớn thì có thể làm giảm rất lớn tới vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Do đó mà Ngân hàng buộc phải giảm tổng tài sản để đảm bảo an toàn kinh doanh cần thiết. Trong nhiều trường hợp nợ khó đòi không thể thu hồi dẫn tới sự phá sản của Ngân hàng.
Đối với nợ khó đòi thuộc nhóm thứ hai tức là vẫn còn đối tượng để trả nợ nhưng khách hàng vay vốn đang gặp khó khăn về tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh và các khó khăn khác. Trong trường hợp này đa phần tài sản thế chấp đều bị giảm giá trị. Việc phát mại tài sản thu được khoản nợ nhỏ. Ngân hàng cần điều tra tìm hiểu nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới việc khó khăn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp. Cán bộ Ngân hàng phải coi mình như là người của doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.
Đối với nợ khó đòi còn tài sản đảm bảo, việc xử lý nợi khó đòi thực chất là xử lý tài sản thế chấp . Trong trường hợp đã đến thời hạn thực nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ. Thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản đem thế chấp.
Ngân hàng có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp. Với những tài sản có giá trị nhỏ, Ngân hàng có thể trực tiếp quản lý tài sản đó. Khi đó việc xử lý tài sản thế chấp là do Ngân hàng, Ngân hàng trực tiếp đứng ra phát mại tài sản, Ngân hàng được phép ưu tiên thanh toán số tiền từ việc phát mại tài sản thế chấp, sau khi trừ đi chi phí bảo quản, bán đấu giá. Với những tài sản lớn, có giá trị cao theo quy định của pháp luật thì sẽ do cơ quan trung gian đứng ra quản lý. Khi xử lý tài sản thế chấp, Ngân hàng phải gửi đơn kiện nên cơ quan có thẩm quyền để đòi xử lý bồi thường. Ngoài ra, Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức khác như: để bên thế chấp tự đứng ra bán tài sản, hai bên cùng bán tài sản, uỷ quyền cho tổ chức tín dụng khác bán tài sản....
Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn (Bên vay vốn mặc dù chưa đến thời hạn kết thúc hợp đồng tín dụng nhưng đã đang bị giải thể phá sản buộc phải xử lý tài sản thế chấp.), thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn nhưng cũng coi như đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký tài sản thế chấp.
Đối với quyền sử dụng đất đã thế chấp
Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất được xử lý. Trong trường hợp đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng đã thế chấp Ngân hàng thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nược có thẩm quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi. Trong trường hợp đất đã thế chấp với tổ chức kinh tế, cá nhân thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn.
Chương II: Nợ khó đòi và việc xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội
2.1.1 Lịch xử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0001/NH-CP ngày 08/06/1991 của Thống Đốc NHNN VN và chính thức khai trương đi vào hoạt động ở Hải Phòng vào ngày 12/7/1991. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên sau khi Nhà nước công bố pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, khi Đảng và Nhà nước ta đề xuất và tiến hành thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước.
Kể từ khi hoạt động cho đến nay đã trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải đã trưởng thành về nhiều mặt và đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước xác định vị trí của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn vốn trên cơ sở chấp hành đúng các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của NHNN, của đại hội cổ đông và của HĐQT. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt trên 20%, góp phần đáng kể vào thị trường vốn của các ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Dư nợ cho vay hiện nay đạt mức xấp xỉ 1500 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải được mở rộng, đến nay ngoài hội sở chính tại Hải Phòng Ngân hàng đã thành lập 6 chi nhánh tại Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, TH.HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu đồng thời thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý ở nhiều nước trên thế giới. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải đã mở rộng, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đã ứng dụng rộng rãi thành tựu tin học vào hoạt động ngân hàng. Do đó phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện theo các yêu cầu của một ngân hàng tiên tiến hiện nay.
Quá trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà nội có thể chia thành 5 giai đoạn.
a) Giai đoạn hình thành và xây dựng chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội (1991-1995).
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội là chi nhánh đầu tiên được thành lập, thành lập ngay từ khi hình thành Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
Trong qnản lý điều hành Ngân hàng đã áp dụng mạng lưới tin học trong toàn bộ Ngân hàng và kết nối với trụ sở chính cũng như cá chi nhánh khác. Tại trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải đã tổ chức các phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu quản lý toàn bộ hệ thống.
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội chịu sự điều tiết quản lý của hội sở ở Hải Phòng.
Có thể nói trong giai đoạn từ 1991-1995 sự hình thành và hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội trong điều kiện có nhiều yếu tố thuận lợi: môi trường hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đang hình thành và phát triển, phần lớn các doanh nghiêp hoạt động kinh doanh có hiêụ quả, môi trường pháp lý đã bắt đầu cởi mở, Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội đã thu hút được nhiều khách hàng.
b) Giai đoạn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh (1996-1999).
Đây là giai đoạn tập trung mở rộng hoạt động hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng khá cao từ 1,5 đến 2 lần trên quy mô lớn hơn hẳn so với giai đoạn gây dựng Ngân hàng, đặc biệt trong nghiệp vụ tín dụng, đầu tư vào rất nhiều dự án kinh tế khác nhau trên khắp toàn quốc, đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên từ năm 1999 Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội đã áp dụng những biện pháp về tổ chức cán bộ, quản lý điều hành, công tác điều hành đi vào nề nếp, trong đó xử lý tồn đọng đã có chuyển biến.
Có thể nói trong giai đoạn này Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội đã tập trung vào mở rộng quy mô và đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, xong biện pháp để đảm bảo chất lượng kinh doanh đúng mức. Mặc dù kinh doanh
vẫn có lãi nhưng hiệu quả hoạt động kinh thấp đã để lại một số tồn đọng cần phải có thời gian biện pháp phù hợp để khắc phục. Đây là bài học quý giá đối với các nhà quản lý điều hành một doanh nghiệp, một Ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường.
c) Giai đoạn chấn chỉnh, củng cố (từ 01.01.2000 đến nay).
Thực hiện quyết định số 212/1999/TTg ngày 21-10-1999 của thủ tướng chính phủ, công văn số 1192/1999/NHNN ngày 7-12-1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Công văn số 01/CV-NH ngày 04--1-2000 và công văn số 24/CV-NH ngày 26-1-2000 của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hải Phòng về việc xây dựng và thực hiện đề án chấn chỉnh hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Và hiện nay thực hiện quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án chấn chỉnh, xử lý nợ tồn của các Ngân hàng thương mại.
Qua gần 3 năm thực huện nhiệm vụ chấn chỉnh, củng cố Ngân hàng đã đạt được những kết quả toàn diện và tương đối cơ bản:
Chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng hơn. Đề bạt một số cán bộ trẻ, sắp xếp lại một số xán bộ quản lý tại các phòng, ban.
Phương pháp quản lý điều hành có trọng tâm, trọng điểm và có chương trình nội dung cụ thể, sát thực; Điều chỉnh lại cơ chế quản lý điều hành ở một số khâu công tác trọng yếu; Cùng với các biện pháp tổ chức thực hiện chặt chẽ, công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát rất được chú trọng, được thực hiện định kỳ trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.
Đã chuyển dịch mạnh mẽ trong thay đổi cơ cấu khách hàng, nâng cao tỉ trọng giao dịch các khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước.
Hạn chế rủi ro bằng việc tăng cường đầu tư, cho vay vào các dự án kinh tế khả thi, an toàn và hiệu quả, nâng cao tỉ trọng cho vay trung, dài hạn và thực hiện đồng tài trợ. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quản lý nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý tín dụng.
Công tác xử lý nợ quá hạn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hàng năm thu được gần 35 tỷ đồng nợ quá hạn khó đòi.
Cho đến nay đã hoàn thành đề án nâng cấp tin học E-Bank. Chương trình tin học mới này dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản lý nghiệp vụ tiên tiến, đáp ứng cơ bản một số yêu cầu quản lý một số ngân hàng hiện đại ở Việt Nam. Chính vì vậy, công tác thông tin báo cáo, công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát đã được giải quyết cơ bản; Sắp tới sẽ thay đổi phương pháp quản lý điều hành và triển khai một số dịch vụ ngân hàng mới.
Nhìn lại quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội 13 năm qua, về cơ bản Ngân hàng đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy chế của Ngành và vận dụng sáng tạo vào thực tế từng thời kỳ nên đã tạo được sự phát triển tương đối toàn diện, có chiều sâu.
2.1.2Cơ cấu tổ chức điều hành.
Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội là ngân hàng thành viên của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam do đó các cổ đông sáng lập chi nhánh cũng là các cổ đông sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, các cổ đông chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước. Các cổ đông sáng lập gồm có: Công ty Vận tải biển Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông, Công ty Vận Tải Biển III, Cơ quan Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINA TEX), Công ty Phát Triển và Đầu Tư Công Nghệ, Nhà máy Sửa chữa Tàu Biển Phà Rừng, Công ty Vận Tải và Thuê Tàu Bỉên Việt Nam, Đại lý Hàng Hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Công ty Liên Doanh Vận Tải Pháp - Việt (GEMATRANS), Cảng Quy Nhơn, Công ty Máy Tính Truyền Thông 3C, Cảng Quảng Ninh, Công ty Xuất Nhập Khẩu Vật Tư Đường Biển, Cảng Đà Nẵng, Cảng Nha Trang, Trường Trung Học Hàng Hải I, Công ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Nam Triệu, Công ty Thông Tin Điện Tử Hàng Hải, Công ty Đóng Tàu và Công Nghiệp Hàng Hải Sài Gòn, Trường Trung Học Hàng Hải II.
2.1.3 Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động chính.