Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 8

chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ. Sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ xử lý rủi ro cần chặt chẽ hơn nữa. Việc cung cấp trao đổi thông tin của họ tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, giải quyết các khoản nợ khó đòi nhanh hơn hiệu quả hơn. Sự gắn kết này nhằm hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trong hoạt động tín dụng, nếu khoản vay gặp sự cố chủ quan gây ra như định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế, tài sản thế chấp không đủ căn cứ pháp lý, khoản vay vượt quá quy định về giá trị của tài sản thế chấp thì người phạm lỗi phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trong việc quy kết quy lỗi phải thận trọng, việc xử lý phải hợp tình hợp lý tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Thực tế cho thấy, có khi cán bộ tín dụng mắc lỗi nhưng với thái độ bao dung của ban lãnh đạo cán bộ đó chỉ bị khiển trách nhẹ, họ biết lỗi. Ngân hàng đã tạo điều kiện cho anh ta sửa chữa sai lầm. Về sau anh ta là một trong những cán bộ tín dụng tốt nhất của Ngân hàng .

3.1.9 Đối với vấn đề xử lý nợ khó đòi.


Cầm tuân thủ nguyên tắc tín dụng cơ bản trong quan hệ tín dụng là khi Ngân hàng cấp tín dụng phải có hình thức bảo đảm. Điều đó tạo sự bình đẳng giữa Ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên cần tránh quan niệm sai lầm cho rằng tài sản thế chấp là điều kiện kiên quyết khi xét duyệt cho vay, tạo điều kiện cho Ngân hàng lựa chọn khách hàng có uy tín, hoạt động vó hiệu quả, có khả năng trả nợ vốn vay, lựa chọn được hình thức bảo đảm phù hợp. Khi phát sinh nợ khó đòi thì hình thức bảo đảm là căn cứ để Ngân hàng thu hồi nợ.


Khi phát mãi tài sản để thu nợ.


Người vay tìm mọi nguồn thu từ kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn thu khác để trả nợ Ngân hàng mà vẫn không trả hết nợ thì Ngân hàng nên tạo điều kiện cho họ tự bán tài sản để trả nợ. Biện pháp này sẽ phát huy được hiệu quả hoạt động thu hồi nợ của Ngân hàng.

Phát triển thêm dịch vụ thuê và cho thuê đối với tài sản thế chấp. Trong thời gian tài sản thế chấp do Ngân hàng quản lý nên cho thuê một số tài sản để tránh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

lãng phí không sử dụng tài sản. Trong khi đó có một số tài sản nếu không sử dụng sẽ hỏng hóc, mất giá trị.

Đối với các tài sản là máy móc thiết bị không đồng bộ, Ngân hàng cần liên hệ với đối tác cung cấp sản phẩm để từ đó phối hợp với khách hàng cung cấp vốn thêm để mua sắm thiết bị thêm cho đồng bộ nếu sản phẩm đó tương lai đó sẽ phát triển và tiêu thụ được.

Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 8

Nên giữ mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp mua bán tài sản thế chấp của Ngân hàng vì thông qua doanh nghiệp này Ngân hàng sẽ hoàn thiện tính pháp lý của tài sản thế chấp để chuyển nhượng cho người mua có nhu cầu.

Cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc


Các khách hàng có tài sản thế chấp thuộc diện phải phát mãi để thu hồi nợ có chế độ bảo quản bảo dưỡng thích hợp, tránh việc sau khi toà án phát mãi để lâu ngày dẫn đến hỏng hóc, cũ kỹ, giảm giá nghiêm trọng gây tổn thất cho Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành xử lý tài sản thế chấp.


Tập chung xử lý và đề ra kế hoạch cụ thể đến từng người, từng việc nhằm phấn đấu thu hồi nợ khó đòi Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra lại tài sản để đề phòng khách hàng sử dụng tài sản thế chấp trái pháp luật, áp dụng biện pháp ngăn chặn gia tăng nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, khắc phục tình trạng lỏmg lẻo trong việc quản lý và điều hành công tác thu nợ.


Cần có sự cảm thông đối với cán bộ thu nợ


Cần có sự cảm thông và cánh nhìn rộng mở từ nhiều phía, để dần xoá đi mặc cảm cán bộ thu nợ chính là những người gây nợ khó đòi. Bởi bản thân họ là những người không may mắn và chịu nhiều thiệt thòi trong công việc của mình. Nếu được như vậy, chính là đã tạo ra nguồn động lực, động viên khích lệ họ hăng hái cho công tác xử lý nợ có hiệu quả.

Thiết lập chế độ tài chính phù hợp giải quyết các chi phí phát sinh trong công tác cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Các chi phí phát sinh trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản gồm rất nhiều khoản. Ngoài chi phí thẩm định, đánh giá do khách hàng chịu còn có chi phí cho cán bộ quản lý tài sản đó, chi phí phát sinh khi phải xử lý tài sản khi người vay không trả được nợ, giải quyết tranh chấp tại toà án...

3.2 kiến nghị.


3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng a)Kiến nghị ngăn ngừa hạn chế phát sinh nợ khó đòi.

Việc xử lý nợ không phải là trách nhiệm của riêng Ngân hàng mà cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.

Chính phủ cần có thái độ rứt khoát sắp sếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để tồn tại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dân sinh, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả cho giải thể hoặc phá sản theo luật định để tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng thực sự có hiệu quả.

Bộ tài chính cần tiếp tục bổ xung đủ mức vốn điều lệ cho các doanh nghiệp để đảm bảo số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường.


Thực hiện kiểm soát quản lý chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó. Tránh hiện tượng cấp giấy phép thành lập Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân tràn lan gây hậu quả xấu cho các đối tác cũng như cho xã hội. Cơ quan cấp giấy phép thành lập phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có thực tế, năng lực, trình độ của doanh nghiệp đó.

Nhà nước cần xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với vốn chủ hữu và năng lực trình độ quản lý thực tế của doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi kiểm tra doanh nghiệp thực hiện có đúng theo luật định không?

Tiếp tục, sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung, đến hoạt động Ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và các Ngân hàng thương mại đi đúng hướng cho phép và phân tích rõ trách nhiệm của người cho vay và người đi vay trong quan hệ tín dụng.

Nhà nước cần có biện pháp bảo đảm môi trường kinh tế ổn định, góp phần bảo đảm vốn tín dụng ngân hàng cấp cho nền kinh tế. Nhà nước cần có những giải pháp bước đệm hoặc các giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ xản suất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu đảm bảo tính tích cực của những chính sách này.

Nhà nước cần có ngay các chính sách kinh tế, hành chính, tăng cường hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, thống kê, thực hiện chế độ kế toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.

Tách bạch rõ ràng hơn nữa giữa tín dụng theo thương mại và tín dụng chính sách. Xoá bỏ cơ chế "xin cho" về thế chấp, cầm cố là khách hàng được miễn thế chấp cầm cố tài sản. Trong một khoản nợ khó đòi của Ngân hàng phát sinh do sự bảo lãnh của một cơ quan nhà nước miễn thế chấp tài sản, tuy nhiên đến khi nợ khó đòi phát sinh thì người ký quyết định bảo lãnh đã không còn ở cơ quan nhà nước này, người kế nhiệm không thừa nhận sự bảo lãnh đó chính vì thế mà việc xử lý nợ khó đòi của Ngân hàng rất khó khăn.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào các hoạt động của Ngân hàng thương mại. Nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của họ.

b) Kiến nghị sử lý nợ khó đòi.

Đối với những khoản nợ khó đòi các Ngân hàng thương mại làm xong thủ tục trình cơ quan chức năng xử lý do những nguyên nhân khách quan đề nghị những cơ quan này xử lý nhanh.

Chấn chỉnh lại cơ chế pháp lý về việc thành lập giải thể doanh nghiệp, phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp ra đời hoạt động bằng "vốn ảo", mạnh dạn cho giải thể, phá sản một số doanh nghiệp. Bởi trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thực tế đã phá sản ngừng hoạt động không có khả năng trả nợ Ngân hàng nhưng chưa có quyết định của cơ quan chức năng vì thế mà Ngân hàng thương mại không thể laọi khỏi bảng cân đối, vẫn phải theo dõi vì thế tỷ lệ nợ khó đòi rất lớn.

Trong việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay trên cả nước mới chỉ có khoảng hơn 20% số hộ có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó rất nhiều những dự án kinh doanh tốt khi xin cấp tín dụng tại Ngân hàng bị bỏ nỡ do giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sử dụng chưa rõ ràng, nhà đem thế chấp Ngân hàng chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sử sụng đất của các cơ quan chức năng. Do vậy nhà nước (tổng cục Địa chính và bộ Xây dựng) cần nhanh chóng cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay khi các Ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các Ngân hàng thương mại bán tài sản bảo đảm là bất động sản. Điều đó có tác động rất tích cực trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh trong cả nước, trách được những cơ hội kinh doanh tốt bị bỏ nỡ.

Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào các công việc của Ngân hàng thương mại mà chỉ nên quản lý vĩ mô thông qua các công cụ gián tiếp và nên trao thêm quyền hạn cho các Ngân hàng thương mại trong việc chủ động hoạt động kinh doanh của mình, đơn giản hoá các thủ tục pháp lý, xử lý các khoản nợ khó đòi như các thủ tục lập hồ sơ điều tra con nợ, giải quyết tranh chấp tại toà án, thi hành án...

Đối với việc xử lý nợ khó đòi bằng tài sản thế chấp


- Đề khung giá, định giá tài sản thế chấp. Nên đưa ra một khung giá "mở" hơn, tạo điều kiện cho các TCTD linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản thế chấp, tránh trường hợp khung giá của nhà nước thấp hơn so với giá của thị trường rất nhiều.

- Về việc xử lý nợ khó đòi qua toà án.

Toà án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể để việc công nhận xử lý tài sản đồng sở hữu trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, tạo điều kiện cho bên cho vay và bên vay nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp. Trong trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp tài sản mà không xử lý được để thu hồi nợ thì toà án có thẩm quyền xử lý và có các biện pháp cưỡng chế thi hành án có hiệu lực. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan công an, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan địa chính, tài chính, cơ quan thi hành án...

Trong việc tiến hành nộp án phí, không nên quy định nộp án phí ngay và trực tiếp như hiện nay cho cơ quan thi hành án như hiện nay vì khi đó làm chậm thời gian trong việc xử lý nợ và tránh được phải trích một lượng vốn lớn gây lãng phí do không sử dụng vào kinh doanh của Ngân hàng như hiện nay. Việc nộp án phí nên thực hiện sau khi đã có phán quyết của toà án và thực hiện sau khi đã thu hồi vốn Ngân hàng từ việc phát mãi thanh lý tài sản thế chấp.

- Với việc giải quyết nợ khó đòi thông qua xử lý tài sản thế chấp.


+ Đưa ra quy chế xử lý tài sản thế chấp. Quy định nhiều hình thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố mà các bên có thể thoả thiận lựa chọn khi thoả thuận ký kết hợp đồng: - Bên thế chấp, cầm cố tự bán tài sản.

- Cả hai bên cùng bán.


- Giao cho tổ chức tín dụng khác bán


- Bên thế chấp cầm cố gán nợ cho Ngân hàng.


- Ngân hàng bán tài sản thế chấp.


- Các phương thức khác.


Nâng cao quyền hạn của Ngân hàng được quyền chủ động bán tài sản thế chấp, cầm cố trong trường hợp người vay sử dụng vốn không tích cực như một số trường hợp sau:

- Sau một thời gian như thoả thuận bên vay bán tài sản thế chấp không thi hành, hoặc chưa thi hành được thì tài sản thế chấp giao cho Ngân hàng xử lý.

- Bên thế chấp, cầm cố vắng mặt không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ hoặc người thừa kế nghĩa vụ trả nợ không trả nợ.

Đề ra nhiều phương thức bán tài sản thế chấp, cầm cố hơn để các bên vận dụng cho phù hợp với từng tài sản, từng nơi như: bán trực tiếp cho người có nhu cầu mua tài sản, bán đấu giá qua trung tâm đấu giá, giao cho tổ chức tín dụng khác bán....

Bộ tài chính cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các cơ quan thuế địa phương cắt giảm hặc miễn giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính khác khi phát mãi tài sản thế chấp. Bởi vì bên thế chấp tài sản bị lâm vào tình thế bắt buộc phải bán tài sản thế chấp để trả nợ do mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng khi đến hạn chứ không phải bán để kinh doanh. Điều này rất cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ.

Với việc bán tài sản thế chấp qua trung tâm đấu giá. Hiện nay, số lượng các trung tâm đấu giá là quá ít. Vì vậy nên cần thành lập trung tâm đấu giá trong cả nước, đáp ứng nhu cầu xử lý tài sản thế chấp, nhất là đấu giá quyền sử dụng đất. Giảm tỷ lệ phí đấu giá tài sản nộp cho trung tâm hay doanh nghiệp đấu giá đối với tài sản có giá trị cao. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, pháp lý mua bán chuyển nhượng để xử lý dễ dàng hơn.

Đối với việc người vay dùng một tài sản thế chấp vay vốn ở nhiều nơi. Trong điều kiện hiện nay, do thông tin chưa kịp thời, đầy đủ và các biện pháp ngăn chặn rủi ro còn hạn chế nên chăng bỏ quy định người vay dụng một tài sản thế chấp vay vốn ở nhiều nơi để tránh những tranh chấp có thể xảy ra giữa các Ngân hàng thương mại và hiện tượng người vay cung cấp thông tin về tài sản thế chấp không chung thực. Hơn nữa khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp thì căn cứ vào thời điểm mang thế chấp ở mỗi Ngân hàng mà xét quyền ưu tiên hưởng giá trị tài sản thu được.

3.2.2 Kiến nghị với NHNN


Việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi có tài sản thế chấp hiện nay còn kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động Ngân hàng do dư nợ tồn đọng,

không giải toả được vốn, tái tạo được vốn để cho vay.Cho nên, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành liên quan như Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ Tư pháp, bộ Công an, Tổng cục Địa chính.... để nghiên cứu soạn thảo ban hành một văn bản pháp lý đủ mạnh nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp ở các Ngân hàng thương mại hiện nay.

Hiện nay, quyết định số 488/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc NHNN đã có nhiều bất cập so với thực tiễn và quyết định số 149/ 2001/QĐ -TTg của hủ tướng Chính phủ ngày 05/10/2001 về việc xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại, gây khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Do đó, văn bản này cần được sửa đổi, bổ xung hoặc thay thế bằng các văn bản khác cho phù hợp với tình hình mới. Thêm vào đó, quy chế mua bán nợ ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 19/04/1999 chỉ điều chỉnh hoạt động mua bán nợ mà bên bán là TCTD. Do đó, sau khi mua nợ từ các TCTD, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các Ngân hàng thương mại không biết căn cứ vào văn bản pháp lý nào để bán nợ cho các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác. Vì vậy, NHNN cần ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động mua bán nợ giữa công ty mua bán nợ và khai thác tài sản với nhau và giữa công ty mua bán nợ và khai thác tài sản với các tổ chức cá nhân khác.

NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm cung cấp thông tin tín dụng. Thông tin phải luôn được cập nhật, phong phú, thoả mãn được các nhu cầu thông tin cho các TCTD.

NHNN cần điều hành hệ thống tiền tệ tín dụng bằng các công cụ gián tiếp, giản hơn nữa việc can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Công tác thanh tra kiểm soát các Ngân hàng thương mại cần được thực hiện nghiêm.

3.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt nam.


Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ để uốn nắn kịp thời các sai sót của các Ngân hàng thành viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022