Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 19



cảnh quan, ngăn chặn các hiện tượng phá núi lấy đá, lấn chiếm di tích... Từng bước ngăn chặn và tiến tới cấm tuyệt đối hiện tượng chặt phá rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tầng che phủ thượng nguồn. Có như vậy mới tránh hiện tượng xói mòn, sạt lở và bồi lấp, biến dạng địa hình ảnh hưởng đến cảnh quan. Để bảo vệ cảnh quan, có các biện pháp giải quyết vấn đề lấy lộc, thắp hương... của KDL và các tệ nạn phá núi, rừng của dân cư tại đây.

Chính quyền địa phương cũng cần có các phương án đánh giá đầu tư thích hợp sử dụng những diện tích đất còn để lãng phí tại khu vực này, tạo thêm sản phẩm du lịch đậm nét VHMS của cư dân địa phương để thu hút KDL, đồng thời góp phần thay đổi nền kinh tế địa phương.

Trong nội bộ khu vực, dọc các tuyến đường đi, trên các thuyền chuyên chở khách cần bố trí các thùng rác và thường xuyên thu gom rác. Tuyên truyền, giáo dục và có quy định kèm theo các biện pháp để các hàng quán tự phân chia rác thải thành các loại: rác dễ phân huỷ, rác khó phân huỷ, rác thải có thể tái chế... trước khi tập trung về cơ sở xử lý. Bộ phận quản lý môi trường xã Hương Sơn cũng cần có các phương án thu gom rác thải trên địa bàn du lịch, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường đi đôi với các biện pháp xử phạt hành chính. Xây dựng các cơ sở xử lý rác thải cũng như các phương tiện để thu gom rác thải từ các nơi về xử lý. Trong công tác bảo tồn nguồn lực tự nhiên cần áp dụng triệt để quy tắc: Giảm thải, tái sử dụng và tái chế.

- Hệ sinh thái: Bảo vệ tài nguyên sinh thái là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách cho các cấp chính quyền và cư dân ở đây để hướng tới mục tiêu mưu sinh bền vững. Toàn bộ diện tích được rừng bao phủ trước đây, do bị cư dân chặt phá nay chỉ còn khoảng 10% diện tích đất tự nhiên, nhiều loài cây cùng với chim, thú đã không còn xuất hiện. Các đặc sản nổi tiếng tự nhiên của xã Hương Sơn như mơ, rau sắng đã vắng bóng dần. Để bảo vệ các nguồn lực tự nhiên này, cần thực hiện các biện pháp:

Ngăn cách các khu bảo vệ các diện tích rừng hiện có. Song song với việc trồng rừng phủ kín các diện tích còn trống, cải tạo các quang cảnh cây xanh trong khu vực để tăng thêm mức độ hấp dẫn đối với KDL, phát triển du lịch văn hóa theo hướng



“du lịch sinh thái văn hóa”- đón khách đến trải nghiệm giá trị văn hóa đồng thời bảo vệ và phát triển các nguồn gen thực vật quý hiếm, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học khu vực qua doanh thu từ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Hệ thực vật thuỷ sinh trên suối Yến và các mặt nước trong vùng là bức tranh phong phú gây ấn tượng mạnh đối với KDL trên đường hành hương vào cõi tâm linh, do vậy cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thủy sinh này để KDL lúc ra về luôn ghi nhớ về bức tranh sơn thuỷ hữu tình Hương Sơn.

Về nguồn tài nguyên động vật: Xã Hương Sơn trước kia đã có nhiều động vật quý hiếm nhưng do không có phương án bảo vệ các loài động vật trước nạn săn bắn của cư dân địa phương nên đến nay đã có nhiều loài không còn xuất hiện nữa. Do vậy cần thiết phải có các quy định trong việc theo dõi, các biện pháp xử lý các vi phạm bảo vệ động vật, đồng thời phải có kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc một số loài phù hợp, góp phần bảo toàn đa dạng sinh học, tăng thêm mức độ hấp dẫn cho KDL tham quan, đồng thời phát triển thêm sản phẩm kinh tế du lịch địa phương.

Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 19

Nguồn ngư sản xã Hương Sơn vốn rất dồi dào, tuy nhiên biện pháp khai thác thiếu bảo tồn và không thân thiện với môi trường khi mưu sinh du lịch sau năm 1990 đã dẫn tới tình trạng suy kiệt tài nguyên. Do đó, bên cạnh các biện pháp gây giống, phát triển nguồn lực này, cũng cần tham khảo cách làm của một số quốc gia phát triển (Mỹ, Đức) trong việc: đề ra quy định về trọng lượng và kích cỡ, cũng như biện pháp khai thác để tránh tình trạng tận diệt môi sinh, không có khả năng phục hồi nguồn lực mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch.


Tiểu kết


Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, xác định những nguyên nhân biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn thông qua hoạt động du lịch- nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp như sự phát triển của dòng khách đến Hương Sơn, chính sách phát triển du lịch của địa phương, nhận thức về vai trò văn hóa truyền thống với người dân địa phương trong bối cảnh phát triển du lịch…và căn cứ vào cơ sở lý luận cũng như những cơ sở thực tiễn ở xã Hương Sơn, NCS đã mạnh dạn bàn luận về các vấn đề tồn tại nhằm đưa hoạt động du lịch phát triển gắn với việc bảo lưu các giá trị văn hóa mưu sinh đặc sắc ở địa phương.

Để thực hiện được những giải pháp trên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý DL, chính quyền và người dân địa phương để đảm bảo lợi ích công bằng cho các chủ thể và khách thể tham gia khi hoạt động mưu sinh DL được đẩy mạnh.

Thực hiện được những giải pháp trên sẽ giúp CDXHS thúc đẩy được hoạt động mưu sinh trong bối cảnh phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cao cũng như tạo thêm công ăn việc làm, đồng thời bảo tồn được những giá trị văn hóa mưu sinh truyền thống vẫn luôn gắn bó và không thể thiếu được trong cuộc sống của cư dân xã Hương Sơn. Bảo tồn được những giá trị VHMS truyền thống còn giúp CDXHS giảm thiểu vấn đề thương mại hóa khi phát triển du lịch, để xã Hương Sơn luôn trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.


KẾT LUẬN


1) Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành của văn hóa học... từ đó xác lập hệ thống những lý luận nghiên cứu như: khái niệm VHMS; BĐVHMS; BĐVHMS trong bối cảnh phát triển du lịch Hương Sơn. Trên khung lý thuyết đó, nhận diện VHMS của CDXHS trước khi phát triển du lịch, thực trạng của SBĐVHMS trong bối cảnh phát triển du lịch. Để làm rõ hơn về những BĐVHMS sau khi du lịch phát triển ở xã Hương Sơn sau những năm 1990, luận án cũng dựa trên khung lý luận so sánh VHMS trước và sau năm 1990 (trong bối cảnh phát triển du lịch).

2) Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là điểm du lịch lễ hội, tâm linh quốc gia đặc biệt, nằm ở phía nam Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 62 km. CDXHS có mặt ở nơi đây từ rất sớm, cách đây hàng vạn năm. Trước những năm 1990, đời sống cư dân còn nhiều khó khăn do bối cảnh chung của xã hội, đất nước mới thoát khỏi khó khăn, điều kiện xã hội còn lạc hậu, với những công cụ mưu sinh đơn sơ và phương thức tiếp cận mưu sinh dựa vào điều kiện tự nhiên đã làm cho đời sống mưu sinh của cư dân phụ thuộc tự nhiên. Từ năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt nền móng cho sự nghiệp đổi mới đất nước, hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng được coi là thời điểm Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới. Sau năm 1990, cùng với sự tác động, ảnh hưởng của các đường lối khách quan, vai trò của DL được khẳng định trong đời sống của cư dân đã tác động, ảnh hưởng và biến đổi đời sống VHMS của nhiều vùng di sản VH, trong đó có vùng di sản văn hóa Hương Sơn.

3) Trong bối cảnh phát triển du lịch từ sau năm 1990, CDXHS đã sớm nhận ra các cơ hội phát triển đời sống MS thông qua việc chuyển đổi các nghề nghiệp gốc từ nông nghiệp chủ đạo sang dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của KDL; thay vì việc cố lưu giữ những nghề nghiệp truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp, không còn phù hợp, cho năng năng suất lao động thấp. Những biểu hiện của SBĐVHMS của CDXHS, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trên nhiều phương diện ứng xử của cộng đồng cư dân với: các nguồn lực mưu sinh, văn hóa thể hiện trong các hoạt



động và trong nghi lễ gắn với mưu sinh.

Trong bối cảnh phát triển du lịch, các nguồn lực mưu sinh tự nhiên của CDXHS, huyện Mỹ Đức đã bị tác động biến đổi mạnh mẽ, tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp cả nghĩa đen và nghĩa bóng, diện tích rừng bị xâm lấn, khai thác thiếu kiểm soát nên số lượng loài động - thực vật ngày càng suy giảm do ứng xử thiếu sự điều tiết và phục hồi nguồn lực tự nhiên; bối cảnh phát triển du lịch và điều kiện không thuận lợi cho làm du lịch cũng khiến tài nguyên đất nông nghiệp trồng lúa trước đây bị thu hẹp và biến đổi: đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất vườn, trang trại để nuôi, trồng những giống cây trồng vật nuôi theo quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tiêu thụ sản phẩm du lịch tại địa phương cũng như khách du lịch mua về làm quà du lịch. Tài nguyên nước, ngư sản và tận diệt và ô nhiễm do hoạt động mưu sinh của cộng đồng cư dân, khi chỉ tập trung vào hiệu quả kinh tế mà quên ứng xử hài hòa với di sản, môi trường sống của chính mình, những quy hoạch trên diện rộng toàn xã tập trung vào mục tiêu mưu sinh cộng đồng đúng như bối cảnh phát triển du lịch đang diễn ra.

Phương thức mưu sinh của cộng đồng CDXHS cũng biến đổi về “hình thức” lẫn “nội dung”, từ công cụ mưu sinh đơn sơ cho năng suất lao động thấp đã tiếp biến sang những công cụ mưu sinh hiện đại, cho năng suất cao hơn. Công nghệ đã được áp dụng vào phương thức mưu sinh để giảm thiểu sức lao động cho con người; Bên cạnh đó, bối cảnh phát triển du lịch cũng là căn nguyên xuất hiện những nghề nghiệp mưu sinh du lịch mới thay cho những nghề nghiệp “trọng nông, trọng lâm, trọng ngư” chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên như trước đây. Hệ thống những nghề mưu sinh mới trong du lịch ra đời mang lại thu nhập lớn hơn, cải thiện đời sống của cộng đồng cư dân như: nghề kinh doanh các dịch vụ ăn uống, lưu trú, kinh doanh đồ lễ, nghề hướng dẫn viên, nghề sắp lễ cho KDL, chèo đò, “nghề” kích cá điện… Cũng trong bối cảnh du lịch đó, trình độ mưu sinh của cư dân được nâng lên, các mối quan hệ mưu sinh được mở rộng trên nền các mối quan hệ tại địa phương như trước đây, chính điều đó đã tạo cơ hội phát triển các ngành nghề, mối quan hệ mưu sinh


mới của CDXHS. Người dân nghèo đói dần thoát nghèo, làm chủ đời sống và xuất hiện những cư dân có thu nhập kinh tế và đời sống cao từ bối cảnh phát triển du lịch. Bối cảnh phát triển du lịch cũng tác động biến đổi các nghi lễ mưu sinh trong đời sống văn hóa, xã hội ở Hương Sơn trong gia đình, cộng đồng, di sản trong bối cảnh hội nhập và phát triển du lịch toàn cầu hóa, địa phương hóa hiện nay.

4) Tuy nhiên, bối cảnh phát triển du lịch cũng tồn tại những tác động trái chiều, khó kiểm soát do những hoạt động mưu sinh, ứng xử của cộng đồng cư dân với các nguồn lực mưu sinh chưa có sự kiểm soát, cân bằng với các mục tiêu phát triển và các nguồn lực mưu sinh hợp lý, từ đó tác động trở lại đến sự phát triển, tiềm ẩn bối cảnh mưu sinh du lịch không bền vững trong tương lai ở xã Hương Sơn do: vấn đề thời vụ du lịch lễ hội tập trung vào 3 tháng đầu năm, tiềm ẩn những nguy cơ về sức ép lên di sản văn hóa - nguồn lực tự nhiên mưu sinh; vấn đề về những điều kiện, đòi hỏi của bối cảnh phát triển du lịch bền vững với những đòi hỏi về chất lượng nguồn lực mưu sinh con người trong bối cảnh phát triển du lịch giai đoạn hiện nay, vấn đề phát triển nguồn lực xã hội, sử dụng nguồn lực tài chính, bảo tồn nguồn lực vật chất trong sự phát triển du lịch và sự bảo tồn VHMS bền vững…

Bối cảnh phát triển du lịch đã tác động đến VHMS của CDXHS trên nhiều phương diện. Đó là hệ quả tất yếu của quy luật vận động về kinh tế, dẫn đến sự biến đổi về văn hóa và xã hội ở các làng quê nông nông nghiệp truyền thống trong đó có CDXHS trong bối cảnh phát triển du lịch. Trong năm nguồn lực VHMS, nguồn lực con người, NCS vẫn khẳng định là nguồn lực văn hóa quan trọng nhất bởi: con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa- “vì lẽ sinh tồn cũng như nhu cầu của cuộc sống”: con người nói chung và cộng đồng CDXHS là chủ thể liên kết, sáng tạo, phát triển các nguồn lực mưu sinh của chính họ, nhưng ngược lại họ cũng có thể là chính nguy cơ tiềm ẩn của bối cảnh không bền vững về mưu sinh nếu bản thân họ, những người chủ của di sản văn hóa Hương Sơn không hài hòa được sự bảo tồn, sự kiểm soát đi đôi với sự phát triển 5 nguồn vốn mưu sinh, để 5 nguồn lực VHMS trở thành một vòng quay hữu cơ, vận động và phát triển bền vững.


5) Cuối cùng, trong phạm vi luận án, NCS mong muốn: những kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể là những đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu văn hóa học nói chung và giải quyết được phần nào tiền đề về cơ sở và lý luận cho các nhà quản lý văn hóa về sau có thể tham khảo trong việc đưa ra những giải quyết triệt để hơn các vấn đề tồn tại của SBĐVHMS trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững, để VHMS- du lịch xã Hương Sơn có thể đan xen, tồn tại; khắc phục được những mặt trái của sự phát triển tác động trở lại của du lịch với VHMS bền vững ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Đỗ Hải Yến (2016), “Farm tour, Mỹ- một loại hình du lịch mới gắn với việc khắc phục tính thời vụ trong nông nghiệp Việt Nam (Farm tour in America, a new tourism model that can deal with the short term characteristic of Vietnamese agriculture)”, Hội thảo khoa học quốc tế về “Các loại hình du lịch hiện đại”, ISBN: 978 604 73 46455; tr 672- 677.

2. Đỗ Hải Yến (2017), “Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn trong phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (399), tr 68- 69.

3. Đỗ Hải Yến (2017), “Phát huy giá trị văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (400), tr 34- 37.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí