Trong Khắc Phục Tính Thời Vụ Du Lịch Lễ Hội Hương Sơn



chính sách tài nguyên và môi trường hợp lý trong mọi lĩnh vực của hoạt động du lịch; đề ra các nguyên tắc xây dựng phương án phòng ngừa các sự cố về tài nguyên, môi trường trong xây dựng và phát triển dự án mới; đảm bảo nguyên tắc giới hạn sức chứa lãnh thổ xác định.

Trước năm 1990, xã hội còn lạc hậu, phương thức mưu sinh của cộng đồng CDXHS chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Phương thức này còn duy trì trong khai thác và biến đổi về cách thức cho đến ngày nay một cách thiếu kiểm soát hữu hiệu. Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, do nhu cầu ngày càng cao của KDL về thực phẩm, thịt thú rừng… việc khai thác thiếu bảo tồn của CDXHS đã khiến các nguồn lực tự nhiên ngày càng suy kiệt. Nếu cứ kéo dài tình trạng khai thác và quản lý chưa thực sự hiệu quả này trong những năm tiếp theo, các nguồn lực tự nhiên Hương Sơn sẽ đi về đâu?

Bên cạnh đó, theo thông tin từ BQL Di tích xã Hương Sơn, từ năm 2000 đến năm 2005, tại xã có hơn 1000 đầu kích điện đánh cá. Đối với sự biến đổi trong thu nhập tác động đến đời sống cộng đồng cư dân, từ đánh giá của cư dân “nghề” kích cá điện: con số thống kê này phản ánh một nguồn thu nhập khá tốt và ổn định cho một bộ phận cư dân làm “nghề” này vì lợi ích kinh tế mang lại tương đối lớn. Tuy nhiên, từ phương diện VHMS bền vững trong cộng đồng cư dân do tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, con số thống kê này nói lên một thực trạng đáng lo ngại và không dễ giải quyết được khi một bộ phận cư dân duy trì việc khai thác thiếu tầm nhìn, thiếu kiểm soát với những công cụ mưu sinh tận diệt như vậy trong sự bảo tồn VHMS bền vững và bối cảnh phát triển của cộng đồng trong tương lai. Đó là những câu hỏi đặt ra, cần những lời giải đáp bằng những hành động có trách nhiệm của ban quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân đối với các nguồn lực mưu sinh tự nhiên trong tương lai.

4.3.3. Trong khắc phục tính thời vụ du lịch lễ hội Hương Sơn

Hoạt động du lịch xã Hương Sơn phát triển sôi động từ thời điểm giao thừa, trải dài đến hết 3 tháng âm lịch xuân hội. Trong năm, vào các dịp lễ tết, ngày nghỉ, ngày cuối tuần vẫn rải rác có KDL đến tham quan, vãn cảnh, học tập. Vào cuối



năm, theo tập quán của những KDL tâm linh, nhiều người đến Hương Sơn để “lễ tạ”. Đó là những thời điểm du lịch Hương Sơn phát triển sôi động. Gần đây, xã Hương Sơn còn có thêm dịch vụ “du lịch chụp ảnh hoa sen, hoa súng” cho KDL đến vãn cảnh, chụp ảnh ở Hương Sơn… Mặc dù có một số thời vụ du lịch nhất định như đã nêu trên, nhưng sôi động và chủ yếu, cũng như chi phối mạnh mẽ nhất mới tập trung vào 3 tháng xuân hội đầu năm. Theo thống kê của UBND xã Hương Sơn, thời vụ du lịch xuân hội đem lại thu nhập chủ yếu hàng năm cho CDXHS. Lượng KDL tham gia vào du lịch lễ hội năm 2016 và 2017 đông đến mức: mặc dù con đường bê tông từ bãi đỗ xe ra bến đò đã được mở rộng hơn nhiều so với trước năm 1990, cáp treo tăng cường lên xuống, nhưng nhiều KDL vẫn không di chuyển được lên động Hương Tích vào chính hội. Trong khi vào các thời gian khác trong năm, lượng KDL đến du lịch lại rất hạn chế, từ đó hoạt động mưu sinh của người dân bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân có ngày còn “không được đồng nào” (thợ chụp ảnh và chèo đò Hương Sơn, chị N, 9/2017). Sự mất cân đối về lượng KDL các thời gian trong năm gây tác động tiêu cực lên nguồn lực tự nhiên, khi cùng một thời điểm phải “gánh” lượng KDL tham quan quá đông; trong khi những thời điểm du lịch khác lại không có KDL đến tham quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, sự phát triển DL có tính thời vụ ở Hương Sơn cũng có những tác động, ảnh hưởng đến VHMS của cộng đồng cư dân khi: CDXHS bằng nhiều cách để mưu sinh, tăng thu nhập từ xuân hội, nhưng trong năm do không có KDL, không có thu nhập, nên nhiều hộ gia đình phải đi vay nặng lãi, lô đề, mắc tệ nạn xã hội… Như vậy, từ vấn đề thời vụ du lịch, thu hút sự vận động từ nhân tố xã hội (khách du lịch) và sự cộng hưởng từ các chủ thể VHMS (không có việc làm vào các dịp khác trong năm) đã là khởi nguồn, tiềm ẩn SBĐ VHMS không bền vững, khi vấn đề thời vụ du lịch Hương Sơn chưa được giải quyết.

Trong những năm gần đây, vào những tháng du lịch vắng khách, ở Hương Sơn xuất hiện thêm các yếu tố hấp dẫn đối với KDL đến Hương Sơn như mùa hoa sen, mùa hoa súng, nhưng hiện nay chưa có dự án, hay chương trình chính thức nào để phát huy thế mạnh tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch của địa phương vào mùa thấp điểm. Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa thực hiện còn chậm, dù đã

Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch - 17



được phê duyệt. Điều đó cho thấy giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại Hương Sơn chưa được quan tâm giải quyết hữu hiệu và kịp thời trong công tác quản lý.

4.3.4. Trong công tác phát huy nguồn lực xã hội

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa xã hội đã tạo ra những điều kiện gia tăng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền du lịch. Trên thực tế, kinh nghiệm phát triển nhiều vùng di sản trên thế giới của nhiều cộng đồng cư dân cho thấy: trong bối cảnh hội nhập văn hóa và du lịch toàn cầu hiện nay, các vùng di sản biết tận dụng nguồn lực xã hội như: các quan hệ trong xã hội (bài học vận dụng mạng xã hội của cư dân Latinh, vùng Trung Mỹ tr.11), cách liên lạc, kết nối, khai thác các quan hệ trong xã hội; hay cách tiếp cận KDL các vùng miền, quốc gia khác nhau để quảng bá du lịch, tiếp nhận KDL quốc tế; phát triển nguồn vốn xã hội để tạo cơ hội mưu sinh cho cộng đồng. Lợi ích của nguồn lực xã hội khó đo đếm và mang lại hiệu quả thiết thực cho sản phẩm du lịch địa phương. Do đó, chú trọng phát triển nguồn lực xã hội của CDXHS hiện nay là việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, trong công tác phát triển các nguồn lực xã hội cũng cần chú trọng các biện pháp kiểm soát an ninh mạng xã hội từ đầu để giảm thiểu những biến đổi tiêu cực do mặt trái của sự phát huy nguồn lực xã hội mang lại, kiến tạo VHMS bền vững trong phương thức mưu sinh của cộng đồng cư dân.

4.3.5. Trong hành lang pháp lý để phát triển văn hóa mưu sinh truyền thống bền vững

Mặc dù mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Hương Sơn là phát triển du lịch, mà định hướng sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch văn hóa, nhưng vấn đề phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa cộng đồng hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập từ các cấp chính quyền địa phương đến cấp trên. Cụ thể:

Nhận thức của các ngành, các cấp và của cộng đồng cư dân về vai trò, ý nghĩa của các giá trị văn hóa cộng đồng đã được quan tâm nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, và chưa được cụ thể bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình kịp thời. Đơn cử như: các hoạt động tự ý xây dựng các chùa giả, động giả đã được giải quyết sau khi truyền thông lên án, nhưng vấn đề các cụ Từ trông coi đền lợi dụng vai trò



của mình để cho người nhà vào bán hàng ở các vị trí đắc địa với giá bán cao cho KDL vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa được giải quyết hữu hiệu và kịp thời; còn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé ”- tình trạng chèn ép của chủ thể MS lớn lên cá thể MS nhỏ trong môi trường VHMS xã Hương Sơn.

Bên cạnh đó, công tác phát triển và bảo tồn các giá trị VH còn mang tính hình thức. Chủ thể chịu trách nhiệm còn thiếu chuyên môn và các biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình hình. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VH cộng đồng còn thiếu định hướng, thiếu chính sách, chế tài mới để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng cư dân địa phương. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa thật sự hữu hiệu trong nhiều vấn đề bảo tồn, phục hồi VH như: tìm kiếm và phục hồi, làm hấp dẫn các yếu tố VH gốc trong bối cảnh phát triển DL.

Trong giới thiệu, tổ chức khai thác các giá trị VH cộng đồng còn đơn điệu, chưa hiệu quả, chưa kết hợp tốt giữa khai thác di sản VH vật thể với di sản VH phi vật thể. Đơn cử trong hướng dẫn tại điểm còn tồn tại tình trạng thiếu hụt số lượng HDVDL địa phương vào mùa lễ hội, trình độ HDVDL không đồng đều, công tác hướng dẫn cho KDL hiện nay chủ yếu thông qua những người chèo đò kiêm nhiệm thêm việc hướng dẫn du lịch trên bến. Việc cho phép các “HDVDL không chuyên”, chưa qua đào tạo nghiệp vụ như vậy dẫn đến sự thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp văn hóa của người làm du lịch, việc cung cấp cho KDL ý thức với môi trường cũng không có, do vậy trên đò, nhiều KDL còn xả rác tự do, văn hóa giao tiếp với KDL dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Trong công tác khai thác du lịch xã Hương Sơn dịp xuân hội, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Trong hoạt động du lịch năm 2016, ban tổ chức đã có số điện thoại đường dây nóng để tố giác tội phạm lễ hội, nhưng do phối hợp chưa chặt chẽ, di tích tham quan lại rộng lớn, nên vẫn tồn tại các hành vi phản cảm hầu như năm nào cũng bị truyền thông lên án như: ăn xin, bán thuốc giả, chặt chém...

Bên cạnh đó là sự tác động của VH ngoại lai do KDL mang đến đã làm nhạt nhòa đi các giá trị văn hóa cộng đồng của cư dân địa phương. Môi trường tác động và những



bất cập trong việc phát triển văn hóa cộng đồng đã làm BĐVH cộng đồng cư dân tại Hương Sơn trong đó, rõ nét là SBĐ giá trị của VHMS.

4.3.6. Trong khai thác các nguồn lực vật chất trong du lịch


Trong bối cảnh phát triển du lịch sau năm 1990, nhiều nguồn lực vật chất đã được tu sửa, phát triển và cũng đã có sự xử lý kịp thời với các di tích giả, đánh lừa KDL. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong khai thác và sử dụng nguồn lực vật chất mưu sinh du lịch ở xã Hương Sơn hiện nay như: việc quy hoạch, xây dựng một số công trình còn vội vàng, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch Hương Sơn; Việc sửa chữa một số tượng thờ trong các đình, đền… còn chưa tìm đúng những nghệ nhân có chuyên môn cao nên chưa giữ được các giá trị mỹ thuật lịch sử của di tích và đối tượng được thờ; sự quy hoạch đồng bộ các “di sản trong đời sống cộng đồng” còn chưa tính đến nên phát triển không đồng bộ, khoa học. Hay việc xây dựng con đường bê tông hóa dẫn vào bến đò còn chưa tính toán tương xứng với khả năng phát triển của dòng KDL Hương Sơn vào mùa lễ hội. Tình trạng sinh hoạt hàng ngày của người dân sống gần di tích còn tác động tiêu cực đến các di sản văn hóa vật thể. Bên cạnh đó, mặc dù đã có cáp treo hỗ trợ KDL lên Hương Tích, nhưng do Hương Tích cũng là một trung tâm phật giáo nên lượng KDL tín tâm muốn tự mình đi bộ lên trên trên Hương Tích vẫn còn rất nhiều. Nhưng những đoạn đường nguy hiểm dẫn lên di tích vẫn chưa được xử lý an toàn triệt để, còn nhiều chỗ đất trơn, trượt, nguy hiểm, nhất là vào dịp xuân hội - khi tiết thời ẩm ướt. Cũng chưa đủ ánh sáng hỗ trợ cho KDL nếu lỡ xuống muộn. Các nhà vệ sinh “tự tạo” thu phí cạnh di tích khá nhiều gây mất cảnh quan và ảnh hưởng đến di sản văn hóa.

4.4. Bàn luận về chiến lược phát huy giá trị văn hóa mưu sinh


4.4.1. Phát triển nguồn lực con người trong cộng đồng cư dân


Cộng đồng cư dân là người thúc đẩy, thu lợi, bảo tồn tài nguyên di sản của chính họ và địa phương… do đó nguồn lực con người này đóng vai trò trung tâm trong vấn đề phát triển VHMS truyền thống. Tuy nhiên, cộng đồng CDXHS có



những đặc thù riêng so với các vùng di sản văn hóa khác, do vậy để giải quyết vấn đề phát triển nguồn lực con người ở Hương Sơn cần có những chu trình nhất định:

- Thứ nhất, cần đề cao vai trò chủ thể từ cộng đồng CDXHS: Trong chiến lược phát huy giá trị VHMS, để tháo gỡ từ các vấn đề khó khăn trong cộng đồng, cần đề cao các sáng kiến, để tìm ra “các nguyên nhân” và các giải pháp các phương án khôi phục văn hóa truyền thống, chú trọng các giá trị văn hóa bản địa, không gây hại cho môi trường trong mưu sinh cộng đồng cư dân. Cộng đồng cư dân địa phương cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào các quá trình phát triển du lịch như: cùng chính quyền hoạch định chính sách phát triển du lịch, cùng hoạt động mưu sinh và chia sẻ lợi ích thỏa đáng từ du lịch...

Để du lịch dựa vào cộng đồng đạt được kết quả, cần trao cho cộng đồng cư dân quyền làm chủ di sản, trách nhiệm bảo vệ di sản của mình, chính quyền cần có các biện pháp để cộng đồng cùng tham gia vào trong các công tác: bảo tồn di sản, phát triển VHMS trong cộng đồng… Chỉ khi phát triển của du lịch đi đôi với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, VHMS cộng đồng cư dân mới thực sự bền vững. Cần tập trung vào một số vấn đề:

+ Thông qua các phương tiện truyền thông trong xã và đến từng cá nhân, hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng về hoạt động DL của cộng đồng cư dân có trách nhiệm. Đề cao vai trò cá nhân trong các mục tiêu cụ thể mà chính quyền địa phương cùng thống nhất thực hiện, làm cho cư dân nhận thức được rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích của họ với sự phát triển bền vững về du lịch ở Hương Sơn qua việc cùng chia lợi ích với cộng đồng, khen thưởng những hành vi, cá nhân có sáng kiến, hành động tích cực trong mưu sinh du lịch cộng đồng…

+ Phục dựng các yếu tố VH dân gian truyền thống cộng đồng, thông qua các phương tiện đại chúng và công ty lữ hành DL để xúc tiến quảng bá về DL văn hóa cộng đồng CDXHS trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và công ty lữ hành DL. Chú trọng thời gian quảng bá, thu hút KDL vào các dịp vắng KDL trong năm.

+ Phát triển các dịch vụ du lịch gắn với cộng đồng tạo ra thu nhập và các lợi ích cho mưu sinh từ cộng đồng trong sự quản lý như: HDVDL địa phương, làng du



lịch, chế tác đồ lưu niệm Hương Sơn hay cùng ngư dân tạo ra các bẫy bắt cá dân gian để KDL trải nghiệm việc đánh bắt cá theo phương thức thủ công truyền thống trong sự kiểm soát và quản lý về môi sinh, môi trường văn hóa.

+ Chú ý đến vấn đề xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của gia đình (do nước ngầm ở khu vực Hương Sơn có độ nhiễm mặn)... cũng như phát triển các dự án giáo dục cộng đồng về tác động của du lịch, về du lịch bền vững... để CDXHS nhận thức được vai trò của mưu sinh du lịch bền vững đối với đời sống văn hóa của chính CDXHS.

+ Cung cấp thông tin về các dự án, các văn bản, chính sách pháp luật, chiến lược phát triển du lịch cho cộng đồng cư dân để cư dân hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như những nguy cơ từ mưu sinh du lịch chộp giật, qua đó công tác quản lý qua cộng đồng được nâng lên.

- Thứ hai là duy trì công tác phát triển nhận thức cộng đồng: Việc phát triển nguồn lực con người Hương Sơn qua việc duy trì các lớp nhận thức, kĩ năng, thái độ của người làm du lịch cũng là việc làm cần thiết. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã phối hợp với địa phương tổ chức một số lớp tập huấn cho cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch về văn hoá du lịch nhưng các lớp học này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đạt được mục tiêu làm thay đổi nhận thức về du lịch cộng đồng cho cư dân địa phương do tổ chức còn rời rạc, chưa định kì và nhắc lại. Để tạo ra sự bền vững về VHMS trong cộng đồng cư dân, việc phát triển ý thức cộng đồng, duy trì các lớp bồi dưỡng nhận thức cho cộng đồng cư dân vào các thời điểm thấp vụ du lịch để đạt chất lượng nguồn lực con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng để hướng tới bối cảnh phát triển du lịch bền vững ở xã Hương Sơn.

CDXHS đã có ý thức về những cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh cùng nguồn thu nhập mà du lịch mang lại. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về làm du lịch bền vững còn hạn chế. Do đó CDXHS mới chú ý khai thác các tài nguyên du lịch nhằm thu lại lợi nhuận mà chưa để ý đến vấn đề cốt lõi là tính cộng đồng trong DL. Góc nhìn nhận du lịch trên quan điểm phát triển bền vững chưa được hình thành và phát triển



trong nhận thức của cư dân địa phương. Trong khi đó, ý thức nhận thức của CDXHS về DL cộng đồng đối với hoạt động DL có vai trò quan trọng quyết định tính bền vững của di sản VH Hương Sơn. BQL di tích và chính quyền địa phương cần thực tiễn hóa các gợi ý và tham luận nêu trên, cũng có thể từ việc lắng nghe ý kiến của cộng đồng, BQL cần có những biện pháp phù hợp khác để khuyến khích, phát triển nguồn lực con người, để CDXHS phát huy ý thức với vấn đề phát triển DL mang tính bền vững, để họ thấy được phát triển DL bền vững là một xu thế tất yếu, để tự giác tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước ở Hương Sơn.

4.4.2. Tạo ra các thời vụ mưu sinh du lịch mới trong năm


KDL đến Hương Sơn tập trung vào 3 tháng đầu năm, trong khi những tháng tiếp theo trong năm hoạt động du lịch lại kém sôi động. Từ đó gây ra những tác động không ổn định về thời vụ mưu sinh những tháng tiếp theo; những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, cơ sở hạ tầng, vật chất xã hội, nhà quản lý khó xây dựng được một cơ chế quản lý điểm ổn định khi các đối tượng tham gia dễ dàng biến động bởi tính thời vụ du lịch lễ hội và tác động trực tiếp đến tính bền vững của hoạt động VHMS. Để cải thiện tính thời vụ mưu sinh và phát huy những giá trị văn hóa của Hương Sơn trong hoạt động du lịch của cộng đồng CDXHS có thể:

- Ban Quản lý và chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia sáng tạo ra các mùa vụ MS mới từ văn hóa dân gian vào các thời gian du lịch khác trong năm.

- Xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng dựa vào nguồn lực tự nhiên để hấp dẫn KDL vào thời gian thấp điểm của du lịch lễ hội Hương Sơn như: “lễ hội sen chùa Hương” (từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm), phát triển du lịch sinh thái, dân gian kết hợp chụp ảnh sen chùa Hương cho KDL.

Tương tự như vậy với mùa hoa súng trên suối Yến. Có thể phối hợp cùng cộng đồng để tạo ra các sản phẩm du lịch và các sự kiện VH, mang bản sắc của Hương Sơn trong năm như “lễ hội hoa súng chùa Hương” như cách làm của Hà Giang với “lễ hội tam giác mạch Hà Giang” vào thời điểm thấp vụ du lịch.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí