sự quan tâm lớn của các học giả và đem lại nhiều kết quả lý thú. Các nghiên cứu về dòng họ của người Hmông đều khẳng định rằng thiết chế dòng họ là điểm cốt lõitrong xã hội người Hmông, có vai trò cố kết cộng đồng cũng như trong việc quản lý xã hội (Vương Duy Quang 1987, Phạm Quang Hoan 1994,Hồ Ly Giang 2013)
Vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ của người Thái cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Cầm Trọng (1977) về “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở vùng Tây Bắc” phân tích mối quan hệ: ải nọng, lúng ta, nhính xao. Ba họ này có mối quan hệ mật thiết với nhau trên cả huyết thống và các mối quan hệ khác quanh nó. Đó là không phải anh cũng là em; chẳng phải họ bên vợ cũng là họ bên mẹ, bên bà; không phải họ bên nội cũng là họ dâu gia. Tác giả Vi Văn An có bài viết “Đôi nét về dòng họ người Thái vùng đường 7, tỉnh Nghệ Tĩnh” (1988) chỉ ra sự khác nhau trong quan hệ dòng họ của ba nhóm: ải nọng, lúng ta, nhính xao. Tác giả cho rằng, mặc dù dòng họ vẫn tồn tại nhưng có sự thay đổi sâu sắc bên cạnh sự bảo lưu đậm nhạt khác nhau giữa các nhóm người Thái. Sự khác biệt trong quan niệm, luật tục liên quan đến dòng họ và mối quan của ba nhóm dòng họ trên trong các nhóm Thái vùng đường 7 với nhóm Thái Quỳ Châu và Thái Tây Bắc có thể giải thích bằng sự du cư của người Thái từ những con đường và thời điểm khác nhau. Do vậy, những tục lệ liên quan đến dòng họ không còn bền vững. Nghiên cứu của cũng cho rằng mỗi bản người Thái thường có một hoặc hai họ lớn được coi là họ gốc. Xung quanh họ này có nhiều họ khác có quan hệ dâu gia với họ lớn. Biểu hiện tập trung nhất trong quan hệ dòng họ của người Thái là ý thức về ông tổ chung và các nghi lễ tôn giáo chung của dòng họ.
Đối với dòng họ của người Nùng, Luận án Tiến sĩ của Lê Minh Anh (2014) gần đây nghiên cứu về “Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)” có thể xem là một công trình chuyên sâu về chủ đề này. Tác giả phân tích khá chi tiết về dòng họ người Nùng Phàn Slình ở Cao lộc với những quan niệm, đặc điểm, cấu trúc và vai
trò của cá nhân trong dòng họ. Đồng thời tác giả làm rõ mối quan hệ dòng họ trong đời sống tín ngưỡng, trong hoạt động kinh tế và trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nét đặc trưng của dòng họ người Nùng Phàn Slình thể hiện ở sự phân biệt các chi họ thông qua số lượng chén thờ, cách thức cúng, hệ thống tên đệm. Trong các chức năng, quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình, tín ngưỡng dòng họ đóng vai trò quan trọng trong cố kết cộng đồng. Bên cạnh tín ngưỡng, hoạt động tương trợ cũng là chức năng lớn của quan hệ dòng họ. Hai chức năng này trong quan hệ dòng họ đã tạo nên mạng lưới quan hệ của cá nhân và gia đình. Mối quan hệ này không chỉ ở bên nội mà còn ở họ ngoại và họ vợ/chồng; không chỉ ở cộng đồng thôn bản mà trong nhiều trường hợp còn vượt ra ngoài phạm vi thôn bản, thậm chí xuyên biên giới. Cũng giống ở người Hmông, quan hệ dòng họ góp phần củng cố sự cố kết tộc người ở người Nùng Phàn Slình.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về dòng họ của các dân tộc thiểu số như: người Mường, người Pa Cô, người Ê đê, người Hrê, người Tà ôi, người Vân Kiều,…Tổng quan các nghiên cứu cho thấy dòng họ trong đời sống của bất kỳ dân tộc nào cũng đều có vị trí quan trọng nhất định kể cả trong truyền thống và hiện đại. Quan hệ dòng họ đều chi phối đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc. Do vậy, nghiên cứu về dòng họ là việc làm cần thiết để phát huy hết vai trò của nó trong đời sống cộng đồng và trong xây dựng, giữ gìn, bảo lưu truyền thống văn hóa tộc người ở nước ta. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về dòng họ ở các tộc người thiểu số ở nước ta cho đến nay thường phân tích các đặc điểm, cấu trúc, chức năng và quan hệ dòng họ ở trạng thái tĩnh, chưa làm nổi bật được những biến đổi trong quan hệ dòng họ của các tộc người trong các thời kỳ, đặc biệt là từ Đổi mới (1986) đến nay.
1.1.2 Nghiên cứu vềdòng họ của người Tày.
Người Tày là một tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, có vai trò, vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam nói
chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, từ lâu dân tộc Tày đã được nhiều giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Đến nay, số lượng các nghiên cứu bao gồm các đầu sách, báo, tạp chí khoa học về người Tày ngày càng nhiều, với nội dung phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, phần đông trong số này là các tác phẩm văn học, công trình sưu tầm, biên dịch, ngôn ngữ, truyện cổ, truyện dân gian, các bài hát, bài lượn của người Tày. Còn lại số ít là công trình nghiên cứu đề cập đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người này.
Vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ của người Tày đến nay mới chỉ được đề cập trong các nghiên cứu nhỏ lẻ, còn mang tính tổng quan, khái quát và nặng về mô tả Dân tộc học ở dạng tĩnh (Viện Dân tộc học 1978; 1992, Hoàng Quyết 1995, Lã Văn Lô, Hà Văn Thư 1984,…).
Trong công trình nghiên cứu: “Đến với người Tày và văn hóa Tày” của La Công Ý (2010), tác giả phân tích dòng họ người Tày gồm nhiều tên họ khác nhau. Thành viên trong họ là những người cùng chung huyết thống và một ông tổ. Các dòng họ lớn thường chia thành các chi nhỏ, trong họ người đứng đầu gọi là trưởng tộc. Dòng họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày.Do công trình này nghiên cứu khái quát về mọi mặt đời sống của người Tày, nên phần dòng họ vẫn còn mờ nhạt, chưa chuyên sâu, chủ yếu mang tính mô tả và nặng về yếu tố truyền thống. Tuy nhiên, tác giả cũng đã phần nào cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về dòng họ của người Tày.
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 1
- Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 2
- Khái Quát Về Người Tày Và Địa Bàn Nghiên Cứu
- Dòng Họ Của Người Tày Ở Xã Quang Lang
- Số Hộ Gia Đình Thuộc Các Dòng Họ Trên Địa Bàn Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Luận án Tiến sĩNhân học của Bế Văn Hậu(2012): “Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày Lạng Sơn trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội”, có đề cập một phần tới dòng họ và biến đổi trong quan hệ dòng họ của người Tày Lạng Sơn. Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ dòng họ người Tày trong truyền thống gồm bốn lĩnh vực quan trọng: quan hệ trong cư trú; quan hệ trong công việc sản xuất, làm ăn kinh tế; quan hệ về mặt tổ chức tôn ti trong dòng tộc và quan hệ trong văn hóa – tín ngưỡng. Tác giả cho rằng trong bối cảnh đổi mới của đất nước, các giá trị cơ bản của dòng họ người Tày ở Lạng
Sơn đã được phục hồi sau một thời gian dài bị vùi lấp trong thời bao cấp.Ngoài ra nó còn được mở rộng về mặt không gian, cũng như được tiếp thêm nguồn sinh lực mới. Có thể nói đây là một số phát hiện, quan điểm mới khẳng định về sự biến đổi trong quan hệ của người Tày sau Đổi mới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn hẹp của một luận án phải đề cập đến nhiều khía cạnh văn hoá của người Tày, với 4 trang viết về biến đổi trong quan hệ dòng họ, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định một số nét biến đổi cơ bản trong quan hệ dòng họ của người Tày mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu đầy đủ các nội hàm của mối quan hệ đó.
Mới đây cuốn “Văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang” của Nguyễn Ngọc Thanh (2016) phân tích tổng quan về văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang qua các khía cạnh hoạt động sinh kế, tổ chức xã hội, văn hóa tinh thần và vật chất. Trong đó, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về khái niệm, tổ chức và vai trò của dòng họ Tày ở Tuyên Quang.
Có thể nói, đến nay các nghiên cứu về người Tày chủ yếu đề cập đến các vấn đề ở dạng tĩnh, ít biến động. Trên thực tế, chỉ có một số dự án nghiên cứu, luận án tiến sĩ dân tộc học/nhân học, văn hóa học những năm gần đây đã đề cập đến những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Tày. Tuy nhiên, vấn đề dòng họ vẫn chủ yếu được nghiên cứu trong bối cảnh truyền thống, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên khảo sâu về sự biến đổi của nó sau bối cảnh đổi mới đất nước (1986). Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở một cộng đồng địa phương từ khi Đổi mới đất nước đến hiện nay.
1.2 Các khái niệm và cơ sở lý thuyết
1.2.1 . Các khái niệm
- Dòng họ:
Theo Đại từ điển tiếng Việt “dòng họ là những người cùng huyết thống trong các thế hệ kế tiếp nhau nói chung” (Nguyễn Như Ý 1998, tr. 546).Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002, tr.681) định nghĩa “dòng họ là toàn bộ
những người cùng huyết thống theo dòng bố hay dòng mẹ, bắt nguồn từ một tổ tiên chung, không phân biệt theo trực hệ hay bàng hệ, nam hay nữ. Nói chung theo luật hôn nhân nam nữ cùng dòng họ không được lấy nhau. Trong những xã hội khác nhau, có những người mang tên chung nhưng không cùng huyết thống, không bắt nguồn từ tổ tiên chung.
Nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh (1997, tr. 46) cho rằng “dòng họ là một thực thể xã hội mang tính phổ quát của loài người. Nó hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống của một quần thể nhất định, thể hiện qua ý niệm về dòng dõi từ một ông tổ chung. Do vậy, dòng họ là một thực thể vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội”.
Giáo sưĐặng Nghiêm Vạn cho rằng, khái niệm họ thường mang ba ý nghĩa. Thứ nhất, đó là “những người cùng mang một tên họ, mà không chắc gì hay có một chứng cớ gì có chung nguồn gốc cho dù rất xa xưa”. Thứ hai, khái niệm họ chỉ “những thành viên mang cùng tên họ, được biết chắc chắn có cùng một nguồn gốc từ một thủy tổ chung”. Ý thứ ba là để chỉ một chi họ (Đặng Nghiêm Vạn 1998, tr. 7-8).
Như vậy, dòng họ là toàn thể những người có cùng huyết thống. Tính huyết thống có thể được tính theo bên bố (chế độ phụ hệ), hoặc bên mẹ (chế độ mẫu hệ). Dòng họ gắn kết các cá nhân với nhau, chịu ràng buộc theo quy tắc nhất định, chi phối mạnh mẽ đến quan hệ hôn nhân và gia đình. Đối với trường hợp người Tày trong nghiên cứu này, dòng họ là toàn thể những người được tính theo huyết thống bên bố.
- Quan hệ dòng họ: là mối quan hệ với những người bên họ bố, họ mẹ và họ vợ/chồng (của người có vợ/chồng). Theo đó, khi nói tới cấu trúc, chức năng của quan hệ dòng họ là đề cập tới cấu trúc, chức năng của mối quan hệ với ba họ nêu trên.
- Truyền thống: là khái niệm đôi khi được sử dụng trong văn hóa với ý niệm chỉ thời gian trong tương quan so sánh với hiện đại.
- Biến đổi: theo Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa là thay đổi thành khác trước (Nguyễn Như ý 1998, tr. 42). Biến đổi là một khái niệm rất rộng, trong luận văn, chỉ xem xét sự biến đổi của dòng họ người Tày dưới hai góc độ xã hội và văn hoá.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Dòng họ là một trong các chủ đề kinh điển của Nhân học văn hóa và xã hội bởi con người ai cũng có dòng họ với tư cách là các cá nhân và có liên hệ với các cá nhân khác thông qua đó. Hơn nữa, trong các xã hội bộ tộc, các xã hội chưa phân hóa giai cấp mà Nhân học thường nghiên cứu trước đây, dòng họ đóng vai trò như một dạng tổ chức xã hội quan trọng. Chính vì thế, đã có nhiều lý thuyết về dòng họ, đặc biệt là các trường phái cấu trúc và chức năng trong nhân học xã hội.
Được lập nên bởi hai nhà nhân học Bronislaw Malinowski (1884-1942) và Radcliffe Brown (1882-1955), thuyết chức năng về cơ bản cho rằng bất kỳ sự ổn định nào cũng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau tạo thành. Chúng có mối liên hệ với nhau cùng vận hành để tạo nên sự ổn định của hệ thống đó. Chỉ có thể xem và hiểu được một bộ phận của hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành chung của hệ thống đó ra sao. Sự đóng góp vào vận hành của hệ thống được quy định bởi chức năng và các bộ phận đều có các chức năng khác nhau trong hệ thống. Trong các xã hội quy mô nhỏ mà Malinowski và Brown nghiên cứu, dòng họ được xem là sự cấu thành cấu trúc chính trị và là cơ sở cho sự tiếp nối xã hội do sự thiếu vắng vai trò của nhà nước và các thể chế nhà nước. Trong các xã hội này, các nhóm dòng họ thường nắm giữ tài sản và truyền từ một ông tổ chung cho các thành viên được xác định. Quyền lực của nhóm nằm trong tay của những người lớn tuổi có vị thế trong dòng họ. Chính trị và tôn giáo không thể chia tách với dòng họ bởi các khía cạnh chính trị và tôn giáo là cơ sở cho sự cố kết của các xã hội này. Điểm cốt lõi của thuyết chức năng là có xu hướng phân tích hệ thống dòng họ dựa trên vấn đề trao truyền dòng dõi, sự tính toán về phả hệ.
Tương tự như thuyết chức năng, thuyết cấu trúc của Claude Lévi- Strauss được đề xuất trong cuốn “The Elementary Structures of Kinship” (1949, tái bản năm 1969) cũng cho rằng dòng họ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của văn hóa nhân loại. Vì cùng có chung ông tổ với thuyết chức năng nên thuyết cấu trúc này cũng quan tâm đến các thuật ngữ ám chỉ dòng họ, người họ hàng và các dạng thức khác nhau trong cùng một hệ thống tổng thể. Tuy nhiên, khác với thuyết chức năng chủ yếu định nghĩa các thuật ngữmang tính dòng dõi, trao truyền, thuyết cấu trúc liên hệ chúng với hôn nhân, đặc biệt là liên minh hôn nhân. Lévi-Strauss xem sự tồn tại của các quy luật xã hội quyết định ai có thể kết hôn hợp pháp với nhau là cơ sở của văn hóa nhân loại. Ông cho rằng, mọi văn hóa đều có các quy định miêu tả các quan hệ được xem là quá gần cho việc kết hôn. Việc ngăn cấm các kết hôn như vậy là hiện tượng văn hóa phổ biến và là sự khác biệt giữa thế giới loài người và loài vật. Ông cho rằng kiêng kỵ cấm loạn luân đánh dấu bước đầu tiên của sự chuyển đổi từ tự nhiên sang văn hóa. Công trình của Lévi-Strauss có ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu về dòng họ với việc chuyển từ mối quan tâm các quan hệ theo dòng dõi sang các quan hệ của hôn nhân và trao đổi rộng hơn. Phân tích về sự thiết lập, duy trì các mối quan hệ giữa các nhóm, vai trò trung tâm của hôn nhân trong dòng họ của ông mang lại nhiều kết quả khi nghiên cứu các xã hội phi nhà nước ở châu Phi, châu Đại Dương hay Nam Mỹ và Đông Nam Á những năm giữa thế kỷ 20 nhưng được xem là không phù hợp với các xã hội phương Tây nơi dòng họ được xem là tách rời khỏi đời sống tôn giáo, kinh tế và chính trị (Carsten 2004, tr. 15).
Từ thập niên 1970 chứng kiến sự chuyển hướng trong Nhân học từ chức năng, cấu trúc xã hội theo kiểu Anh, Pháp sang ý nghĩa văn hóa của Nhân học Bắc Mỹ. Các nhà nhân học văn hóa mà đại diện tiêu biểu là Clifford Geertz và David Schneider tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh mang tính biểu tượng của dòng họ chẳng hạn các ý nghĩa gắn với một dạng cụ thể của họ hàng, các biểu tượng, quan điểm về tính chủ thể, cơ thể và giới ảnh
hưởng như thế nào đến tư tưởng và thực hành của dòng họ. Trong tác phẩm “A Critique of the Study of Kinship”, Schneider (1984) cho rằng tái sinh sản là một biểu tượng chủ chốt của dòng họ trong một hệ thống được xác định bởi hai trật tự chính là tự nhiên và quy luật. Sự kết hợp tính dục của hai bạn đời trong hôn nhân cung cấp sự kết nối biểu tượng giữa những trật tự này. Kết quả là con cái liên hệ với bố mẹ qua dòng máu, có chung nguồn gen sinh học, biểu tượng hóa sự cố kết lâu dài. Bằng việc làm rõ vai trò của tự nhiên hay sinh học trong quan điểm của các nhà Nhân học Mỹ về dòng họ, mối quan hệ giữa tự nhiên và quy luật, Schneider đã gợi mở nhiều thảo luận lý thú cho các học giả đi sau về chủ đề này. Strathern (1992) đã chứng minh rằng từ cuối thế kỷ 20, tự nhiên không còn là điều hiển nhiên, là cơ sở của văn hóa nữa. Dưới tác động của sự phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ liên quan đến sinh sản, con người có nhiều sự lựa chọn về sinh sản, giới tính mà trước đó không hề được áp dụng. Tự nhiên trở nên mất ổn định hơn, bị phụ thuộc vào can thiệp của xã hội nhiều hơn. Điều này ám chỉ rằng trong xã hội hiện đại có những dạng thức dòng họ mới, loại hình dòng họ truyền thống chỉ còn thấy được ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn ở Châu Phi, Nam Mỹ hay Đông Nam Á (Carsten 2004, tr. 23). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dòng họ ở các khu vực này cũng đã trải qua sự biến đổi dưới tác động của quá trình hiện đại hoá gần đây. Ngoài ra, Lévi-Strauss và những người theo thuyết cấu trúc về dòng họ đều bị chỉ trích là nhìn mối quan hệ hôn nhân trong dòng họ là mối quan hệ giữa các nhóm chứ không phải giữa các cá nhân với tính chủ thể và mong muốn riêng của họ (Oxfeld 2005).
Trong khi cuộc tranh luận trên tạo ra hai trường phái: “chủ nghĩa truyền thống” và “chủ nghĩa xét lại” trong nghiên cứu về dòng họ của Nhân học, nhiều nghiên cứu xã hội học và nhân học gần đây có xu hướng cho rằng cái nhìn về vốn xã hội (social capital) đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu quan hệ dòng họ, liên quan đến cấu trúc và chức năng của dòng họ. Khái niệm vốn xã hội được phát triển bởi rất nhiều học giả (Bourdieu,