Phân Bố Người Dao Quần Trắng Ở Xã Tân Hương Theo Đơn Vị Hành Chính

Yên, Văn Chấn, Chấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.

Tại huyện Yên Bình, đồng bào Dao Quần Trắng cư trú tại 13 xã, trong đó tập trung đông nhất tại 8 xã là: Tân Hương, Yên Thành, Xuân Lai, Vũ Linh, Cảm Nhân, Tân Nguyên, Bảo Ái và Bạch Hà.

Tại xã Tân Hương, đồng bào Dao Quần Trắng có 1829 nhân khẩu (tính đến tháng 12/2012) sống tập trung tại 5 thôn là Khe Mạ, Khe May, Khe Gáo, Khe Móc và Đồi Hồi, trong đó hai thôn Khe May và Khe Mạ có 100% cư dân là người Dao Quần Trắng.

Bảng 2.3: Phân bố người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương theo đơn vị hành chính

STT

Tên thôn

Tổng số

Người Dao Quần Trắng

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

1

Tân Bình

99

367

0

02

2

Tân Hà

111

404

0

01

3

Loan Hương

82

327

0

00

4

Ngòi Vồ

150

511

0

02

5

Bảy Bung

90

319

0

00

6

Khuôn Giỏ

160

585

01

06

7

Khe Mạ

109

489

109

487

8

Khe Gầy

126

505

0

00

9

Loan Thượng

157

581

0

00

10

Khuôn La

99

418

0

03

11

Yên Thắng

167

689

0

02

12

Khe May

86

420

86

419

13

Khe Gáo

81

373

54

253

14

Khe Móc

89

344

73

318

15

Đồi Hồi

108

448

82

336

Tổng


1.706

6.830

405

1.829

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 5

(Nguồn: UBND xã Tân Hương 2012)

Đồng bào Dao Quần Trắng thường cư trú ở những vùng thấp với độ cao trung bình từ 400 đến 600m. Họ thường chọn những nơi ven sông, suối hoặc các thung lũng nhỏ hẹp xen giữa các đồi núi thấp. Do tập quán cư trú như vậy nên ở Yên Bái người Dao Quần Trắng sống rất phân tán (không có một vùng nào toàn là người Dao Quần Trắng mà mỗi vùng chỉ thường có một đến vài thôn, còn lại là các dân tộc khác).

34

* Vài đặc điểm kinh tế - xã hội tộc người

+ Kinh tế

Những người cao tuổi ở xã Tân Hương cho chúng tôi biết, từ lâu, đồng bào Dao Quần Trắng ở khu vực này đã sống định canh, định cư. Nguồn sống chủ yếu của đồng bào là sản xuất nông nghiệp nương rẫy và canh tác ruộng nước.

Cũng giống với các nhóm Dao khác, đồng bào Dao Quần Trắng có truyền thống làm nương. Đất làm nương thường được chọn ở những khu rừng già hoặc rừng nứa, những loại đất này thường có độ phì cao nên cho năng suất cây trồng cao hơn các loại nương khác. Trên nương, đồng bào trồng đủ các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, kê, sắn…và các loại cây rau màu khác.

Cùng với làm nương, đồng bào còn triệt để khai thác các dải đất ven các sông, suối và các thung lũng để làm ruộng nước. Quy trình làm ruộng nước được tiến hành theo các bước: Đầu tiên là phải cày vỡ sau đó phơi ải một thời gian rồi mới cày lại lần thứ hai; sau thời gian phơi ải họ cho nước vào và tiến hành bừa lại nhiều lần cho đất nhuyễn mới gieo cấy.

Trước đây, kể cả làm nương hay làm ruộng nước, quy trình canh tác được dựa theo các kinh nghiệm dân gian trong vùng. Ngày nay, đồng bào đã kết hợp giữa các kinh nghiệm dân gian với nông lịch do Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp.

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp sau trồng trọt. Chăn nuôi chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm hàng ngày và đặc biệt là phục vụ cho các nghi lễ. Trâu là loại gia súc chủ yếu. Các gia đình thường nuôi vài con trâu để lấy sức kéo (cày bừa, kéo gỗ). Cùng với nuôi trâu là nuôi lợn và gà – đây là hai loại vật nuôi chính cung nguồn thực phẩm thường ngày và cũng là hai loài vật không thể thiếu trong các nghi lễ như đám ma, đám chay, lễ cấp sắc.

Thủ công nghiệp chủ yếu để phục vụ cho nông nghiệp và các sinh hoạt thường ngày của gia đình. Thủ công nghiệp được tiến hành trong phạm vi gia đình gồm có các hoạt động như đan lát, dệt vải, nghề mộc…

Khai thác các nguồn lợi tự nhiên (hái lượm, săn bắn, đánh cá) trong những khi nông nhàn cũng có vai trò nhất định trong hoạt động kinh tế, góp phần bổ sung nguồn thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

+ Văn hóa, xã hội

Xưa kia, đồng bào Dao Quần Trắng gọi nơi cư trú của mình là “giằng”, mỗi giằng có khoảng từ 10 hơn 20 nóc nhà, họ thường ít ở chung với các dân tộc khác. Giằng thường được lập ở các thung lũng ven các sông, suối, những nơi

35

này thuận lợi cho lấy nước và khai thác ruộng, nương. Hiện nay, các giằng được gọi theo đơn vị hành chính của nhà nước là thôn. Tuy vẫn còn những thôn toàn bộ là người Dao Quần Trắng nhưng cũng có nhiều thôn người Dao Quần Trắng cư trú với các dân tộc khác.

Qua tìm hiểu tại địa bàn, chúng tôi được biết: Nhà sàn loại hình nhà họ đã sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, trước đây ngôi nhà sàn khá đơn giản chủ yếu được làm bằng tre hoặc các loại gỗ, lợp bằng lá cọ, vách nứa và cột chôn xuống đất. Những ngôi nhà này thường nhỏ bé và có độ bền không cao nên vài ba năm là phải tu sửa. Hiện nay, quan sát các thôn người Dao ở xã Tân Hương chúng tôi thấy rằng, đại đa số các gia đình người Dao ở nhà sàn kết cấu bằng gỗ tốt và lợp bằng lá cọ khá bền chắc. Nhìn bên ngoài, nhà sàn của họ giống với kiểu nhà của người Tày nhưng kết cấu bên trong có sự khác biệt.

Trang phục của đồng bào khá đơn giản với gam màu chính trong trang phục thường ngày của nhóm Dao Quần Trắng là màu chàm đen. Trang phục nữ gồm có khăn đội đầu (Pi-ấy phảng), áo dài, áo ngắn, thắt lưng, quần dài, yếm (Ti pàn). Trang phục nữ thường được thêu các loại hoa văn nhiều chủng loại. Trang phục nam thường có mũ, quần dài, áo dài, quần ngắn, áo ngắn, thường màu chàm đen và ít thêu hoa văn. Riêng vào ngày cưới, cô dâu, chú rể và những người trong đoàn đưa đón dâu đều mặc quần trắng, có lẽ vì vậy nên gọi đó là Dao Quần Trắng.‌

Vốn văn nghệ dân gian của đồng bào Dao Quần Trắng thường có các bài hát ru, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các điệu múa được thể hiện trong lễ chay, lễ cấp sắc, tết nhảy và các bài hát đối trong đám cưới.

2.2. Gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng

2.2.1. Phân loại gia đình

Xung quanh vấn đề phân loại gia đình, cho đến nay có nhiều phương pháp (cách) khác nhau, tùy từng góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu mà các tác giả đưa ra những cách phân loại gia đình riêng của mình. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp để phân loại gia đình:

+ Căn cứ vào dấu hiệu kết hôn, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước”, Ăng ghen đã chia gia đình làm hai loại là gia đình tập thể gia đình cá thể. Gia đình tập thể (hôn nhân nhóm) là loại hình gia đình đặc trưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, gia đình cá thể là loại hình gia đình tồn tại trong xã hội có sở hữu tư nhân, có giai cấp và tồn tại đến ngày nay.

+ Căn cứ vào số thế hệ cùng sinh sống, có thể chia gia đình làm hai loại là

36

gia đình hạt nhân gia đình mở rộng. Gia đình hạt nhân là loại hình gia đình gồm có cặp vợ chồng và con cái chưa trưởng thành (chưa xây dựng gia đình). Gia đình mở rộng là loại hình gia đình có từ ba thế hệ trở lên cùng sinh sống.

+ Căn cứ vào mối quan hệ trong gia đình, có thể phân chia gia đình thành gia đình đầy đủ gia đình không đầy đủ. Gia đình đầy đủ là loại hình gia đình có đủ cả cha và mẹ cùng sinh sống với con cái. Gia đình không đầy đủ là gia đình thiếu khuyết một trong các thành phần đó là cha hoặc mẹ hoặc gia đình cặp vợ chồng không (hoặc chưa có con).

+ Bên cạnh những căn cứ trên, còn có những căn cứ khác để phân loại gia đình như căn cứ vào khu vực cư trú có thể phân chia gia đình thành gia đình nông thôn gia đình thành thị; căn cứ vào tính chất nghề nghiệp có thể chia gia đình thành gia đình nông dân, gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình quân nhân, gia đình thương nhân

Như vậy, sẽ không có một căn cứ (tiêu chí) chung để phân loại gia đình mà cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà lựa chọ tiêu chí (hay nhóm tiêu chí) nào cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.

2.2.2. Loại hình gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng

Tìm hiểu về gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng qua phỏng vấn những người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy tồn tại các loại hình gia đình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng gia đình mở rộng.

+ Gia đình hạt nhân: Đây là loại hình gia đình bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn có nghĩa là chỉ gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Trong gia đình hạt nhân có hai mối quan hệ chủ yếu là quan hệ giữa vợ với chồng và quan hệ giữa cha mẹ với con cái, trong gia đình có từ hai con trở lên còn có quan hệ giữa các anh chị em.

Gia đình hạt nhân cũng có thể được chia thành gia đình hạt nhân đầy đủ và gia đình hạt nhân không đầy đủ. Gia đình hạt nhân đầy đủ là loại hình gia đình có đầy đủ cả vợ chồng và các con cái chưa kết hôn của họ. Gia đình hạt nhân không đầy đủ là loại hình gia đình trong đó vẫn có thế hệ cha mẹ và con cái chưa kết hôn nhưng ở thế hệ cha mẹ không đủ cả hai người của cặp vợ - chồng (hoặc chỉ có cha, hoặc chỉ có mẹ). Trong gia đình hạt nhân còn có kiểu gia đình vợ chồng chưa (hoặc không) con.

Gia đình hạt nhân của nhóm Dao Quần Trắng chủ yếu là các gia đình mới tách ra từ gia đình bố mẹ. Trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quần Trắng thường không tồn tại loại hình gia đình vợ chồng không (hoặc chưa) có con, bởi

37

lẽ, các cặp vợ chồng thường chỉ tách khỏi gia đình bố mẹ khi họ đã có con, nếu trường hợp không (hoặc lâu) sinh con, họ sẽ nhận con nuôi.

+ Gia đình hạt nhân mở rộng: Là loại hình gia đình gồm có cha mẹ già sống với vợ chồng của một người con (cả hoặc út) cùng với các cháu của họ. Trong gia đình này có nhiều trục quan hệ, ngoài quan hệ vợ - chồng (của cặp cha mẹ) với quan hệ vợ - chồng (của con) còn có quan hệ của cha mẹ với con cái, quan hệ của ông bà với cháu, thậm chí còn có quan hệ của cụ với thế hệ chắt, chút của họ.

+ Gia đình mở rộng: Đây là loại hình gia đình gồm có cặp vợ chồng của bố mẹ (thậm chí cả ông bà) sống cùng với vợ chồng của các con trai, con rể trong cùng một nhà, cùng sản xuất và chi tiêu. Loại hình gia đình bao gồm các mối quan hệ phức tạp. Ngoài mối quan hệ theo trục dọc (cụ - ông bà – con cái – cháu chắt), các mối quan hệ ngang (vợ chồng, anh chị em ruột) của gia đình hạt nhân còn có sự mở rộng ra các mối quan hệ của cô dì, chú bác. Loại gia đình này cũng không hiếm trong xã hội truyền thống của nhóm Dao Quần Trắng, bởi lẽ theo tập quán của đồng bào, con cái xây dựng gia đình không có xu thế tách ra ở riêng ngay mà các cặp vợ chồng thường ở chung với gia đình bố mẹ cho đến khi con cái của họ đã bắt đầu biết phụ giúp cho bố mẹ hoặc khi có đủ điều kiện về kinh tế để tổ chức một gia đình mới.

Xét về quy mô gia đình: Gia đình truyền thống của nhóm Dao Qần Trắng thường có quy mô lớn (số lượng thành viên nhiều). Đối với các gia đình hạt nhân cũng có khoảng 7 đến 8 thành viên, còn đối với các gia đình mở rộng nhiều khi có đến khoảng 20 người.

Xét về quan hệ trong gia đình: Giống với gia đình truyền thống của các nhóm Dao khác, gia đình truyền thống của người Dao Quần Trắng là gia đình phụ hệ (quyền). Tính chất phụ hệ (quyền) được thể hiện rò nét qua các đặc điểm:

Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình cũng như quan hệ với cộng đồng. Trong gia đình, vợ phải nghe lời chồng, con cái phải nghe lời và tuân theo mọi sự sắp đặt của cha mẹ, kể cả việc xây dựng gia đình. Người chủ gia đình cũng là người chủ sở hữu, quản lý mọi tài sản.

Hôn nhân cư trú bên chồng. Tuy nhiên, ở đồng bào có tục “lấy rể” - tục lấy rể quy định, trước khi cặp vợ chồng về ở hẳn bên nhà chồng thì phải ở lại bên nhà vợ từ 3 đến 5 năm (cũng có trường hợp hôn nhân cư trú bên vợ nhưng chỉ đối với những gia đình không có con trai, trường hợp này gọi là ở rể đời. Khi ở rể đời, người con trai phải bỏ họ của mình để lấy họ của vợ. Hai vợ chồng phải

38

có trách nhiệm phục dưỡng cha mẹ vợ suốt đời và được thừa kế toàn bộ tài sản).

Con cái mang họ bố, thông thường người con trưởng có nghĩa vụ phục dưỡng cha mẹ khi về già và các em chưa trưởng thành, con trưởng chịu trách nhiệm hương hỏa tổ tiên và được thừa kế phần tài sản của cha mẹ.

Gia đình là một bộ phận của dòng họ, mỗi dòng họ có một người đứng đầu gọi là tộc trưởng. Tất cả các công việc hệ trọng của gia đình như cưới xin, ma chay, cấp sắc, làm nhà mới… đều được tham khảo và thông qua ý kiến của tộc trưởng, tộc trưởng thường được mời ra làm người tổ chức, đồng thời tộc trưởng là người huy động sự giúp đỡ của các thành viên trong họ.

Gia đình cũng là một thành viên của làng bản (giằng), ngoài quan hệ họ tộc, các gia đình còn có các quan hệ hàng xóm, láng giềng. Mối quan hệ giữa gia đình với làng xóm rất bền chặt. Các gia đình thường nhận được sự tương trợ của làng xóm từ các công việc thường ngày các đến các công việc hệ trọng như làm nhà, cưới xin, ma chay, cấp sắc…

Về các phong tục, nghi lễ trong gia đình: Hệ thống phong tục, nghi lễ trong gia đình truyền thống người Dao Quần Trắng liên quan đến mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình. Hệ thống nghi lễ này hết sức đa dạng như thờ cúng tổ tiên, nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ liên quan đến sản xuất và các nghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Hệ thống các phong tục, nghi lễ này phản ánh quá trình lịch sử cũng như điều kiện tự nhiên nơi cư trú của đồng bào.

Tiểu kết chương 2

Dân tộc Dao, ngoài tên gọi là Dao còn có các tên gọi khác là Xá, Mán, Dạo, Động…Hiện nay, người Dao có dân số đông thứ 9 trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa phương (ngành) nhất.

Tại Yên Bái, người Dao có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tuyển (còn gọi là Dao Tuyển).

Dao Quần Trắng là tên gọi của một trong số các nhóm địa phương (ngành) của người Dao. Nhóm Dao Quần Trắng là một trong những nhóm di cư vào Việt Nam sớm nhất so với các nhóm Dao khác (thế kỷ XIII). Hiện nay, họ cư trú ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái. Xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những điểm cư trú khá đông người Dao Quần Trắng. Tại địa phương này, người Dao Quần Trắng ngoài tên tự nhận là Kìm Mần (hay Kìm Mùn) có nghĩa là người ở

rừng, họ còn tự nhận là Mần Khoe Pẹ hay Pẹ Mần có nghĩa là Dao Quần Trắng hay người Quần Trắng.

Gia đình truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng là gia đình phụ hệ (quyền) với ba loại hình là gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng và gia đình mở rộng. Trong gia đình, người chồng (người cha) là chủ gia đình có quyền sở hữu, quản lý mọi tài sản và quyết định mọi công việc của gia đình trên cơ sở ý kiến của các thành viên. Gia đình truyền thống là nơi bảo lưu nhiều phong tục, nghi lễ như thờ cúng tổ tiên, nghi lễ vòng đời, nghi lễ liên quan đến sản xuất và nghi lễ liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Những sinh hoạt và nếp sống gia đình truyền thống là biểu hiện của bản sắc văn hóa tộc người của họ.

Chương 3

BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI


Sự biến đổi gia đình diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử, nhưng ở Việt Nam sự biến đổi này đặc biệt rò ràng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mà chuẩn định hơn là từ sau năm 1954. Tuy nhiên, trong các chương 3 và 4, chúng tôi lấy mốc từ Đổi mới (năm 1986) để nghiên cứu, phân tích, so sánh vì, giai đoạn từ 1986 đến nay, các vấn đề đang được đề cập có sự biến đổi nhanh nhất, rò nhất cả về chất và về lượng.

3.1. Biến đổi cấu trúc gia đình

Cấu trúc gia đình có thể được tìm hiểu và nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: Cấu trúc hôn nhân, cấu trúc theo số khẩu (quy mô), cấu trúc theo thế hệ, cấu trúc theo loại hình, cấu trúc theo giới tính, cấu trúc theo nghề nghiệp, cấu trúc theo lứa tuổi, cấu trúc theo học vấn... Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về gia đình của người Dao Quần Trắng trên các khía cạnh: Quan hệ (cấu trúc) hôn nhân, cấu trúc gia đình theo số khẩu (quy mô), cấu trúc gia đình theo thế hệ.

3.1.1. Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân

Hôn nhân là sự cam kết chung sống của hai người khác giới đã trưởng thành. Bản chất hôn nhân cũng là một loại cấu trúc (thiết chế), bổ sung cho cấu trúc gia đình. Hôn nhân chính là sự khởi đầu của gia đình.

Truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, của đồng bào Dao Quần Trắng nói riêng thường coi hôn nhân là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong chu kỳ đời người.

Quan hệ hôn nhân được nghiên cứu và xem xét trên nhiều chỉ báo như không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân, tuổi kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, tiêu chuẩn của sự lựa chọn hôn nhân, nơi cư trú sau kết hôn…Trong phần này, chúng tôi chủ yếu tập trung đánh giá một số nội dung như không gian địa lý của sự kết hôn, tuổi kết hôn, sự quyết định trong kết hôn và nơi ở sau kết hôn.

3.1.1.1. Quan hệ hôn nhân trước Đổi mới

* Thứ nhất: Không gian địa lý của sự kết hôn

Không gian địa lý của sự kết hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường xã hội nghề nghiệp, khả năng giao lưu của cá nhân…Trong xã hội của nhóm Dao Quần Trắng đến trước thời kỳ Đổi mới, các cá nhân thường ít có điều kiện di chuyển khỏi khu vực sinh sống, cơ hội tiếp xúc với các cộng đồng bên

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí