Chương 2
NGƯỜI DAO QUẦN TRẮNG VÀ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA HỌ
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2 .1 .1 . Đị a bà n nghi ên c ứu: Xã Tân Hương , huy ện Y ên Bì nh, t ỉ nh Y ên Bái
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Tân Hương thuộc huyện Yên Bình – huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, nằm giữa giao điểm trung du với núi rừng Tây Bắc đồng thời là cửa ngò của tỉnh Yên Bái. Xã nằm ở phía Tây huyện Yên Bình, cách thị trấn Yên Bình khoảng 20km về phía Đông Bắc. Phía Đông giáp hồ Thác Bà4; phía Tây giáp xã Hoà Cuông của huyện Trấn Yên; phía Nam giáp xã Đại Đồng; phía Bắc giáp xã Cẩm Ân và xã Mông Sơn.
Xã nằm dọc Quốc lộ 70 (Hà Nội đi Lào Cai), nên nơi đây giữ vị trí quan trọng trong huyết mạch giao thông của huyện Yên Bình cũng như tỉnh Yên Bái.
Xã Tân Hương nằm trong khu đồi núi thấp rộng lớn thuộc thung lũng sông Chảy. Địa hình chủ yếu là đồi núi bát úp với độ cao khoảng từ 500m đến 600m, có độ dốc thấp, thoải dần theo hướng Tây – Đông. Địa hình bị chia cắt bởi các thung lũng hẹp và các khe suối chằng chịt đổ ra sông Chảy.
Đặc trưng khí hậu của xã cũng giống với của huyện Yên Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối. Xã lại nằm ven hồ Thác Bà nên có khí hậu mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, độ ẩm có thể tăng tới 20% và mùa hè mát mẻ, nhiệt độ giảm từ 1- 2oC. Điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 6.409,46ha (với nhiều loại đất nhưng chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm hơn 80%). Trong đó, đất trồng lúa
4 Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2 về phía tây. Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 chặn dòng sông Chảy.
Hồ Thác Bà có diện tích 23400 ha, trong đó, diện tích mặt nước là 19050 ha, chiều dài 80 km, chiều rộng lớn nhất 30 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Hồ có hơn
1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. (http://www.yenbai.gov.vn)
82,37ha, đất trồng ngô 80ha, đất trồng màu 257,33ha, đất lâm nghiệp 3.721,84ha, đất phòng hộ 1.977,50ha, đất có rừng trồng sản xuất 1.744,34ha.
Bên cạnh tài nguyên đất, xã Tân Hương còn có điện tích mặt nước rộng lớn của hồ Thác Bà và các khe suối thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá, nhiều nhất là đá xây dựng, bên cạnh đó còn có một số mỏ đá trắng. Đặc biệt trên địa bàn xã đã phát hiện nhiều điểm có đá bán quý và đá quý (hồng ngọc) với chất lượng tốt.
Những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là cơ hội để cho nhân các dân tộc xã Tân Hương đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân góp phần cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH của huyện Yên Bình cũng như của tỉnh Yên Bái.
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Là một xã miền núi với diện tích đất rộng lớn nên thế mạnh trong phát triển kinh tế là sản xuất nông lâm nghiệp. Do diện tích đất trồng lúa nước hạn chế nên nhân dân triệt để khai thác các nương, đồi để trồng các loại cây hoa màu và cây công ngiệp. Cùng với việc mở rộng diện tích là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được đầu tư để phát triển. Tính đến năm tháng 12/2012, đàn trâu của toàn xã có 618 con, bò 112 con, lợn 3786 con, gia cầm mỗi hộ bình quân từ 15 đến 20 con.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng cây trồng năm 2012
Loại cây trồng | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | |
1 | Lúa | 163 | 802 |
2 | Ngô | 95 | 273 |
3 | Khoai | 42 | 2352 |
4 | Sắn | 210 | 4515 |
5 | Lạc | 35 | 540 |
6 | Chè | 179 | 1073 |
7 | Cây ăn quả | 93 | 622 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 1
- Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 2
- Tiếp Cận Theo Lý Thuyết Chức Năng (Hay Chức Năng – Cấu Trúc)
- Phân Bố Người Dao Quần Trắng Ở Xã Tân Hương Theo Đơn Vị Hành Chính
- Tuổi Kết Hôn Lần Đầu Của Người Dao Quần Trắng (Trước 1986)
- Quy Mô Gia Đình Của Người Dao Quần Trắng Ở Tân Hương Hiện Nay
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
(Nguồn: UBND xã Tân Hương )
Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của xã, hiện nay diện tích rừng của xã là 3722ha, trong đó có 1744ha rừng trồng sản xuất. Xã có chủ trương vận động nhân dân khai thác đến đâu, trồng mới đến đó, không để cho đất trống, đồi
núi trọc. Bên cạnh đó, các chủ rừng cũng tích cực đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào trồng như keo, bồ đề, mỡ, quế…Năm 2012, toàn xã khai thác được 6225m3 gỗ các loại.
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn xã còn hạn chế. Cho đến nay, toàn xã có 2 hợp tác xã, 1 công ty TNHH, 2 doanh nghiệp tư nhân. Về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn là 155 cơ sở, trong đó, 47 cơ sở kinh doanh hạ tầng công nghiệp; 57 cơ sở hoạt động thương nghiệp; 5 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 3 cơ sở hoạt động vận tải và 13 cơ sở hoạt động dịch vụ khác.
Trong năm 2012, thu nhập tổng sản lượng quy thóc của toàn xã là 1.320,8 tấn, bình quân 194,7kg/người, thu nhập đầu người bình quân đạt 7.000.000 đồng/người/năm.
* Văn hóa – xã hội
+ Dân số, dân tộc
Về mặt hành chính, hiện nay xã Tân Hương gồm 15 thôn với tổng dân số là 6830 nhân khẩu, mật độ dân số 93người/km2 .
Tân Hương là hình ảnh thu nhỏ của huyện Yên Bình về mặt tộc người. Trên địa bàn xã hiện nay có 7 thành phần dân tộc cùng sinh sống là: Kinh (Việt); Dao (Dao Quần Trắng); Sán Chay (Cao Lan); Tày; Giáy; Thái và Mường.
Bảng 2.2: Thành phần dân tộc xã Tân Hương (theo hộ và nhân khẩu)
Tên dân tộc | Số hộ | Số khẩu | |
1 | Giáy | 01 | 04 |
2 | Dao | 405 | 1.824 |
3 | Sán Chay (Cao Lan) | 423 | 1.655 |
4 | Kinh | 869 | 3.254 |
5 | Mường | 0 | 06 |
6 | Tày | 8 | 78 |
7 | Thái | 0 | 04 |
Tổng | 1.706 | 6.830 |
(Nguồn UBND xã Tân Hương, số liệu tính đến tháng 1/2013)
+ Văn hóa, giáo dục, y tế
Văn hoá truyền thống của các tộc người vẫn được quan tâm gìn giữ. Các thuần phong mỹ tục và tri thức tộc người được kế thừa trong việc xây dựng thiết chế văn hoá ở địa phương.
Từ năm 2011, tất cả các thôn đã được được sử dụng điện lưới (trước năm 2011, một số thôn ở khu vực ven hồ vẫn chưa được sử dụng điện lưới), sóng
phát thanh, truyền hình cũng được phủ trên địa bàn toàn xã. Riêng sóng điện thoại di động đã được phủ trong vùng nhưng có một số nơi (vùng lòm) thì chưa sử dụng được.
Năm học 2012 – 2013, tổng số học sinh toàn xã là 1174HS, trong đó: bậc THCS là 340HS; tiểu học 514HS, mầm non 316HS. Đội ngũ giáo viên được biên chế cơ bản đủ, quy mô quy hoạch trường lớp đã dần dần được ổn định. Các trường học đều khang trang sạch đẹp, riêng trường mầm non ở những điểm lẻ thì vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất, giáo viên cũng như mặt bằng trường lớp.
Hiện nay, trạm y tế của xã có 6 cán bộ, trong đó 2 y sỹ, 1 điều dưỡng, 2 nữ hộ sinh và 1 dược sỹ. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ, có hiệu quả như tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, bướu cổ. Cán bộ trạm y tế đã thường trực đầy đủ, nêu cao trách nhiệm phục vụ bệnh nhân, trong nhiệm kỳ qua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn xã, đội ngũ y tế thôn bản được phát huy trong việc vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh.
+ Công tác xóa đói giảm nghèo
Trong thời gian qua, xã đã vận động nhân dân lao động sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất các loại cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi mở mang ngành nghề tạo việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã còn triển khái tốt các dự án vay vốn cho người nghèo, vay vốn kinh doanh. Hiện nay, tổng số hộ nghèo của xã là 493 hộ chiếm 30%, cận nghèo là 132 hộ chiếm 8,23%.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, song xã Tân Hương còn nhiều khó khăn: Xã có địa bàn rộng, xuất phát điểm đi lên của nền kinh tế còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh dạn, mới chỉ dừng lại ở một số mô hình và một số thôn. Tiềm năng đất đai của địa phương chưa được tận dụng và khai thác có hiệu quả như diện tích ngô đông vụ 3, trồng cây có hiệu quả kinh tế cao…Diện tích ruộng nước phân bố manh mún, vì vậy việc thâm canh cây trồng còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.2. Giới thiệu về người Dao Quần Trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
2.1.2.1. Vài nét về người Dao ở Yên Bái
Hiện nay, ở Việt Nam dân tộc Dao có dân số trên 751.067 người5, đông thứ chín trong các dân tộc ở Việt Nam và thứ hai trong số các nước có người Dao (sau Trung Quốc).
5 Tổng cục thống kê, số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến 1/4/2009
Dân tộc Dao, ngoài tên gọi là Dao (Kiềm miền hay Ỳu miền) còn có các tên gọi khác là Mán, Xá, Dạo, Động… Hiện nay, tên gọi Dao được Nhà nước công nhận và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao thuộc ngữ hệ Nam Á.
Dân tộc Dao là dân tộc có nhiều nhóm địa phương nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo phân loại của nhiều nhà dân tộc học, căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, dân tộc Dao ở nước ta được chia làm 7 nhóm địa phương là: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng, Dao Dụ Cùn), Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền, Dao Tiểu Bản), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao Áo Dài). Còn nếu chia theo phương ngữ thì có hai phương ngữ là Miền và Mùn. Phương ngữ Miền có các nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán). Các nhóm còn lại thuộc phương ngữ Mùn.
Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái6, người Dao là dân tộc có
dân số khá đông, hiện nay có khoảng 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa – vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao. Người Dao sống tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên, chiếm đến hơn 30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Các xã có đồng bào Dao cư trú là: Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Đại Sơn, Lang Thíp, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên); Bảo Ái, Phúc An, Tân Nguyên, Yên Thành, Tân Hương, Cảm Nhân, Tích Cốc, Vũ Linh, Bạch Hà, Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình); Tân Lĩnh, Phúc Lợi, Phan Thanh, Trung Tâm, Tân Phượng, Động Quan (huyện Lục Yên); Lương Thịnh, Y Can, Tân Đồng, Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Minh An, Nậm Mười, Suối Quyền, An Lương, Nậm Lành, Nậm Búng (huyện Văn Chấn), các xã có đông người Dao sinh sống chủ yếu là ở phía thượng huyện Văn Yên, là địa bàn tiếp giáp giữa các huyện Văn Chấn và Văn Yên, huyện Văn Chấn và Trấn Yên, thuộc phía Tây bắc và Đông bắc huyện Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện Lục Yên và Yên Bình, vùng giáp ranh giữa huyện Lục Yên và huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).
Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái có 4 nhóm chính là: Dao Đỏ (còn gọi là Dao Sừng, Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (còn gọi là Dao Nga Hoàng, Dao Sơn Đầu), Dao Quần Trắng và Dao Làn Tiển (còn gọi là Dao Tuyển).
Hình thái kinh tế chủ yếu của người Dao ở Yên Bái là sản xuất nông nghiệp
6 Nội dung này tham khảo tại trang thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn)
với hai loại hình canh tác là lúa nương và lúa nước. Trong đó, lúa nước chiếm tỷ lệ ít hơn. Ngoài ra, đồng bào còn trồng một số loại cây lương thực như ngô, sắn...Rau của người Dao có các loại bầu, bí, mướp đắng, các cây họ đậu, khoai, củ từ, dưa gang...Đặc biệt, ở người Dao Yên Bái phát triển mạnh 2 loại cây công nghiệp là quế và chè. Ngoài lương thực, hoa màu và quế, chè người Dao Yên Bái còn có thu nhập thêm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà...
Nghề thủ công truyền thống là làm giấy, dệt vải, nhuộm chàm, in và thêu hoa văn trên vải. Đan lát các đồ đựng bằng tre, nứa, giang, song, mây… Nghề rèn của đồng bào Dao cũng phát triển với các sản phẩm chủ yếu là nông cụ như dao, cuốc, cào cỏ, lưỡi cày.
Đồng bào dựng nhà gần các con suối và ở tập trung thành từng bản riêng biệt hoặc xen cư với các dân tộc anh em khác. Ở người Dao Yên Bái hội tụ đầy đủ 3 loại hình nhà ở đó là nhà sàn của người Dao Quần Trắng, nhà đất của người Dao Đỏ và nhà nửa sàn nửa đất của người Dao Quần Chẹt và Dao Tuyển. Hiện nay, những gia đình người Dao có cuộc sống khá giả đã xây nhà theo kiểu mới.
Trang phục truyền thống của người Dao Yên Bái đặc sắc và nổi bật ở nghệ thuật trang trí trên quần áo với mô típ hoa văn cây cỏ, động vật, hình người, hình chim, kết chữ Hán được cách điệu rất sinh động. Trang phục đàn ông thường có hai loại là áo ngắn mặc hàng ngày và áo dài mặc trong lễ hội, lễ cấp sắc hay đám cưới.
Văn hoá ẩm thực của người Dao đơn giản hơn so với các tộc người khác thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Thức ăn chính của người Dao là cơm tẻ, thực phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng, mộc nhĩ và các loại thảo mộc khác. Ngày nay, đồng bào đã trồng nhiều loại rau khác nhau ngay tại vườn nhà để phục vụ nhu cầu bữa ăn hàng ngày. Các loại gia súc gia cầm được nuôi chủ yếu để phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng dân gian của đồng bào. Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thiếu trong tết nhảy, lễ cấp sắc, lễ chay, lễ cưới và tang ma…Các món ăn chủ yếu của người Dao trong ngày thường được chế biến theo kiểu luộc và xào, thỉnh thoảng cũng nướng và lam.
Trong sinh hoạt xã hội – gia đình của người Dao ở Yên Bái, “cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi chết con cháu phải làm lễ cho, đây là một nghi thức của tàn dư lễ thành đinh. Đồng bào Dao quan niệm: Người nào được cấp sắc được nhận là con cháu của Bàn Vương, người được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, được cấp sắc thì làm ăn mới may mắn, dòng họ mới được phát triển và đặc biệt, nếu muốn làm được nghề thầy cúng thì bắt buộc
phải qua lễ cấp sắc. Sau lễ cấp sắc, người được cấp sắc sẽ có một tên mới gọi là tên âm, cho tới khi chết các thầy cúng sẽ gọi tên cấp sắc mà không sử dụng tên như khi còn sống thường ngày.
Người Dao ở Yên Bái còn có một nghi lễ rất quan trọng, gọi là “Tết nhảy” (Nhiàng chầm đao). Nghi lễ này nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện binh tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Tết nhảy thường được tổ chức vào tháng chạp (từ 15-25 tháng chạp). Nội dung chính của nghi lễ này là múa “Tam nguyên an ham”, múa bắt ba ba, múa sản xuất diễn tả quá trình lao động của người Dao. Nghi lễ “Nhiàng chầm đao” chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng nhưng nó không tồn tại như ngày hội, ít nhiều mang màu sắc văn nghệ, vui khỏe. Ngày nay một số động tác múa đã được cải biến cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt văn hóa mới.
Các nhóm người Dao ở Yên Bái đều có vốn văn hóa dân gian rất phong phú. Đồng bào hát (Pả dung) ca ngợi tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên, thế giới động vật dưới nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và còn gắn vào những bài hát giáo lý, xã hội, gia đình.
Trải qua bao cuộc biến thiên của lịch sử, bao cuộc thiên di kéo dài qua nhiều thế kỷ, đồng bào Dao đã anh dũng và bền bỉ chống lại trở lực của tự nhiên và xã hội. Với truyền thống đấu tranh anh dũng, đồng bào Dao đã tham gia phong trào Cần Vương do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Những năm 1888 – 1889, đồng bào Dao đã cùng đồng bào Hmông đánh Pháp dưới sự chỉ huy của Đặng Phúc Thành và Đào Chính Lục. Sang đầu thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa của người Dao do Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc lãnh đạo (1913) đã thu hút được đông đảo đồng bào Dao và các dân tộc anh em khác tham gia.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc Dao đã có công đóng góp rất lớn. Người Dao trong tỉnh có gần 200 liệt sỹ, hơn 80 thương binh và được Chính phủ tặng thưởng gần 1.500 huân huy chương các loại. Ở xã Châu Quế Hạ (Văn Yên) có mẹ Triệu Mùi Sính và ở xã Tân Hợp (Văn Yên) có mẹ Đặng Thị Nhầu được phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng.
2.1.2.2. Về nhóm Dao Quần Trắng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Lịch sử tộc người và tộc danh
Theo một số công trình đã công bố thì các nhóm Dao di cư vào Việt Nam sớm nhất là vào thế kỷ XII, XIII, còn muộn nhất là đến thế kỷ XX. Đáng chú ý là, theo các tác giả của cuốn sách Người Dao ở Việt Nam, xuất bản năm 1971 thì những người Dao ở vùng Tây Bắc và Bắc Bộ trong đó có người Dao Quần
32
Trắng, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII và đi theo đường bộ. Những người Dao ở Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII tới đầu thế kỷ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu. Đặc biệt, các tác giả này còn đề cập khá cụ thể đến quá trình lịch sử của nhóm Dao Quần Trắng ở nước ta nói chung, ở Yên Bái nói riêng. Cụ thể, theo các tác giả trên, vào thế kỷ XIII, người Dao Quần Trắng từ Phúc Kiến Trung Quốc tới Quảng Yên Việt Nam, rồi ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên sau đó đến Tuyên Quang. Một bộ phận nhỏ của nhóm Dao này rời Tuyên Quang về Đoan Hùng rồi ngược sông Hồng lên Lào Cai và Yên Bái.
Về tên gọi, tại Yên Bái, cho đến nay, người Dao Quần Trắng vẫn tự nhận mình với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như Kìm Mùn, Kìm Mần, Pẹ Mùn, Pẹ Mần, Mần Khoe Pẹ. Trước kia, họ còn được các tộc người láng giềng gọi là Động , Xá, Mán…Như vậy, có hai nhóm tên gọi khác nhau là tên người Dao Quần Trắng tự nhận và Dao Quần Trắng được gọi. Trong những tên được gọi thì Động là tên dùng để chỉ đơn vị cư trú của người Dao trước đây giống như “bản” của người Tày, Thái “làng” của người Kinh… Xá là tên gọi mà người Thái ở vùng này dùng để chỉ những tộc người không phải Thái, trong đó có người Dao Quần Trắng. Điều này cũng thấy đúng với một số tộc người thuộc vùng Tây Bắc, trước đây đều được người Thái gọi là Xá. Còn tên gọi Mán, có lẽ được bắt nguồn từ Man mà xưa kia khi người Dao còn ở Trung Quốc được người Hán gọi cùng một số tộc người khác không phải Hán. Cho đến nay, những tên gọi mà tộc người khác dùng để chỉ người Dao Quần Trắng cũng như nhiều nhóm Dao khác ở Yên Bái như Động, Xá, Mán đều không được đồng bào chấp nhận.
Với người Dao Quần Trắng ở Yên Bái, các tên tự gọi như Kìm Mùn, Kìm Mần thì các từ Kìm có nghĩa là “rừng”, còn Mùn, hay Mần có ý nghĩa là người. Như vậy, những tên gọi Kìm Mùn, Kìm Mần của người Dao Quần Trắng đều có chung một nội hàm là “người ở rừng” (sơn nhân, sơn tử) hay “người sinh sống trong rừng làm nương, rẫy”.
Tóm lại, tên tự gọi Pẹ Mùn, Pẹ Mần, Mần Khoe Pẹ từ lâu đời đã trở thành tên gọi của nhóm người Dao Quần Trắng và được họ sử dụng rộng rãi cả trong khẩu ngữ cũng như trong văn tự. Bởi vậy, từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã lấy tên gọi Dao Quần Trắng (Mần Khoe Pẹ) để gọi chính thức cho nhóm Dao này.
* Dân số và địa bàn cư trú
Hiện nay, chưa có thống kê riêng về dân số của nhóm Dao Quần Trắng ở Yên Bái. Chỉ biết rằng, người Dao Quần Trắng cư trú chủ yếu ở các huyện Văn
33