Quy Mô Gia Đình Của Người Dao Quần Trắng Ở Tân Hương Hiện Nay

đình của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương hiện nay, chúng tôi thấy rằng: Quy mô gia đình có xu hướng nhỏ đi và xuất hiện những gia đình chỉ có cặp vợ chồng chưa sinh con. Đại đa số các gia đình có từ 3 đến 5 người, chiếm tới 68% của mẫu, gia đình có từ 6 người trở lên tuy có giảm hơn giai đoạn trước 1986 nhưng vẫn còn tới 24% của mẫu.

Bảng 3.6: Quy mô gia đình của người Dao Quần Trắng ở Tân Hương hiện nay

STT

Số người trong gia đình

Số lượng

%

1

Một người

1

2

2

Hai người

3

6

3

Ba người

8

16

4

Bốn người

14

28

5

Năm người

12

24

6

Sáu người

9

18

7

Bẩy người trở lên

3

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 7

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Quy mô gia đình của nhóm Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu có xu hướng nhỏ đi là do nhiều nguyên nhân, trong đó hai nguyên nhân chính tác động là do xu hướng tách ra khỏi gia đình bố mẹ sớm hơn và nguyên nhân thứ hai là các cặp vợ chồng ngày nay có xu thế đẻ ít con.

3.1.3. Cấu trúc gia đình theo thế hệ

3.1.3.1. Cấu trúc gia đình theo thế hệ trước Đổi mới

Tìm hiểu cấu trúc gia đình theo thế hệ ở cộng đồng người Dao Quần Trắng trước Đổi mới tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng gia đình của họ tồn tại 4 dạng thức: Gia đình một thế hệ, gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ và gia đình bốn thế hệ. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là loại hình hai thế hệ và loại hình gia đình ba thế hệ.

Điều chú ý là, số lượng gia đình có ba thế hệ chiếm khá đông trong mẫu, 34%. Vì sao số lượng các gia đình ba thế hệ lại đông đến vậy? Đi sâu tìm hiểu chúng tôi thấy rằng: Do tập quán của đồng bào, khi các cặp vợ chồng lấy nhau thường không tách ra ở riêng ngay mà họ thường ở gia đình nhà vợ ba đến bốn năm, sau đó về ở bên gia đình nhà chồng, chỉ khi nào con cái lớn và đủ điều kiện mới tách hộ ra ở riêng. Bên cạnh đó là khi con cái đã trưởng thành và xây dựng gia đình hết thì bố mẹ thường ở với người con trưởng hoặc con út. Có nhiều lý do để các cặp vợ chồng trẻ không thích ra ở riêng ngay như khi cưới họ còn khá trẻ, chưa có đủ điều kiện kinh tế để ra ở riêng; việc xây dựng nhà cửa và mua

sắm các vật dụng rất tốn kém nên không phải gia đình nào cũng đáp ứng được; con cái sinh ra không có người trông coi để vợ chồng đi làm…

Bảng 3.7: Cấu trúc gia đình theo thế hệ (trước 1986)

STT

Số thế hệ trong gia đình

Số lượng

%

1

Một thế hệ

1

2

2

Hai thế hệ

28

56

3

Ba thế hệ

17

34

4

Bốn thế hệ

4

8


Tổng

50

100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

3.1.3.2. Biến đổi cấu trúc gia đình theo thế hệ

Từ sau Đổi mới cho đến nay, trong xã hội của người Dao Quần Trắng tại địa bàn nghiên cứu vẫn tồn tại cả bốn loại gia đình trên nhưng cấu trúc gia đình theo thế hệ của đồng bào Dao Quần Trắng đã có sự biến đổi về mặt số lượng. Số lượng gia đình một thế hệ đã tăng lên (chiếm 8%), số lượng gia đình hai thế hệ cũng tăng lên (chiếm 60%). Theo đó là sự giảm đi của các loại hình gia đình ba, bốn thế hệ.

Bảng 3.8: Cấu trúc gia đình theo thế hệ hiện nay

STT

Số thế hệ trong gia đình

Số lượng

%

1

Một thế hệ

4

8

2

Hai thế hệ

30

60

3

Ba thế hệ

12

24

4

Bốn thế hệ

2

4


Tổng

50

100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Có sự biến động của các loại gia đình là do hiện nay các cặp vợ chồng thường thích tách ra ở riêng sớm, thậm chí có những cặp chưa có con đã tách ra ở riêng.

“Tôi có bốn đứa con, ba trai một gái. Thằng lớn đã ra ở riêng lâu rồi, hiện nay tôi đang ở với đứa thứ hai, đứa con gái thì đi làm dâu, còn thằng con út mới lấy vợ được hai năm. Năm ngoái vợ chồng nó cũng xin ra ở riêng”. (T.T.H, nam, 61 tuổi).

“Em lấy vợ được hai năm rồi, em đi làm rể ba tháng, sau về ở với bố mẹ nửa năm. Năm ngoái em xin bố mẹ ra ở riêng, bây giờ vợ chồng em mua một cái thuyền và bộ kích, cả hai vợ chồng đi hồ, vào mùa cá có khi cả hai vợ chồng ba, bốn ngày mới về” (T.V.H, nam, 24 tuổi).

3.2. Biến đổi chức năng gia đình

Là một tế bào của xã hội, gia đình vốn có nhiều chức năng như chức năng tái sản xuất ra con người (sinh đẻ), chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, chức năng thỏa mãn tâm sinh lý, chức năng chăm sóc người già, người ốm, chức năng tiêu dùng…Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu ba chức năng chính là chức năng tái sản xuất ra con người (sinh đẻ), chức năng kinh tế và chức năng giáo dục.

3.2.1. Chức năng tái sản xuất con người

3.2.1.1. Chức năng tái sản xuất con người trước Đổi mới

Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.

Chức năng tái sản xuất ra con người (còn gọi là chức năng sinh đẻ) là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình bởi lẽ, một mặt, chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội là tái sản xuất xã hội về sinh học, duy trì và phát triển dân số; mặt khác thỏa mãn nhu cầu có con của các cặp vợ chồng.

Giống với quan niệm truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam, có con là nhu cầu của các cặp vợ chồng người Dao Quần Trắng. Con cái là nguồn hạnh phúc của vợ chồng và cũng là hạnh phúc của gia đình cùng họ hàng. Như trên đã nói, mục tiêu đầu tiên của hôn nhân là sinh con đẻ cái. Con cái không chỉ để duy trì nòi giống mà con còn là nguồn lao động của gia đình và là nơi nương tựa của cha mẹ khi về già.

Với quan niệm “nhiều con, nhiều của”, trong xã hội truyền thống của người Dao Quần Trắng, các cặp vợ chồng đều mong muốn có thật nhiều con, điều đó làm cho mức sinh của các gia đình thường rất cao nên quy mô gia đình cũng thường rất lớn. Qua số liệu thống kê từ các đợt khảo sát điền dã tại địa bàn, chúng tôi lập được bảng sau.

Bảng 3.9: Số con trong gia đình người Dao Quần Trắng ở Tân Hương (trước 1986)

Stt

Số con trong gia đình

Số lượng

Tỷ lệ %

1

1 con

0

0

2

2 con

3

6

3

3 con

4

8

4

4 con

11

22

5 con

13

26

6

6 con

10

20

7

Từ 7 con trở lên

9

18

8

Tổng

50

100

5

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, về cơ bản các gia đình người Dao Quần Trắng sinh nhều con, trong đó nhiều nhất là từ 4 đến 6 con (chiếm 68%), chỉ có 14% số gia đình có từ 1 đến 3 con, số gia đình có từ 7 con trở lên cũng chiếm số lượng đáng kể (18%), thậm chí có nhiều gia đình còn sinh 10 đến 11 người con.

Trước đây, chỗ chúng tôi nhà nào cũng đẻ nhiều con, có nhà có cả hơn chục đứa con. Có nhiều con thì có nhiều người đi làm, mỗi người một việc càng nhanh. Khi nhà có công việc gì thì nhờ anh em giúp đỡ nhau dễ hơn người ngoài”. (B.T.L, nữ, 70 tuổi).

Trong xã hội của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, do điều kiện kinh tế khó khăn, mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em còn hạn chế nên trẻ sinh ra chết nhiều, do vậy họ cũng muốn đẻ nhiều để bù đắp cho những người con rủi ro. Tâm lý muốn sinh nhiều con còn xuất phát từ những điều kiện tự nhiên nơi cư trú thuận lợi là đất rộng người thưa, kiếm ăn dễ dàng.

“Tôi đẻ gần chục lần, giờ còn có 6 đứa. Ở đây nhiều nhà có trẻ con chết lắm, có đứa được mấy hôm, có đứa được ba tháng. Bây giờ còn có trạm xá và thuốc cho trẻ con chứ trước đây hiếm lắm, chúng tôi chỉ dùng thuốc ở trong rừng cho chúng nó uống thôi” (T.T.S, nữ, 60 tuổi).

Do không có các biện pháp tránh thai hữu hiệu nên các bà mẹ không chỉ đẻ nhiều con mà khoảng cách giữa các lần sinh đẻ cũng rất ngắn, nhiều khi các con chỉ cách nhau có hơn một tuổi.

Tập quán đẻ nhiều con và đẻ dầy đã tác động không tốt đến đời sống gia đình và xã hội. Một mặt, trẻ em sinh ra không được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ, không có điều kiện được học hành làm suy giảm chất lượng dân số. Mặt khác, người phụ nữ bị biến thành cái “máy đẻ”, quanh năm suốt tháng chỉ biết đến sinh đẻ và bận bịu với cảnh con mọn, không tham gia được vào hoạt động kinh tế của gia đình. Từ đó kéo theo mọi gánh nặng trong sản xuất, kiếm sống đều đổ lên vai của người chồng.

Cùng với việc sinh nhiều con, các gia đình đều mong muốn có con trai để nối dòi. Nếu gia đình nào không có con trai thì thường chọn lấy một người con rể ở đời để chăm sóc bố mẹ khi về già. Trong trường hợp này, người được lấy rể đời phải đổi sang họ vợ và được kế thừa tài sản của bố mẹ vợ.

3.2.1.2. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người

Từ khi Đổi mới đến nay, chức năng tái sản xuất con người của người Dao Quần Trắng trên địa bàn nghiên cứu đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi đó thể hiện rò trên các phương diện sau:

* Thứ nhất: Sự độc lập giữa chức năng sinh đẻ với chức năng tình dục

Như trên đã trình bày, một trong những lý do dẫn đến hiện tượng đẻ nhiều trong gia đình truyền thống của đồng bào Dao quần Trắng là chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc phòng tránh thai. Hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục đáng kể do việc áp dụng các biện pháp khoa học tiến bộ trong công việc này. Nếu như trước đây, nhu cầu thỏa mãn tình dục với chức năng sinh đẻ luôn gắn với nhau thì ngày nay, hai quá trình này đã được tách ra. Các cặp vợ chồng có thể đáp ứng nhau về nhu cầu tình dục mà vẫn chủ động được về số con và thời điểm sinh con. Như vậy, sự độc lập giữa chức năng sinh đẻ và nhu cầu tình dục trong gia đình hiện nay đã góp phần to lớn làm biến đổi chức năng tái sản xuất con người của gia đình.

“Trước đây, mấy thôn này (thôn người Dao) đẻ nhiều lắm – chị làm y tế lâu chị biết. Họ bảo là ăn lá rừng để tránh thai nhưng chị thấy chẳng hiệu quả gì cả. Hiện nay, ở đây nhiều dự án về kế hoạch hóa gia đình lắm, các chị thường vào đây để vận động và phát thuốc. Các gia đình vẫn sử dụng thuốc của các chị phát nhưng bọn trẻ nó cũng tự mua nhiều”. (N.T.V, nữ, 51 tuổi, người Kinh làm công tác y tế).

* Thứ hai: Về nhu cầu sinh con

Trong gia đình của người Dao Quần Trắng trước Đổi mới, nhu cầu có con thể hiện trên các phương diện: Phải có con, càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có con trai. Từ sau Đổi mới đến nay, nhu cầu về con đã có sự thay đổi. Mong muốn có con vẫn là nhu cầu của các cặp vợ chồng, của gia đình và của toàn xã hội. Tìm hiểu ở nhiều cặp vợ chồng chúng tôi thấy rằng họ vẫn muốn có con ngay sau khi kết hôn.

“Ai chẳng muốn có con ngay hả anh, có con sẽ sớm ổn định gia đình”. (B.H.V, nữ, 21 tuổi).

“Thằng lớn nhà tôi đã lấy vợ 6 năm rồi mà chưa có con. Tôi cho vợ chồng nó đi chữa mấy nơi nhưng cũng chưa có kết quả gì. Hai em nó đều có con cả rồi và cùng ở với tôi. Năm ngoái, vợ chồng nó xin ra ở riêng, nó không nói gì nhưng tôi thấy nó buồn lắm”. (B.V.K, nam, 52 tuổi).

Đã qua rồi quan niệm “đông con, đông của”. Hiện nay, đa số các cặp vợ chồng không muốn có nhiều con như trước đây nữa, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ.

Bảng 3.10: Số con trong gia đình người Dao Quần Trắng ở Tân Hương hiện nay

Stt

Số con trong gia đình

Số lượng

Tỷ lệ %

1

1 con

10

20

2

2 con

15

30

3

3 con

14

28

4

4 con

6

12

5

5 con

3

6

6

6 con

2

4

7

Từ 7 con trở lên

0

0

8

Tổng

50

100

(Nguồn: Số liệu điều tra 3/2013)

Nhìn bảng số liệu ta thấy, số gia đình chiếm từ một đến hai con chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu (50%), số gia đình 3 con chiếm 28%, số gia đình có 4 con chiếm 12% và vẫn còn có những gia đình có từ 5 đến 6 con. Tuy nhiên, cần chú ý rằng số các gia đình có từ 1 đến 2 con thì phần lớn bố mẹ còn rất trẻ và vẫn có thể đẻ thêm.

Có một điều đáng chú ý ở đây là, tuy số con thực tế của các gia đình đã giảm đi đáng kể, số lượng các gia đình có từ một đến hai con chiếm đại đa số nhưng mong muốn của nhiều gia đình không chỉ dừng lại ở hai con. Một số ý kiến trao đổi từ phía người dân đã chứng minh điều này.

“Tôi thấy chúng nó bây giờ đẻ hai con thì ít quá, có đông con khi nhà có công việc lớn mỗi đứa làm một tí là xong, đỡ vất vả cho chúng nó”. (B.V.T, nam, 65 tuổi).

“Vợ chồng em có hai đứa rồi, em thì vẫn muốn đẻ thêm đứa nữa nhưng vợ em nó không muốn, nó bảo vất vả mới lại đẻ thêm lại vi phạm quy định nên chúng em quyết định thôi”. (Đ.V.Y, nam, 27 tuổi).

“Vợ chồng em được hai đứa con trai rồi, em vẫn muốn đẻ thêm đứa nữa nếu được con gái thì tốt nhưng chồng em không muốn đẻ nữa. Anh ấy bảo bây giờ ít đất không có chỗ ở và ruộng nương cho chúng nó”. (Đ.T.S, nữ, 26 tuổi).

“Tôi nghĩ là nên đẻ ba đến bốn đứa thì vừa, nếu quá đông thì vất vả nhưng hai đứa tôi thấy nó ít quá. Vợ chồng thằng út nhà tôi mới có hai đứa, tôi bảo đẻ thêm nhưng chúng nó bảo thôi”. (T.V.C, nam 53 tuổi).

Như vậy, so sánh số liệu về số con trong gia đình hai giai đoạn trước và sau Đổi mới ta có thể nhận thấy rằng mức sinh của các gia đình người Dao Quần Trắng trong giai đoạn hiện nay đã giảm đi một cách đáng kể. Đặc biệt là trong

những năm gần đây, số người sinh hơn ba con vẫn còn nhưng tỷ lệ đã giảm đi đáng kể.

Sự giảm mức sinh trong các gia đình từ sau Đổi mới có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện khá tốt trên địa bàn. Bên cạnh đó là do nhận thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay về khó khăn vất vả của việc sinh nhiều con nên họ đã chủ động áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng tác động đến mức sinh là chủ trương giao đất, giao rừng và giao ruộng lâu dài cho người dân. Do phần đất tiêu chuẩn của mỗi gia đình có hạn nên khi đẻ nhiều con sẽ thiếu đất để canh tác và để ở.

* Thứ ba: Nhu cầu nhất thiết phải có con trai

Hiện nay, nhu cầu kinh tế của con trai (là nguồn lao động) không còn cấp thiết với đồng bào nữa nhưng quan niệm có con trai để nối dòi, thờ cúng tổ tiên và là chỗ dựa cho bố mẹ khi về già vẫn ngự trị trong đời sống của nhiều gia đình. Chưa có con trai vẫn là gánh nặng tâm lý của không ít các cặp vợ chồng. Quan sát thực tế trên địa bàn chúng tôi thấy rằng, các cặp vợ chồng sinh con thứ ba, thứ tư chủ yếu là do nhu cầu về con trai. Khi trò chuyện với người dân, chúng tôi thu được nhiều ý kiến về vấn đề này.

“Thôn tôi năm ngoái có hai trường hợp sinh con thứ ba, chuẩn bị sắp tới lại trường hợp sinh con thứ 5. Kể ra vợ chồng nó cũng khổ, đẻ bốn bận rồi mà không được đứa con trai. Tôi cũng khổ lây, suốt ngày bị trên nhắc nhở” (Đ.X.K, nam, 49 tuổi, trưởng thôn).

“Vận động thì cứ thế chứ gia đình nào mà chẳng muốn có cả trai cả gái. Em thì con nào em cũng quý nhưng vẫn phải có con trai, mà vợ chồng em phải đẻ bằng được thì thôi” (B.V.B, nam, 27 tuổi).

“Em có hai con gái rồi, vẫn phải sinh cố lấy đứa con trai thôi. Chồng em cũng không ép buộc, nhưng em cảm thấy anh ấy cũng buồn, đặc biệt là những hôm có đám ngồi uống rượu bạn bè hay trêu lắm”. (L.T.Y, nữ, 25 tuổi).

“Em có một con gái, sang năm em sinh đứa nữa, nếu được con trai thì tốt, không được em cũng chỉ đẻ hai đứa thôi, vợ chồng em quyết định rồi, đẻ nhiều vất vả lắm”. (B.T.V, nữ, 21 tuổi).

Qua những ý kiến trên, chúng ta có thể thấy rằng, tuy có sự khác nhau trong quan niệm nhưng một điều rất rò rằng quan niệm nhất thiết phải có con trai (hay chí ít mong muốn có con trai) vẫn còn rất nặng nề.

56

3.2.2. Chức năng kinh tế

Là một chức năng cơ bản của gia đình, chức năng này tạo ra cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát triển. Chức năng này tạo ra sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trong quá trình tạo dựng, tích lũy tài sản và chia sẻ lợi ích. Chức năng kinh tế của gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được chúng tôi tìm hiểu và đánh giá trên các khía cạnh: Phương thức kiếm sống, phân công lao động trong gia đình và cơ cấu chi tiêu của gia đình.

3.2.2.1. Chức năng kinh tế của gia đình trước Đổi mới

Gia đình người Dao Quần Trắng trước Đổi mới là một đơn vị kinh tế thống nhất. Các thành viên trong gia đình cùng sản xuất, cùng hưởng thành quả dưới sự chỉ đạo của người chủ gia đình. Tất cả mọi hoạt động kinh tế từ phương thức kiếm sống, phân công lao động đến chi tiêu đều nhằm đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển.

* Thứ nhất, phương thức kiếm sống của gia đình

Kinh tế gia đình của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trước Đổi mới chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ những năm 1970 trở về trước (khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa xây dựng), cộng đồng người Dao Quần Trắng ở khu vực này thường khai thác ruộng để trồng lúa nước trên các bãi phù sa nhỏ bên bờ Sông Chảy, bên các con ngòi và các thung lũng nhỏ hẹp. Ở những dải phù sa này, đất có độ phì cao nên năng suất lúa rất cao.

“Trước đây, khi chưa có hồ Thác Bà, chúng tôi thường làm ruộng ở các thung lũng và các bãi bồi ven sông và ven ngòi, gia đình nào cũng có ruộng để trồng lúa. Đất ở đây tốt lắm nên vụ nào cũng nhiều thóc”. (B.V.H, nam, 84 tuổi).

Trong nông nghiệp, ngoài lúa nước, đồng bào còn khai thác những sườn đồi để làm nương trồng thêm các loại chè, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu…Chăn nuôi cũng đem lại nguồn thực phẩm thêm cho gia đình trong các ngày lễ tết.

Bên cạnh nông nghiệp, khai thác các sản vật từ tự nhiên cũng đóng góp không nhỏ cho kinh tế gia đình. Đặc trưng của khu vực này là hệ thống các ngòi khe chằng chịt đổ ra sông Chảy có nguồn thủy sản rất dồi dào như cá, tôm, cua, ốc. Nơi đây cũng là khu vực có rừng già với độ che phủ cao nên có nhiều chim, thú và các loại măng, mộc nhĩ, nấm…Từ khi có hồ Thác Bà, một bộ phận dân cư đã chuyển sang khai thác thủy sản ở khu vực ven hồ.

Thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và làm các vật dụng cho sinh hoạt gia đình. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có một số nghề như

57

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí