Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 2


hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững cho đất nước.

Như vậy, với những vấn đề đặt ra ở trên thì việc nghiên cứu sự biến đổi của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian 1988 – 2008 dưới góc độ cơ cấu cũng như tác động của nó đến cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam là không phải không có ý nghĩa. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một trong hai hình thức đầu tư chủ yếu của đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà kinh tế học, cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về FDI nhìn chung xuất hiện khá muộn. Phải từ năm 1988 trở đi và đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu hiện diện và từng bước khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thì hoạt động này mới dần trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Tất nhiên, đối tượng chủ yếu của các chuyên gia này là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về diễn biến của dòng FDI trên thế giới nói chung, về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia khác nói riêng nhìn chung còn ít và chủ yếu đều hướng tới việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam.


Cho đến nay đã có nhiều bài và công trình nghiên cứu khá quy mô về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Về cơ bản, các bài viết và công trình nghiên cứu này có thể chia làm 2 nhóm sau đây:

Thứ nhất, các bài viết và công trình nghiên cứu chung, tổng thể về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Điển hình có thể kể tới các công trình như: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: cơ sở pháp lý, hiện trạng, cơ hội, triển vọng của Nguyễn Anh Tuấn – Phan Hữu Thắng – Hoàng Văn Huấn, NXB Thế giới, 1994; Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Lê Minh Toàn, NXB Chính trị Quốc gia 2004; Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp của Trần Xuân Tùng NXB Chính trị Quốc gia 2005,… Các công trình này đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thuộc về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ chủ trương thu hút FDI của Đảng và Nhà nước Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, cho đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, những thành tựu cũng như hạn chế của Việt Nam trong thu hút FDI, giải pháp cho hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam,… Tuy nhiên, do đây phần lớn là những công trình nghiên cứu dài hơi, có tính khái quát và ở tầm vĩ mô nên chưa có điều kiện phản ánh một cách cụ thể về sự biến đổi của cơ cấu FDI phân theo các tiêu chí khác nhau trong mỗi giai đoạn của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam.

Thứ hai là nhóm các bài viết và công trình nghiên cứu về một khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hoặc mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với các quá trình kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trong nhóm này, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu như: Định hướng phát triển các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Ngô Công Thành (2005); Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


Tống Quốc Đạt (2005); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 2000 của Đỗ Thị Thuỷ (2001); Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam, Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã hội, 2002; Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Lê Xuân Bá (Chủ biên), NXB Khoa học kỹ thuật, 2006; “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, Vò Đại Lược, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3/1997,… đều là những công trình có đóng góp quan trọng về nhiều mặt đối với việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Mặc dù vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, các bài viết và công trình nghiên cứu này cũng mới chỉ điểm qua một cách sơ lược đến thực trạng nguồn vốn FDI qua thời gian, điểm qua tình hình phân bổ nguồn vốn FDI theo ngành kinh tế, theo hình thức đầu tư, theo vùng lãnh thổ, theo đối tác đầu tư; hoặc có đi sâu nghiên cứu thực trạng FDI theo cơ cấu ngành và hình thức đầu tư nhưng lại theo cả một quá trình mà chưa thể hiện được sự biến đổi cụ thể của cơ cấu FDI qua từng giai đoạn phát triển của quá trình thu hút FDI ở Việt Nam.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 2

Ngoài ra, có thể kể tới một số tài liệu của nước ngoài như các báo cáo đầu tư hằng năm của UNCTAD (World Investment Report), báo cáo của JICA (The study on FDI promotion steategy in the Socialist Republic of Viet Nam – Final report, Hanoi),… cũng đề cập tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trên, với đề tài “Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay”, tác giả mong muốn có thể đưa lại một cái nhìn cụ thể hơn về diễn biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài xét dưới góc độ


cơ cấu (từ cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư, phân theo khu vực kinh tế, phân theo vùng lãnh thổ cho đến cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư) ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những tác động của hoạt động này đến cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam trong 20 năm (1988 – 2008). Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, để tiến hành đề tài nghiên cứu này, ngoài những nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tác giả cũng đã có sự kế thừa những kết quả nhất định từ các bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, nhất là những bài viết và công trình có giá trị ở trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam ngay từ khi hình thức đầu tư quốc tế này xuất hiện ở nước ta vào năm 1988 cho đến hết năm 2008. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xem FDI là chủ thể chính, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về sự biến đổi cơ cấu dòng vào của FDI (FDI inflows) ở Việt Nam, tức dòng FDI nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, mà không nghiên cứu dòng ra của FDI (FDI outflows), tức dòng FDI Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Cơ cấu vốn FDI ở đây được hiểu là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự biến đổi giá trị của FDI, sự biến đổi cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư, cơ cấu FDI phân theo lĩnh vực đầu tư, cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ và cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư; đồng thời chỉ ra những tác động mà FDI, với tư cách là chủ thể tác động, tạo ra đối với kinh tế – xã hội Việt Nam.

Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, mặc dù phạm vi không gian chính của đề tài là Việt Nam nhưng để làm rò hơn thực trạng FDI ở Việt Nam chúng


tôi có mở rộng không gian đề tài thông qua việc tiến hành so sánh về tình hình FDI ở Việt Nam với một số nước trong khu vực châu Á. Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài được tác giả giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1988 cho đến hết năm 2008, tức trong khoảng thời gian 20 năm – một con số có thể nói là có ý nghĩa về mặt lịch sử để đưa ra những nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lịch sử. Vì vậy, trong toàn bộ nội dung luận văn, chúng tôi sẽ thống nhất sử dụng hai mốc thời gian này như là điểm đầu và điểm cuối cho phạm vi thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu


4.1. Nguồn tư liệu

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khai thác và sử dụng tài liệu từ 4 nguồn chủ yếu sau đây:

Nguồn tài liệu thứ nhất là các văn kiện chính thống của Đảng và Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam; một số Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng; một số Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cùng với một số lần sửa đổi, bổ sung. Nguồn tài liệu này đề cập đến những chủ trương, phương hướng, chính sách của Nhà nước cũng như pháp luật và những quy định pháp lý khác đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước đến nay.

Nguồn tài liệu thứ hai là nguồn tài liệu sách báo đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nói riêng đã được xuất bản trong vài thập niên trở lại đây. Nguồn tài liệu này không


chỉ cung cấp những số liệu cụ thể, tương đối đáng tin cậy về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam, mà nó còn cung cấp nhiều kiến thức có tính chất nền tảng cũng như chuyên sâu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nguồn tài liệu thứ ba là các báo cáo của một số tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và kinh tế quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD). Các báo cáo này chủ yếu đưa ra những đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới qua các năm; tổng kết tình hình kinh tế thế giới và đánh giá về triển vọng của nền kinh tế thế giới trong những năm tới.

Nguồn tài liệu thứ tư là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số vấn đề của FDI, một số khía cạnh có liên quan đến FDI hoặc là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với một số quá trình kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn là sự thể nghiệm bước đầu của chúng tôi trong việc nghiên cứu một vấn đề thuộc về lĩnh vực lịch sử kinh tế Việt Nam thời hiện đại, mà cụ thể là trong thời kỳ Đổi mới. Xuất phát từ nội dung nghiên cứu của đề tài, khi tiến hành khảo cứu sự biến đổi cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích và phương pháp thống kê so sánh để có thể phác dựng lại một cách tương đối chân thực, đầy đủ và bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự biến đổi của cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian 1988 – 2008.


5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn được bố cục như sau:

Chương 1: Khái niệm, xu hướng vận động của dòng FDI và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Chương 2: Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008

Chương 3: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008


Chương 1‌

KHÁI NIỆM, XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT

NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM


1.1. Các khái niệm


1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Đầu tư nước ngoài, trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đang là một trong những hình thức đầu tư hết sức phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư nước ngoài về cơ bản có thể xem là sự di chuyển các luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI), trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là hình thức đầu tư quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, có lẽ cũng bởi vai trò quan trọng của nó mà đã có nhiều định nghĩa về FDI được đưa ra. Phổ biến và thông dụng hơn cả là định nghĩa của các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí