Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ HỒNG PHÚC


BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NAY


Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Đình Lê


- 2

Hà Nội – 2012


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 12

5. Bố cục luận văn 14


Chương 1


KHÁI NIỆM, XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI

VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM

1.1. Các khái niệm 15

1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên gần đây 19

1.3. Thực trạng vốn đầu tư ở Việt Nam trước Đổi mới và sự cần thiết trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam 26

1.4. Cơ sở tư tưởng và pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

ở Việt Nam 31

1.4. Tiểu kết 38

Chương 2


BIẾN ĐỔI CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008

2.1. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian khởi động và

từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam (1988 – 1996) 41


2.2. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời gian suy giảm của FDI ở Việt Nam (1997 – 2000) 74


2.3. Biến đổi cơ cấu vốn FDI trong thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam (2001 – 2008) 96

2.4. Tiểu kết 123


Chương 3


TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008

3.1. Những tác động tích cực 125


3.2. Những tác động tiêu cực 138


3.3. Tiểu kết 146


KẾT LUẬN


1. Một số đặc điểm về biến đổi cơ cấu vốn FDI ở Việt Nam

từ năm 1988 đến năm 2008 148

2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua 152

3. Kết luận chung 157

PHỤ LỤC 163

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF

International Monetary Fund


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

TNCs

Transnational Corporations


Các công ty xuyên quốc gia

UNCTAD

United Nation Conference on Trade and Development


Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc

WTO

World trade Organization


Tổ chức Thương mại Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 1


MỞ ĐẦU


1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Được khởi xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986), công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam sau hơn 20 năm (1986 – 2008) đã đạt được những kết quả hết sức to lớn trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó những thành tựu về kinh tế là to lớn nhất và quan trọng nhất. Đạt được kết quả to lớn đó là nhờ trong thời gian qua Việt Nam đã không chỉ biết phát huy nội lực mà còn tranh thủ được những nguồn lực từ bên ngoài (hay ngoại lực) cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong khá nhiều các nguồn ngoại lực mà Việt Nam tranh thủ và tận dụng được (như vốn ODA, vốn FII, vốn FDI,…) thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể xem là một trong những nguồn vốn lớn nhất, quan trọng nhất và có những đóng góp thiết thực đối với công cuộc Đổi mới nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói riêng của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Vì vậy nhìn nhận lại quá trình thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam dưới góc độ lịch sử là rất có ý nghĩa.

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam không chỉ là vấn đề của quá khứ mà nó đang và sẽ là vấn đề thời sự của hiện tại và cả tương lai. Ngày nay, khi mà quan hệ kinh tế đang trở thành quan hệ chủ yếu trong các quan hệ quốc tế, sức mạnh kinh tế đang trở thành yếu tố đóng vai trò quyết định đến sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, thì vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam tất nhiên cũng không phải là một ngoại lệ. Thực tế lịch sử cho thấy, trong


quá trình phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay, thậm chí là cả các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), cũng có điểm xuất phát tương đối thấp, nhưng nhờ biết tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn FDI, các nước này đã biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự biến chuyển to lớn về vị thế của chính các quốc gia này trên bản đồ địa – kinh tế, địa – chính trị thế giới. Ở Việt Nam, thời gian qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng. Hiện nay, nguồn vốn này cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể biến nguồn vốn FDI thành “chìa khoá vàng” thực sự cho sự phát triển, như điều mà không ít các quốc gia đã làm được, thì việc nhìn nhận lại quá trình thu hút FDI vừa qua, đặc biệt là dưới góc độ cơ cấu FDI, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình thu hút FDI trong thời gian tới là rất cần thiết.

Mặt khác, hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng đồng thời cũng đặt các quốc gia này trước nhiều thách thức lớn. Song dù thách thức có lớn thì hội nhập vẫn là sự lựa chọn tất yếu, là sự lựa chọn có thể nói là duy nhất, bởi chỉ có hội nhập thì các quốc gia mới có thể tránh được nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, để có thể hội nhập một cách chủ động và hiệu quả thì các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Với điều kiện của Việt Nam hiện nay, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tích luỹ trong nước thì thực sự là điều không dễ dàng. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài thông qua sự phân bổ hợp lý nguồn vốn, nhất là vốn FDI, đang là một vấn đề đặt ra cấp thiết.


Thêm vào đó, thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam thời gian qua đã cho thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài có thể thuần tuý là một hoạt động mang tính kinh tế, nhưng đối với các nước được tiếp nhận đầu tư thì đó không chỉ là một hoạt động mang tính kinh tế với nhiều lợi ích cho nền kinh tế, mà nó còn là một hoạt động mang tính xã hội với nhiều ích lợi xã hội không thể phủ nhận. Là một chủ thể tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng đã đạt được những lợi ích và kết quả nhất định, thậm chí có những thành tựu không phải là nhỏ, thông qua hoạt động này. Trên phương diện kinh tế, đó là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, là sự điều chỉnh và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá,... Trên phương diện xã hội, nó đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho một bộ phận người lao động Việt Nam,...

Tuy nhiên, ở một phương diện khác của vấn đề, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã và đang bộc lộ những mặt trái, những hạn chế và tiêu cực trên một số mặt. Trong đó, thu hút sự quan tâm của chính quyền và dư luận xã hội thời gian qua có thể kể đến những mặt trái, những hiện tượng nổi cộm, “nóng” và mang tính thời sự như: ô nhiễm môi trường; các hiện tượng bất thường như đình công, bãi công; gian lận thương mại; cạnh tranh bất bình đẳng,… Những mặt trái này đã và đang tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải nhanh chóng tìm ra những hệ giải pháp thích hợp không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn để giải quyết tình trạng trên, đồng thời góp phần hạn chế các mặt tiêu cực và làm lành mạnh hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022