Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Bị Hại

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1 của luận văn, học viên đã làm rò được một số vấn đề về bị hại. Bị hại là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Nếu bị hại là cá nhân thì đó là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Trên cơ sở khái niệm bị hại, tác giả luận văn đã làm rò được nội hàm bị hại và sự thiếu thống nhất trong BLTTHS và BLHS về thuật ngữ “bị hại” và “người bị hại”. Từ khái niệm bị hại, luận văn phân tích các đặc điểm, vị trí và vai trò của bị hại, đây là cơ sở để phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác. Theo đó, bị hại chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; thiệt hại do tội phạm gây ra tùy theo chủ thể của bị hại là cá nhân hay cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản còn cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín; thiệt hại của bị hại phải là thiệt hại trực tiếp và cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Xác định bị hại đúng bị hại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc xác định tội phạm, hình phạt và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bị hại. Do đó, việc phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác như người bị buộc tội, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ sở để xác định đúng bị hại, giúp cho việc giải quyết vụ án được toàn diện, triệt để.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bị hại ở Chương 1 này là cơ sở cho việc nghiên cứu quy định của pháp luật về bị hại và đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợi bị hại trong thực tế ở Chương 2.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BỊ HẠI VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN LỢI BỊ HẠI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bị hại

2.1.1. Xác định bị hại trong Tố tụng hình sự

Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Xác định bị hại đúng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bị hại, trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tại mục 1.2 Chương 1 của luận văn, học viên đã phân tích các đặc điểm của bị hại, theo đó để xác định bị hại thì cần dựa vào các đặc điểm của bị hại. Cụ thể, để xác định bị hại trong tố tụng hình sự thì cần các căn cứ sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Thứ nhất, xác định thiệt hại. Thiệt hại được xác định bao gồm: đối với cá nhân là thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản còn đối với cơ quan, tổ chức là thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thiệt hại do tội phạm gây ra là thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng khác với thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS là thiệt hại thực tế xảy ra, thì thiệt hại của bị hại trong vụ án hình sự gồm thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Điều đó có nghĩa thiệt hại thực tế không phải là dấu hiệu bắt buộc của bị hại mà tùy thuộc vào cấu thành của tội phạm. Chỉ cần có tội phạm và tội phạm này có khả năng gây thiệt hại mà không nhất thiết phải là thiệt hại thực tế. Việc xác định mức độ thiệt hại thực tế xảy ra chỉ có ý nghĩa trong việc bồi thường thiệt hại, khôi phục lại những tổn thất mà bị hại phải gánh chịu.

Thứ hai, có tội phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS phải bị xử lý hình sự. Như vậy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi, vi phạm pháp luật hình sự và chủ thể đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tội phạm trước hết phải là hành vi, không có hành vi thì không có tội phạm, đồng thời tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của tội phạm được thực hiện bởi chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi dù có nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi vi phạm pháp luật phải được quy định trong Bộ luật Hình sự. Quy định này nhằm bảo đảm quyền chính đáng của công dân, tránh sự tùy tiện nghi phạm từ các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, có năng lực trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự không đưa ra khái niệm năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có thể hiểu năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển được hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người từ đủ mười bốn tuổi và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ tư, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và tội phạm. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trong các đặc điểm của bị hại thì tính “trực tiếp bị thiệt hại” là đặc trưng của bị hại, là căn cứ để xác định bị hại và phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật hình sự, Tố tụng hình sự không giải thích thế nào là “trực tiếp bị thiệt hại” nhưng ta có thể hiểu “trực tiếp bị thiệt hại” nghĩa là thiệt hại do tội phạm trực tiếp gây ra, giữa hành vi phạm tội và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tuy nhiên, Điều 62 BLTTHS quy định “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra” gây ra các hiểu chỉ cá nhân bị thiệt hại trực tiếp mà thiệt hại của cơ quan, tổ chức có thể bao gồm thiệt hại gián tiếp hay

nói cách khác có bị hại gián tiếp. Theo học viên, cách hiểu như vậy là không phù hợp mà phải xác định bị hại là cá nhân hay cơ quan, tổ chức cũng là chủ thể trực tiếp bị thiệt hại.

Thực tế việc xác định tư cách người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất rò ràng, dễ xác định, còn đối với người tham gia tố tụng là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một số vụ án cụ thể rất khó xác định. Có nhiều trường hợp xác định sai bị hại và có nhiều ý kiến khác nhau.

Xác định bị hại trong trường hợp có nhiều người bị thiệt hại. Trong một một vụ án hình sự, có thể có nhiều người thực hiện hành vi nguy hiểm, cũng có khi chỉ có một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tương tự như vậy, chủ thể bị thiệt hại cũng có trường hợp một người bị thiệt hại hoặc nhiều người cùng bị thiệt hại, mặc dù các thiệt hại có thể là giống nhau hoặc khác nhau. Trường hợp chỉ có một chủ thể trực tiếp bị thiệt hại thì việc xác định bị hại của vụ án không phải là vấn đề khó, nhưng có những vụ án có nhiều chủ thể cùng bị thiệt hại nên việc xác định đúng ai là bị hại còn nhiều quan điểm khác nhau. Bởi bị hại có thể xác định nhầm lẫn với nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thực tế có những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng khó khăn trong việc xác định bị hại. Trường hợp cụ thể như sau: Bà A mua trái phiếu của công ty B trị giá 300 triệu đồng. C là người tư vấn cho bà A. Sau một thời gian mua trái phiếu của công ty B, C làm giả các giấy tờ có chữ ký của bà A để ký hợp đồng bán lại trái phiếu cho Công ty B. Công ty B đã thanh toán tiền mua lại trái phiếu của bà A vào đúng tài khoản của bà A tại Ngân hàng X. Tiếp đó, C đã giả chữ ký của bà A để đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking) của bà A và rút hết khoản tiền 300 triệu đồng tiêu xài cá nhân. Sau khi phát hiện ra, ngân hàng X tố cáo C thì bà A mới biết C đã giả mạo làm các thủ tục để rút tiền của mình. A bị cơ quan tiến hành tố tụng truy tố, xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015.

Trong vụ án này hiện còn có các quan điểm khác nhau về việc xác định bị hại. Trong vụ án, cá nhân bà A là người bỏ tiền ra mua trái phiếu trị giá 300 triệu đồng,

hành vi của C xâm phạm đến quyền sở hữu của bà A. Công ty B mua lại trái phiếu của bà A và thanh toán số tiền 300 triệu đồng cho bà A vào tài khoản của ngân hàng

X. C rút hết số tiền 300 triệu đồng từ ngân hàng X để tiêu sài cá nhân. Có quan điểm cho rằng, bị hại trong vụ án này là Ngân hàng X vì khi A dùng thủ đoạn lập hồ sơ giả để đăng ký dịch vụ ngân hàng Internet Banking để rút tiền của bà A trong tài khoản ngân hàng X. Ngân hàng X đã không kiểm tra đầy đủ giấy tờ khi làm dịch vụ internet banking đã làm mất số tiền 300 triệu đồng của bà A, ngân hàng phải trả lại số tiền trên cho bà A và sau đó ngân hàng X đã bồi thường cho bà A số tiền mà C đã rút là 300 triệu đồng. Vì vậy, ngân hàng X chính là bị hại trong vụ án và thiệt hại của ngân hàng X là 300 triệu đồng.

Có quan điểm cho rằng bà A là người bị hại vì ban đầu bà A mua trái phiếu của công ty B, C đã xâm phạm đến quyền sở hữu của bà A trực tiếp là trái phiếu. Mặc dù hiện tại bà A đã thu hồi lại được số tiền 300 triệu đồng nhưng đó là khắc phục thiệt hại, còn thực tế thì bà A là người đầu tiên và trực tiếp bị thiệt hại do hành vi của C.

Có quan điểm lại cho rằng phải xác định bị hại là Công ty B mới chính xác. Bà A đầu tư 300 triệu đồng để mua trái phiếu tại Công ty B. Việc giao dịch mua bán trái phiếu được xác lập giữa bà A và công ty B đã hoàn thành. Do vậy, theo giao dịch được xác lập này thì công ty B chính là chủ thể thực hiện việc quản lý tài sản đầu tư của bà A, do đó công ty B phải chịu mọi rủi ro phát sinh với phiếu mà bà A đã mua, Và bà A có quyền yêu cầu công ty B đảm bảo các quyền lợi của mình liên quan đến khoản đầu tư này. Khi bà A muốn bán số trái phiếu này thì cũng phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục, điều kiện theo yêu cầu của công ty B. Công ty B đã ký hợp đồng và thanh toán tiền mua lại trái phiếu của bà A khi không kiểm tra, xác minh đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua lại trái phiếu mà đã ký hợp đồng và chuyển tiền mua lại trái phiếu vào tài khoản của bà A ở ngân hàng X. Đối với giao dịch mua bán trái phiếu chỉ phát sinh trách nhiệm giữa công ty B và bà A còn ngân hàng X không liên quan đến giao dịch này. Do công ty B là chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với trái phiếu của bà A và hành vi của C là lừa công ty B mua lại trái phiếu của bà A và công ty B đã chi số tiền 300 triệu đồng, nên trường hợp này bị hại là Công ty B.

Có quan điểm cho rằng, cả bà A, công ty B và ngân hàng X đều là bị hại. Bởi đầu tiên C tác động đến quyền sở hữu của bà A, sau đó có hành vi gian dối đối với công ty B, sau đó lại có hành vi gian dối với ngân hàng X để chiếm đoạt số tiền 300 triệu trên. Vì C tác động trực tiếp đến quyền sở hữu của cả ba chủ thể trên nên cả ba chủ thể trên đều là bị hại.

Theo học viên, trong trường hợp này cần xác định bị hại là bà A vì thực tế trong vụ án này chỉ có một thiệt hại là số tiền 300 triệu đồng bị C chiếm đoạt, nên không thể có ba bị hại. Bà A là chủ sở hữu tài sản này nên khi C bằng hành vi của mình xâm phạm quyền sở hữu của bà A thì bà A là bị hại. Đến cuối, bà A nhận được số tiền 300 triệu đồng thì đây là khôi phục lại thiệt hại của bà A. Ngân hàng X là chủ thể bồi thường cho bà A số tiền 300 triệu đồng nên X là nguyên đơn dân sự, công ty B là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xác định bị hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại do người khác quản lý hợp pháp. Có rất nhiều trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của một người nhưng do người khác chiếm hữu, sử dụng hợp pháp trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp. Tài sản bị thiệt hại khi đang thuộc sự quản lý, chiếm hữu hợp pháp của người khác thì trường hợp này chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp tài sản là bị hại.

Thực tế có trường hợp A là chủ sở hữu tài sản là chiếc xe honda. A gửi xe ở bãi gửi xe của B và bị C trộm cắp tài sản. Trường hợp này, có những quan điểm khác nhau về việc xác định A hay B là bị hại. Có bản án xác định B là bị hại, vì B là người đang trực tiếp quản lý, trông giữ chiếc xe máy (mặc dù B không có quyền định đoạt chiếc xe), A chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bởi vì hành vi của C là lén lút đối với B (người đang trông giữ chiếc xe), chứ không lén lút đối với

A. Có bản án A là bị hại, vì A mới là chủ sở hữu chiếc xe và có quyền định đoạt chiếc xe đó, B là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì đây là hợp đồng gửi giữ tài sản. Học viên đồng ý với quan điểm xác định B là bị hại bởi giả sử, người lén lút chiếm đoạt chiếc xe trong trường hợp này không phải là C mà là A (chủ sở hữu xe) thì sẽ xử lý như thế nào. Trong trường hợp này mặc dù A là chủ sở hữu xe nhưng chiếc xe đang thuộc quyền quản lý của B, nên A lén lút mang xe đi cũng thỏa mãn dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Lúc này, A là người bị buộc tội còn B là bị hại.

Quan hệ của hợp đồng gửi giữ không liên quan đến tội phạm trong trường hợp này. Do đó, việc xác định ai là bị hại không phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu tài sản mà ai là chủ thể trực tiếp bị thiệt hại. Bỡi lẽ, nếu chiếc xe bị thiệt hại thì người trực tiếp bị thiệt hại là B vì B phải bồi thường cho A giá trị của tài sản gửi giữ. Mặc dù chiếc xe thuộc quyền sở hữu của A bị xâm phạm nhưng A không bị thiệt hại mà người bị thiệt hại là B.

Từ trường hợp trên, học viên cho rằng đối với những vụ án mà chủ sở hữu và người quản lý tài sản bi thiệt hại là hai chủ thể khác nhau thì cần xác định người đang quản lý hoặc trông giữ hợp pháp tài sản là bị hại trong vụ án hình sự vì thiệt hại của họ là đối tượng bị tội phạm tác động trực tiếp, tức là có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả của tội phạm gây ra, còn chủ sở hữu tài sản là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Trường hợp không có bị hại: Về nguyên tắc, luôn luôn phải tồn tại bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại trực tiếp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các bản án mà tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (trừ tội khủng bố), các tội phạm về chức vụ (như tội tham nhũng, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ.v.v...), trốn khỏi nơi giam giữ, không tố giác tội phạm, tội đánh bạc thì không có đề cập đến bị hại. Các tội phạm trên xâm phạm đến khách thể được Nhà nước bảo vệ nhưng lại không trực tiếp xâm phạm đến cá nhân, cơ quan, tổ chức nào nên không có bị hại. Cũng không thể xác định Nhà nước là bị hại trong các trường hợp trên vì Nhà nước không phải là cơ quan, tổ chức hay cá nhân được đề cập ở Điều 62 BLTTHS, thiệt hại trong các tội phạm trên cũng không phải là thể chất, tinh thần hay uy tín, tài sản của Nhà nước. Vậy trong các vụ án về các tội phạm trên không cần xác định bị hại.

Đối với những trường hợp không xác định được bị hại: Khác với các loại tội phạm không cần xác định bị hại thì có những trường hợp mặc dù khách thể và đối tượng tác động của tội phạm là tài sản nhưng vẫn không xác định được bị hại. Trong những trường hợp này, vẫn tồn tại vụ án hình sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu của tội phạm. BLTTHS cũng không có quy định phải đình chỉ vụ án khi không xác định được bị hại. Do đó,

trong những trường hợp cụ thể, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn giải quyết vụ án mặc dù không xác định được bị hại.

2.1.2. Tuổi của bị hại

Tuổi của bị hại chỉ đặt ra đối với bị hại là cá nhân. Tuổi của bị hại trong một số trường hợp là dấu hiệu định tội (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 142, 144, 145, 146, 147 BLHS năm 2015), trong một số trường hợp là dấu hiệu định khung hình phạt (giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS, điểm b khoản 2 Điều 127 BLHS năm 2015) hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, người đủ 70 tuổi trở lên tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015). Tuổi của người bị hại thể hiện khả năng phát triển về thể chất và tinh thần của bị hại, mức độ thương tổn về tâm lý và khả năng phục hồi [24]. Tuổi của người bị hại chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội khi bị hại là người dưới 16 tuổi; đối với bị hại là người đủ 70 tuổi trở lên chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội. Tuổi của bị hại còn là căn cứ để xác định người đại diện hợp pháp của bị hại khi tham gia tố tụng. Đối với người bị hại từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 70 tuổi thì tuổi của bị hại không ảnh hưởng đến tính chất của vụ án.

Điều 417 BLTTHS năm 2015 quy định về việc xác định tuổi của bị hại. Quy định này vừa xác định độ tuổi của người bị hại cũng như đối với người bị buộc tội. Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu là căn cứ để xác định tuổi. Trường hợp không có các giấy tờ chứng minh nhân thân trên hoặc các giấy tờ có mâu thuẫn, không rò ràng thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt để làm rò mâu thuẫn hoặc thu thập các tài liệu khác chứng minh về tuổi của người dưới 18 tuổi. Nếu không xác định được cụ thể ngày tháng năm sinh thì tùy trường hợp cụ thể mà lấy ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022