Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của bị hại trong Tố tụng hình sự

1.1.1. Khái niệm bị hại trong Tố tụng hình sự

Bị hại là một trong hai chủ thể chính, quan trọng nhất trong pháp luật hình sự. Bị hại là người bị xâm phạm bởi tội phạm, được pháp luật hình sự quan tâm để bù đắp những tổn thất, thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi bị tội phạm xâm phạm. Bị hại là một trong những người tham gia tố tụng, quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng nhưng trong các văn bản pháp luật, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có nhiều cách hiểu khác, xác định khác nhau và không đầy đủ về bị hại. Do đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng mà một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật.

Pháp luật TTHS và pháp luật hình sự của nước ta không có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ, trong BLTTHS thì gọi là bị hại, còn trong BLHS lại quy định là người bị hại. Pháp luật của các nước cũng không thống nhất trong thuật ngữ này, có nước thì gọi là “người bị hại”, “người tố cáo”, “người bị thiệt hại”, “nạn nhân”, hay “dân sự nguyên cáo”. Bị hại là một khái niệm quen thuộc trong khoa học pháp lý và pháp luật thực định. Dưới những góc độ khác nhau thì bị hại được hiểu theo những cách khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt thì bị hại được được gọi bằng thuật ngữ “người bị hại”. Theo đó, người bị hại là người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến [48]. Theo cách hiểu ngày, người bị hại có thể là cá nhân hoặc tổ chức mà bị thiệt hại. Tuy nhiên, giải thích trên không phân biệt được “hậu quả từ bên ngoài đưa đến” là do người hay do con vật gây ra, hậu quả đó là thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản và giới hạn của thiệt hại. Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “người bị hại” được quy định trong Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao thì người bị hại là cá nhân bị xâm phạm về thể chất, tài sản hoặc

tinh thần [44]. Tiếp đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra [6]. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng đưa ra khái niệmNgười bị hại” theo đó người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra [5]. Như vậy, theo các văn bản trên thì người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Với quy định trên làm cho khoa học pháp lý đưa ra rất nhiều ý kiến về việc có nên thừa nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại trong trường hợp họ bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại hay không. Qua thực tiễn áp dụng BLTTHS và xã hội đã có những thay đổi lớn theo hướng tích cực, xu hướng hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành xu thế tất yếu, việc thừa nhận tổ chức và pháp nhân là người bị hại nhằm góp phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Do đó, thuật ngữ “Người bị hại” trong BLTTHS 2003 đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại” trong BLTTHS năm 2015 [4].

Khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Xuất phát từ khái niệm trên ta thấy, bị hại không chỉ là con người cụ thể, mà bị hại có thể cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Cá nhân bị thiệt hại có thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người bị thiệt hại có thể còn sống hoặc đã chết. Trường hợp bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Thiệt hại gây ra đó là thể chất, tinh thần, tài sản (đối với cá nhân) hoặc thiệt hại là tài sản, uy tín (đối với cơ quan, tổ chức). Thiệt hại có thể là đã xảy ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại, nghĩa là không chỉ khi tội phạm đã hoàn thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa gây ra thiệt hại gì do

những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Như vậy, khái niệm bị hại theo BLTTHS năm 2015 như sau: Bị hại là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Nếu bị hại là cá nhân thì đó là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Từ khái niệm bị hại ta có thể thấy, quyền được công nhận là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng để chủ thể bị thiệt hại được pháp luật bảo vệ và quyền này phát sinh từ khi người này được thừa nhận và đưa vào tham gia tố tụng hình sự với tư cách là bị hại. Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ quy định về nội dung xác định chủ thể là bị hại mà chưa quy định cụ thể về thời điểm, thẩm quyền, trình tự. thủ tục và hình thức xác định tư cách tố tụng bị hại.

Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

1.1.2. Đặc điểm bị hại trong tố tụng hình sự

Từ quy định tại Điều 62 BLTTHS năm 2015 và khái niệm bị hại đưa ra ở mục

1.1.1. nêu trên, có thể thấy bị hại có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Cá nhân bị tội phạm xâm phạm có thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người có năng lực hành vi dân sự một phần, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi tham gia tố tụng hình sự, bị hại là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà còn sống thì tự mình tham gia tố tụng, bị hại là cá nhân chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Bị hại cũng có thể là cơ quan, tổ chức, đây là một quy định mới về bị hại so với BLTTHS năm 2003 và các văn bản tố tụng trước đây. Cơ quan, tổ chức không thể tự mình tham gia tố tụng nên đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ

quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quy định này đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và bảo vệ được quyền lợi của chủ thể bị xâm phạm bởi tội phạm.

Thứ hai, loại thiệt hại do tội phạm gây

Thiệt hại được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại về tinh thần là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm; thiệt hại về tài sản là tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc thiệt hại. Hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc để xác định bị hại, nghĩa là không nhất thiết phải có thiệt hại thực tế mà trong những trường hợp phạm tội chưa đạt do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của tội phạm cũng làm xuất hiện bị hại. Khoản 1 Điều 60 BLTTHS quy định, thiệt hại không chỉ là do tội phạm gây ra mà còn “đe dọa gây ra”. Tuy nhiên, trong cấu thành tội phạm thì có cấu thành hình thức và cấu thành vật chất. Đối với những cấu thành tội phạm hình thức thì khi chưa có thiệt hại thực tế mà chỉ cần “đe dọa gây ra” thiệt hại đã cấu thành tội phạm thì lúc này làm phát sinh bị hại; trường hợp tội phạm là cấu thành vật chất, phải gây ra thiệt hại mới đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải có thiệt hại thực tế mới làm phát sinh bị hại.

Thứ ba, tính chất của thiệt hại

Thiệt hại của bị hại phải là thiệt hại trực tiếp, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Quy định này là sự kế thừa từ Thông tư 16 của Tòa án nhân dân tối cao và là cơ sở để phân biệt giữa bị hại với nguyên đơn dân sự. Trong trường hợp này, đối tượng của thiệt hại đồng thời là đối tượng tác động của tội phạm.

Thứ tư, quyền tham gia tố tụng

Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Bị hại là một chủ thể tham gia tố tụng của pháp luật tố tụng hình sự, mà việc xác định chủ thể tham gia tố

tụng của pháp luật tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện. Các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra (và các cơ quan khác có thẩm quyền điều tra như Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Viện kiểm sát…), Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân. Khi có thiệt hại xảy ra, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định những chủ thể liên quan cần đưa vào tham gia tố tụng để bảo đảm vụ án được giải quyết đúng đắn; khi các chủ thể được đưa vào từng vụ án cụ thể mới trở thành người tham gia tố tụng, trong đó có bị hại.

1.1.3. Vị trí và vai trò của bị hại

Bị hại và người bị buộc tội là hai chủ thể chính và quan trọng nhất của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Bị hại là chủ thể bị tội phạm gây thiệt hại, cần sự quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước giúp họ đòi lại công lý, sự công bằng.

Trong tố tụng hình sự thì có hai nhóm chủ thể có địa vị tố tụng khác nhau đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Bị hại theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là một trong các chủ thể tham gia tố tụng, có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi phán quyết của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị hại là chủ thể mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, họ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong những người tham gia tố tụng. Bị hại là một mắt xích quan trọng của tiến trình chứng minh và giải quyết đúng đắn VAHS [29, 3]. Bị hại không chỉ là chủ thể bị tội phạm gây thiệt hại mà còn là một chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, có vị trí và vai trò quan trọng quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong pháp luật Tố tụng hình sự thì sự tham gia của bị hại vào việc giải quyết VAHS như khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ hay quá trình xét xử tại tòa hầu hết là bị động, các ý kiến của BH không ảnh hưởng đến kết quả của TTHS (trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại). Bản thân bị hại cũng chưa ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò và quyền năng tố tụng của mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Trong tố tụng hình sự, bị hại có vai trò trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội.

Bị hại có vai trò trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Để đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm, đồng thời không làm oan người vô tội thì việc xác định sự thật của vụ án là một trong những điều kiện tiên quyết. Việc xác định sự thật của vụ án là nhằm sáng tỏ các tình tiết khác nhau của vụ án, tức là phải xác định nội dung vụ án đúng với các tình tiết của vụ án như thực tế đã diễn ra trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được. Bị hại là chủ thể bị tác động bởi tội phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản. Do đó, bị hại chứa đựng các thông tin về vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập như dấu vết tội phạm, lời khai, thiệt hại. Như vậy, bị hại và xác định đúng bị hại có vai trò quan trọng trong việc làm rò sự thật của vụ án.

Bị hại có vai trò trong việc xác định tội danh của người bị buộc tội. Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định tùy thuộc vào bị hại mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau. Cùng một hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng khi gây ra thiệt hại cho bị hại ở những độ tuổi khác nhau thì phạm vào những tội danh khác nhau. Chẳng hạn, hành vi xâm phạm tình dục đối với người dưới 13 tuổi thì phạm tội hiếp dâm, từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thì có thể là tội cưỡng dâm, hiếp dâm hoặc giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.

Bị hại có vai trò trong việc xác định hình phạt. Khi cùng một hành vi xâm phạm một khách thể nhưng tùy theo độ tuổi của bị hại hoặc đối tượng bị hại mà cấu thành các tội phạm khác nhau. Khi đó, các loại tội theo các điều luật khác nhau thì người phạm tội cũng chịu hình phạt tương xứng với tội phạm đó. Hoặc, khi bị hại là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già còn là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Như vậy, bị hại còn có vai trò trong việc xác định hình phạt của bị cáo.

1.2. Phân biệt bị hại với người tham gia tố tụng khác trong tố tụng hình sự

Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật; việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể, làm cho việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn diện, triệt để.

Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS năm 2015 thì có 20 người tham gia tố tụng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau, bao gồm người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án; người làm chứng; người chứng kiến; người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội [4]. Tuy nhiên, trong số những người tham gia tố tụng quy định như trên thì bị hại có mối liên quan và cần phân biệt với bị cáo, nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phân biệt bị hại với người bị buộc tội

Trong quá trình tố tụng, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là chủthể xuyên suốt vụ án và thay đổi tên gọi qua các giai đoạn, nhưng được gọi chung là

người bị buộc tội. Tùy vào từng giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án mà ngườibị buộc tội có thể được gọi theo những cách khác nhau. Khi mới bị bắt giữ, người bịbuộc tội được gọi là người bị bắt, kể từ thời điểm bị khởi tố bị can, bị buộc tội sẽ

được gọi là bị can; còn kể từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị buộctội sẽ được gọi là bị cáo. Trong khi đó, bị hại là chủ thể chịu thiệt hại do hành vi của

người bị buộc tội gây ra và chỉ có một tư cách tố tụng là bị hại. Người bị buộc tội là

người trực tiếp gây ra thiệt hại, còn bị hại là người gánh chịu thiệt hại.

Theo BLTTSHS năm 2015 thì người bị buộc tội không chỉ là cá nhân mà có thểpháp nhân thương mại [4]. Cá nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để trở

thành người bị buộc tội phải chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào độ tuổi. Người chưa đủ 14 tuổi chưa phát triển đầy đủ về mặt nhận thức nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi hành động nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi được coi là không không phải chịu trách nhiệm hình sự tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải là người bị buộc tội. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ nên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì họ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171,

173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và Điều 304

của Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, bị hại là cá nhân thì không phân biệt độ tuổi, cá nhân ở độ tuổi nào mà bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản đều là bị hại.

Đối với người bị buộc tội là pháp nhân. Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015 đã quy định: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Tuy nhiên, không phải mọi pháp nhân vi phạm pháp luật hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ có pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Như vậy người bị buộc tội là pháp nhân thương mại là pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến khách thể được BLHS bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự. Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS năm 2015 trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022